Trích từ Dân Chúa

Đức Giáo Hoàng về vấn đề giao hợp tình dục (Bài 4)

Anthony Lê

VietCatholic News (Thứ Sáu 13/08/2004 09:37)

Bài 4 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

LTS: Bài này được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị viết ra vào năm 1960 khi Ngài vẫn còn là vị Hồng Y của Tổng Giáo Phận Krakow, bên Ba Lan. Bài viết được in lại từ cuốn sách có nhan đề “Tình Yêu và Trách Nhiệm.”

Theo ý nghĩa này thì sự giao cấu hoàn toàn lệ thuộc vào quyết định của người nam. Quyết định này chính là kết quả của việc dậy khơi tình dục xảy ra ở người nam chứ không phải ở người nữ, từ đó đưa đến một vấn nạn về tầm quan trọng thực tiển lớn lao nếu xét theo cả hai quan điểm ‎y học lẫn đạo đức học. Đạo đức về tình dục và đạo đức của hôn nhân phải được xem xét kỷ lưỡng qua một số dữ kiện mà khoa tình dục học lâm sàng có thể đưa ra những thông tin chính xác. Chúng ta xem tình yêu như là một khát vọng để cho đi những gì là tốt đẹp nhất cho người mình yêu, nó hoàn toàn tương phản với tính ích kỷ, hẹp hòi. Vì lẽ, qua hôn nhân, cả hai người nam và nữ, không những được hòa quyện lại với nhau về mặt dục tính mà còn về cả những khía cạnh tốt đẹp khác, để qua đó, những điều thiện hảo cũng sẽ được kiếm tìm. Từ quan điểm của người khác phái, cũng như từ quan điểm của lòng vị tha, chúng ta phải cần biết được rằng việc hợp giao tình dục, không chỉ là phương cách để thỏa mãn dục tính tầm thường, thấp kém của riêng mình (tức của người nam) so với người bạn đời của mình bằng mọi giá, mà là đạt đến sự khoái lạc hài hòa giữa hai cơ thể, với sự tham gia trọn vẹn của hai cơ thể. Thì đây chính là một nguyên tắc tiềm ẩn mà chúng ta đã phân tích quá kỹ càng rồi, dẫu rằng nó không loại trừ việc bóc lột hay lợi dụng người khác, dẫu cho đó chính là tình yêu. Trong trường hợp mà chúng ta bàn đến lúc này thì tình yêu đòi hỏi những phản ứng qua lại của người khác phái, đòi hỏi sự tham gia trọn vẹn của người bạn tình.

Các chuyên gia về tình dục học cho biết rằng đường cong của sự gợi dục ở người nữ hoàn toàn khác hẳn so với người nam-nó dâng cao lên một cách rất chậm chạp và rơi xuống cũng rất chậm chạp. Về phương diện giải phẫu học, sự gợi dục xãy ra nơi người nữ, cũng tương tự như ở người nam (tức chung điểm của sự rạo rực, khoái lạc thì nằm vào hệ thống não-tủy sống ở tại điểm S2 nơi người nữ, và S3 nơi người nam). Cơ quan sinh dục của người nữ, như đã đề cập ở trên, phản ứng rất dễ dàng với bất kỳ sự kích thích nào vào các bộ phận của thân thể họ, tới mức độ vừa đủ để chứng tỏ cho thấy sự kích thích của người nữ dâng lên chậm hơn so với người nam. Người nam phải nhận biết được sự khác biệt giữa họ và người nữ để biết vị tha, chứ không phải để thỏa mãn niềm vui khoái lạc cho riêng mình. Tuy nhiên, nó cũng còn bị bức chế bởi sự nhịp nhàng tự nhiên mà cặp vợ chồng phải biết khám phá ra để sự khoái lạc cao điểm diễn ra cả nơi người chồng lẫn người vợ, diễn ra cùng lúc đồng thời, và hòa nhịp với nhau. Hạnh phúc chủ quan mà họ sẽ chia cho nhau, mang một ‎ý‎ nghĩa khoái lạc rõ ràng mà chúng ta thường hay gọi đó chính là kết quả về “hoa trái” của niềm vui, mà cả hai cùng biết cho đi và lãnh nhận. Sự hẹp hòi, ích kỷ, trái lại, thường có khuynh hướng xảy ra nơi người nam, vì lẽ, họ chính là người luôn đòi hỏi để được thỏa mãn, bằng bất cứ giá nào, mặc kệ cho người bạn đời của mình. Thì rõ ràng là, những giảng dạy cơ bản, chính yếu của Giáo Hội về mặt tình dục học không thể nào được đem ra áp dụng nếu như không có chú trọng tới khía cạnh đạo đức.

