Trích từ Dân Chúa

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 1)

Anthony Lê

VietCatholic News (Thứ Ba 10/08/2004 08:55)

LTS: Trong khóa Biện Giải về Tôn Giáo (Apologetics Series) mùa hè 2004 tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA, đề tài đầu tiên được Văn Phòng Đặc Trách về Truyền Giáo của Tổng Giáo Phận Atlanta, Giorgia, chọn có liên quan tới chủ đề: “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, xin được phép dịch lại tám loạt bài có liên quan đến chủ đề vừa kể, do chính tác giả Christopher West viết và trình bày - Anthony Lê dịch ra Việt ngữ.

Mục Lục

  1. Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 1)
  2. Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 2)
  3. Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 3)
  4. Đức Giáo Hoàng về vấn đề giao hợp tình dục (Bài 4)
  5. ĐGH: Bí quyết để có được một đời sống tâm linh gia đình và hôn nhân đích thực (Bài 5)
  6. ĐTC: Độc thân cho Nước Trời và cho sự hoàn thiện về bản năng giới tính của con người (Bài 6)
  7. Thần học về thân xác: một sự giáo dục về nhân bản (Bài 7)
  8. Những điểm nổi bật của Humanae Vitae (về Sự Sống Con Người) (Bài 8)
  9. Khái quát nhìn về lịch sử của Humanae Vitae (về Sự Sống Con Người) (Bài 9)

Christopher West hiện đang là Giám Đốc của Văn Phòng Đặc Trách về Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình của Tổng Giáo Phận Denver. Ông nhận được văn bằng thạc sĩ về thần học từ Viện Đại Học Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Chuyên về Hôn Nhân và Gia Đình. Ông cũng đồng thời là giảng viên tại một số chủng viện và các trường Đại Học Công Giáo.

Qua Phần I này, Đức Thánh Cha đưa ra một cái nhìn về hôn nhân và tình dục, vốn chưa bao giờ được trình bày rõ ràng như trước đây, nhưng lại có một số người đã nhanh chóng lĩnh hội được ý nghĩa chiều sâu về những ý tưởng sâu sắc mang tính cải cách của Ngài. Rất nhiều người chỉ đơn giản cho rằng cách tiếp cận uyên bác của Ngài khó mà có thể lĩnh hội được bởi những người tầm thường. Điều đó không có nghĩa là sứ điệp của Ngài chỉ dành cho giới bác học không thôi, mà nó đòi hỏi, một nổ lực đặc biệt đối với những ai trình bày lại những giảng dạy của Ngài và từ những ai thích cố gắng tìm hiểu, vì chưng những ngôn từ của Ngài chính là bánh thánh được bẻ ra cho tất cả mọi người. Và như đã nói, một loạt bài trình bày sau đây nhằm mục đích diễn giải lại khối văn kiện hùng vĩ đó theo lối giáo lý để mọi người có thể đọc và lĩnh hội được, cũng như chuẩn bị để dành thời giờ nghiên cứu về nó. Tôi xin đoan chắc với các bạn rằng, đó là một nổ lực rất xứng đáng. Một khi các bạn đã lĩnh hội được những gì mà Ngài đang nói, bạn sẽ không bao giờ nhìn thế giới như là cách mà bạn vẫn thường nhìn như trước đây.

Khi bàn về những vấn đề có liên quan tới mặt luân lý của thời đại ngày nay, một vị Hồng Y người Châu Âu mới đây đã nháy lông mày bằng cách nói rằng vấn đề ngừa thai được “liệt kê cuối cùng” trong danh sách về những điều quan trọng. Tương phản với điều này là bản tuyên cáo của Đức Hồng Y Wojtyla nhân dịp kỷ niệm mười năm của hiến chế về Humanae Vitae (Nhân Tính Con Người) rằng vấn đề ngừa thai “tự bản thân nó là một sự vẫy lộn về giá trị và ý nghĩa của nhân tính” (theo Lateranum 44, 1978). Thế Ngài muốn ám chỉ đến điều gì?