Việc lơ là hay coi thường với những giảng dạy này của Giáo Hội về mặt tình dục học trong mối quan hệ hôn nhân thì mâu thuẩn lại với những gì tốt đẹp mà người bạn đời của mình đã mang đến qua hôn nhân, cũng như vì sự bền đổ, gắn bó keo sơn của tình yêu hôn nhân đôi lứa. Về mặt tự nhiên, người nam cần phải hiểu rõ rằng rất khó cho người nữ để tự biết đáp ứng hay hiến trọn bản thân họ cho người nam trong mối quan hệ dục tính, khi những rung động về mặt thể xác lẫn tâm lý vốn đã hoàn toàn trái ngược nhau về mặt tự nhiên, do đó, cần phải có sự hòa nhịp, cân đối, với tất cả tình yêu và thiện chí, đặc biệt là về phía người nam, vì họ cần phải biết quan sát cẩn thận về những phản ứng của người nữ. Nếu như người nữ không hài lòng với hành động dục tính thì có nguy cơ là họ sẽ xem đó như là một hành động suy đồi, thấp kém, và vì thế họ sẽ không thể nào hiến mình trọn vẹn được. Thì kinh nghiệm đại loại như thế sẽ dẫn đến những phản ứng cô đọng, rụt rè, sợ hãi, từ đó dẫn đến sự lãnh cảm nơi người nữ. Sự lãnh cảm đó đôi lúc cũng là kết quả của sự ức chế về tình dục nơi người nữ, hoặc nó cũng có thể là sự thiếu dự phần vào hoạt động tính dục của họ. Nhưng nó lại luôn là kết quả về sự ích kỷ, hẹp hòi của người nam, qua việc thờ ơ với những mong muốn chủ quan của người nữ trong khi hợp giao tình dục, và những luật lệ khách quan của tình dục, mà phần thiệt thòi luôn luôn lúc nào cũng thuộc về phía người nữ, để người nam cố tình lấn áp, nhằm muốn đạt đến sự thỏa mãn cho riêng mình, lắm lúc quá tàn nhẫn với người bạn đời của mình.

Thì đối với người nữ, việc giao cấu như vậy sẽ gây ra sự ác cảm nơi họ, vì chưng, họ xem đó như là một hành động dục tính ghê tởm rất khó để mà kiểm soát được, nó còn khó kiềm chế hơn cả những thôi thúc của tình dục. Nó cũng còn có thể gây ra sự rối loạn thần kinh và đôi lúc cũng còn gây ra những rối loạn về cơ thể nơi người nữ (vì lẽ sự nhồi nhét của dương vật người nam ở thời điểm hưng phấn, rạo rực sẽ tạo ra sự viêm nhiễm nơi vùng được gọi là xương chậu nhỏ của người nữ, nếu như sự hưng phấn, rạo rực đó không được dứt điểm bởi sự giảm cương cứng, rất gần với vùng khoái cực của người nữ, thì nó sẽ làm tổn thương chính người nữ). Nếu xét về mặt tâm lý học, thì tình huống như vậy không chỉ gây ra sự lãnh cảm, thờ ơ nơi người nữ mà còn cả sự thù ghét tức thời, liên lũy.

Người nữ sẽ cảm thấy rất khó khăn để họ có thể tha thứ cho người nam một khi họ không tìm được sự thỏa mãn qua việc giao cấu đó. Nó cũng sẽ trở nên rất khó cho họ khi phải cứ mãi chịu đựng như vậy, và nếu như thế, thì sự oán giận của họ qua năm tháng càng chất chồng, và sẽ có lúc bùng nổ. Từ đó, sẽ dẫn đến sự sụp đổ trong hôn nhân. Tuy nhiên, điều này có thể được tránh khỏi qua việc học hỏi và tìm hiểu về tình dục-và qua cách này Cha muốn ám chỉ rằng, người học cần phải học để biết cách cư xử trong các vấn đề có liên quan tới dục tính. Tuy nhiên, nó cần phải được nhấn mạnh lại rằng sự ghê tởm về thể lý không nên được tồn tại trong hôn nhân vì chưng đó không những là yếu tố thiết yếu mà còn là một quy luật phản ánh phụ, mà đối với người phụ nữ, đó chính là cách phản ứng lại với sự ích kỷ, hẹp hòi và tàn bạo; còn đối với người nam, thì đó chính là cách phản ứng lại với sự lãnh cảm, và lạnh nhạt. Thế nhưng, sự lãnh cảm và lạnh nhạt của người nữ, đa phần lại chính là tội lổi của người nam, khi cố đạt được sự khoái cảm cho riêng mình, mặc kệ người vợ mình, một điều mà người nam thường hay tự hào về vì lẽ, trong bất kỳ trường hợp nào, người nam cần phải chấm dứt đi não trạng đó. Thế nhưng, trong một số tình huống khó khăn cụ thể, thì đối với bản chất tự hào không thôi về lâu về dài cũng vẫn chưa đủ - vì lẽ, ai nấy cũng đều biết được rằng sự hẹp hòi, ích kỷ hoặc là làm mù mắt người nam hoặc là trói buộc anh ta và sự tự hào của riêng bản thân mình, mà hậu quả, trái lại, sẽ là một sự tự hào trống rỗng bệnh hoạn, từ đó sẽ khiến cho người nam mất hẳn đi cái nhìn đứng đắn về những người khác.

Cũng tương tự như vậy, sự tử tế theo bản chất tự nhiên của người nữ (qua những gì mà các chuyên gia về tình dục học nói cho chúng ta biết) đôi lúc khiến họ phải giả vờ rằng họ đạt được “sự khoái cảm xấu hổ, gượng gùng” để làm thỏa chí tính tự hào của người nam, và nếu cứ mãi như thế về lâu về dài, thì rất là nguy hiểm, và không mấy lành mạnh cho lắm. Những phân tích trên chỉ là những phương pháp cứu chữa tạm thời, hay là những biện pháp có tính “chữa cháy” mà thôi, do đó, chúng không thể là những giải pháp sau cùng để chấm dứt đi những cảm nghiệm khó khăn, hãi hùng mà người nữ cảm nghiệm qua việc giao cấu. Do vậy, nhu cầu học hỏi và tìm hiểu kỷ càng về tình dục, phải luôn là một tiến trình học hỏi không ngừng nghỉ. Mục tiêu chính của việc đào tạo này chính là làm cho người nam biết nhận thức thấy rõ tội lổi của mình rằng “người bạn đời của mình thì quan trọng hơn là chính bản thân mình.” Sự nhận thức đó không chỉ được đưa ra một cách bất thần và không có dựa trên cơ sở nào cả, thế nhưng nó hoàn toàn dựa trên cơ sở của việc giao cấu thể lý. Nó không chỉ là thế, mà nó còn là kết quả của việc hội nhập những gì đã học hỏi được vào tình yêu. Việc giao cấu tình dục, tự bản thân nó, không dạy gì cả về tình yêu, nhưng chính sự yêu thương mới chính là đức tính thuần túy, xác thực, và tình yêu sẽ tự nó biểu lộ qua những mối quan hệ dục tính giữa những cặp đã thành hôn với nhau cho dù ở bất kỳ nơi đâu. Thì khi đó, tình yêu sẽ đưa ra những “tín hiệu” hay “chỉ thị của tình dục” để làm cách nào mà hai bên có thể thỏa mãn và vừa ‎ý. Nếu không biết học hỏi, qua những góc cạnh như trên, thì sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng.

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

URL: http://danchuausa.net/than-hoc/duc-giao-hoang-ve-van-de-giao-hop-tinh-duc-bai-4/