Khi còn là một vị linh mục trẻ tuổi, rồi Giám Mục, và sau này là Hồng Y, Karol Wojtyla luôn mãi trầm tư về mầu nhiệm của tình yêu vợ chồng. Ngài được Thiên Chúa ban thưởng với những suy nghĩ chiều sâu hết sức trí tuệ. Chỉ vài tháng ngắn ngủi không lâu sau khi đưa ra bản tuyên cáo trên, Ngài mang tất cả những món quà của Ngài lên sân khấu thế giới với tư cách là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Hai mươi mốt năm sau đó, hơn 2/3 Giáo Hội chưa từng bao giờ chính thức được nghe đến vấn đề về hôn nhân và tình dục, thì nay được chính thức nghe đến từ triều đại giáo hoàng của Ngài.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị dành chọn cả buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 11 năm 1984 để trình bày và giải thích một cách có chiều sâu về mầu nhiệm của hôn nhân và dục tính con người dựa trên quan điểm của Thánh Kinh. Thì đó chính là một tập hợp của những buổi tiếp kiến được thâu lợm lại, và được gọi là “thần học về thân xác,” vốn được dậy khơi lên bởi bản tuyên cáo của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục về Nhân Tính Con Người, qua đó vấn nạn có liên quan đến luật lệ sinh đẻ cần phải được coi trọng “dưới mọi góc độ của con người”. Những bài giảng giáo lý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị về thân xác đưa ra một “viễn cảnh chung cho nhân loại” hay điều mà Ngài gọi là một “sự tương xứng về mặt nhân loại học.” Những hiểu biết sâu sắc và uyên thâm của Ngài đã đưa ra một phạm vi tổng thể hết sức mới mẽ có liên quan đến sự hiểu biết về giảng daỵ của Nhân Tính Con Người và chứng tỏ cho thấy, đó không còn là một vấn đề “kém quan trọng trong danh sách,” mà là một vấn đề rất quan trọng thiết yếu.

Một Sự Tổng Hợp Mới về Phúc Âm

Trong việc cố gắng rao giảng tin mừng và những giảng dạy của Giáo Hội cho những người khác, có bao lần bạn đã gặp phải sự chống đối như là: “Điều đó quá trừu tượng,” hay “Giáo Hội vẫn còn đi rất xa vời với thực tế của cuộc sống thường ngày?” Có lẽ, chẳng cần phải biết gì cả, tất cả chúng ta đều được thừa kế cách giải thích về đức tin mang tính khách quan, hay những cách giáo dục luân lý của Thánh Tôma thành Aquinas. Tuy nhiên, vì não trạng của thế giới hiện đại rất là chủ quan và chỉ biết dựa trên kinh nghiệm, nên những cách giáo dục truyền thống về đức tin thì điển hình vẫn còn quá trừu tượng, vốn chẳng có liên quan gì đến kinh nghiệm thực tế của từng bản thân con người.

Có một nguy hiểm cố hữu trong não trạng của thời đại tân tiến cho rằng việc dựa trên những kinh nghiệm khách quan như là cách duy nhất để xét đoán về hiện tại. Chúng ta đã thấy được sự suy đồi của thuyết tương đối về luân lý của thời đại ngày nay. Tuy nhiên, để “quay về mặt khách quan” không hẳn lúc nào cũng là xấu cả. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều về một người, đã từng nghiên cứu về kinh nghiệm thuần túy của con người. Đó đúng là những điều mà Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã làm trong thần học về thân xác của Ngài. Qua cách tiếp cận về mặt triết học để hiểu biết về con người (xét về mặt hiện tượng học) đã cho phép Ngài hiểu sâu được về bí mật của con người với sự chính xác, rõ ràng và minh bạch vô tiền khoáng hậu. Ngài giúp chúng ta hiểu được những biến chuyển trong chính bản thân nội tâm của chúng ta.

Kết quả đó chính là một sự tổng hợp mới về Phúc Âm mà nảo trạng tân tiến thời nay có thể lĩnh hội được. Người thành thật nhất chính là người biết nhìn nhận ra rằng trái tim mình là một trái tim trần truồng. Nó chỉ đơn giản phản ánh sự thật. Ngài đáp lại rằng: “Tôi có thể nhận ra được điều này,” vì chưng “đây chính là cách mà tôi đã từng kinh qua trong cuộc sống.” Sự tổng hợp mới mẽ “của người theo thuyết nhân cách” không phải là một sự tách rời từ những di sản của Giáo Hội, mà nó chính là một sự phát triển đích thực, thuần túy của thuyết nhân cách. Nó bao gồm cả những quan điểm khách quan và chủ quan của thế giới để đưa ra “một viễn cảnh chung cho nhân loại.” Để đem hai quan điểm đó lại với nhau, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị tránh cả về mặt trừu tượng lẫn chủ nghĩa chủ quan và đưa ra cho chúng ta một ngôn ngữ mới nhằm biết biểu lộ về đức tin-vì chưng đó là một thứ ngôn ngữ mới cần cho việc tái rao giảng phúc âm.

Như các linh mục Hogan và LeVior đã nêu ra trong cuốn sách của các ngài, có nhan đề là Giao Ước Tình Yêu, thì sự liên nối giữa hai cái nhìn của thế giới chính là việc con người chúng ta đã được tạo dựng theo đúng hình ảnh và nhân dạng của Thiên Chúa, vì “đây chính là một sự thật khách quan mà đôi khi nó lại trở thành trung tâm điểm về kinh nghiệm của loài người” (trang 33). Để đi đến việc hiểu biết về kinh nghiệm của riêng bản thân chúng ta, tức kinh nghiệm chủ quan, chúng ta hiểu được một điều gì đó về Thiên Chúa bởi vì chúng ta chính là hình ảnh của Ngài. Và thay vào đó, chính từ trong Thiên Chúa, chúng ta mới có thể tìm thấy được một sự thật cùng đích về chính bản thân chúng ta. Sợi dây kết liên giữa con người với Thiên Chúa, và giữa Thiên Chúa với con người, dĩ nhiên, đó là sự liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô “hoàn toàn tỏ mình ra và chuyển cầu lời mời gọi rất rõ của Ngài cho nhân loại” (theo Gaudium et Spes số 22). Toàn bộ phần giáo lý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị về thân xác chỉ có thể đơn giản được xem la một bài bình luận về đoạn văn bản từ Công Đồng Chung Vaticăn Đệ Nhị.

Nội Dung của Thần Học về Thân Xác

Thần học về thân xác bao gồm một bảng phân tích kiếm tìm của những bản văn kinh thánh mặc khải về mầu nhiệm của thân xác, của tình dục và của hôn nhân theo ba góc độ nhìn nhận chính yếu của con người: khi con người phạm tội tổ tông (Con Người Nguyên Thủy); khi con người cảm nghiệm được lịch sử nhân loại đã bị ảnh hưởng bởi tội lổi, tuy nhiên cũng đã được cứu rỗi bởi chính Thiên Chúa (Con Người Theo Tính Lịch Sử); và khi con người cảm nghiệm được chính mình qua việc thân xác được mặc khải, trổi dậy (Con Người Thời Cánh Chung). Thì đó hình thành nên “sự tương xứng về mặt nhân loại học” của Ngài. Ngài tiếp tục những bài giáo lý của Ngài bằng việc phân tích những đoạn văn kinh thánh nói về ý nghĩa của đời sống độc thân Kitô giáo và hôn nhân của người Kitô giáo dưới cái nhìn của “một viễn cảnh chung cho nhân loại.” Sau đó Ngài kết thúc bằng một bài suy niệm về Nhân Tính Con Người nhằm nêu ra rằng “học thuyết được đựng chứa trong văn kiện này về mặt cơ cấu có liên hệ tới toàn bộ những vấn đề về thánh kinh của thần học về thân xác.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 11/28/84).

Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, bằng việc suy niệm về ba chiều kích “cảm nghiệm” về thân xác, về tình dục, và về hôn nhân, chúng ta có thể khám phá ra được cấu trúc và thực tế sâu sắc về nhân tính con người-chúng ta tìm thấy được chổ đứng của mình trong vũ trụ và thậm chí bị lôi cuốn sâu vào mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi. Làm thế nào có thể hiểu được nó qua ba vấn đề mang tính chất đương thời đó là thân xác, tình dục và hôn nhân? Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chỉ ra cho chúng ta rằng vấn đề về dục tính và hôn nhân không phải là một vấn đề thứ yếu, ngoại lai. Mà thực tế, Ngài nói lời mời gọi về một “tình yêu hôn nhân” được ghi khắc trong thân xác của chúng ta lại là một “yếu tố nền tảng cho sự hiện diện của con người trên thế giới” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 16 tháng 1 năm 1980). Qua ánh sáng của Sách Tiên Tri Ephesia, chương 5, Ngài nói rằng” sự thật cùng đích về “mầu nhiệm vĩ đại” của hôn nhân “là một chủ đề then chốt của toàn bộ mạc khải, là chính hiện thực trung tâm” (Nhân buổi tiếp kiến vào ngày 8 tháng 9 năm 1982).

Và do thế, tất cả những gì mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta trên trái đất này về việc Ngài là ai, về ý nghĩa của cuộc sống, về lý do tại sao Ngài tạo dựng con người, về cách chúng ta phải biết sống ra sao, cũng như về ngày cánh chung, phần nào được đựng chứa qua ý nghĩa của thân xác con người và lời mời gọi người nam và người nữ hãy trở nên “một thân thể” trong hôn nhân. Làm thế nào, hay bằng cách nào? Hãy luôn hướng về Sách Thánh Kinh, Đức Thánh Cha nhắc nhở cho chúng ta rằng mầu nhiệm về người Kitô hữu không thôi lại chính là một mầu nhiệm về hôn nhân-mối hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Phải, kế hoạch của Thiên Chúa từ ngàn xưa chính là lôi kéo chúng ta đến và hiệp thông gần gũi với Ngài-để Ngài “cưới lấy” toàn thể nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu nói về thân xác để chúng ta có thể trở thành “một thân xác” với Ngài (qua Bí Tích Thánh Thể).

Kế hoạch cánh chung của Thiên Chúa như đã được khắc sâu (và mạc khải thông qua) vào mỗi một người nam lẫn nữ và một lời mời gọi chúng ta trở thành “một thân thể” qua hôn nhân. Như Thánh Phaolô đã từng nói, qua trích dẫn từ sách Sáng Thế, “Vì lý do này, mà người nam sẽ rời bỏ cha và mẹ mình, để bám lấy vợ mình, để hai cùng trở nên một. Vì đây chính là một mầu nhiệm cao với, vì nó chỉ về mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài” (Sách Ephesia, đoạn 5 từ câu 31-32).

Và vào những phần trình bày sau về thuyết Thần Học về Thân Xác của Đức Thánh Cha, chúng ta sẽ hiểu rằng Thiên Chúa đã tạo ra “một sự liên kết nên một” giữa người nam và người nữ, vì chưng đó chính là một sự mạc khải nền tảng trong một thế giới được tạo dựng nên bởi mầu nhiệm cực thánh-mầu nhiệm của Sự Sống và Tình Yêu của Chúa Kitô, và kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta để chúng ta cùng sẽ chia trong Sự Sống và Tình Yêu thông qua Chúa Kitô, và một vài người cho rằng vị Giáo Hoàng đã động nhiều đến vấn đề tình dục?

Christopher West

(Còn Tiếp....)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

URL: http://danchuausa.net/than-hoc/duc-giao-hoang-voi-than-hoc-ve-than-xac-phan-1/