Trích từ Dân Chúa

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng gởi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

“Chúng con phải nên thánh và phải nên những nhà truyền Giáo”

VATICAN (Zenit.org).- Bản dịch sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới, sẽ được tổ chức tại Sydney, Australia, vào tháng Bảy 2008.

* * *

pope-wyd08.jpg

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1:8)

Các bạn trẻ yêu dấu của Cha!

1. Ngày Thế giới giới trẻ XXIII

Cha luôn luôn nhớ với niềm vui lớn đến những dịp khác nhau chúng ta đã cùng nhau trải qua tại Cologne trong tháng Tám 2005. Khi kết thúc sự bày tỏ không thể quên này về đức tin và sự nhiệt tình vẫn còn ghi khắc trong trí cha và trong tâm hồn cha, Cha đã hẹn gặp lại chúng con trong kỳ qui tụ lần tới sẽ được tổ chức tại Sydney trong năm 2008. Đây sẽ là Ngày Thế Giới Giới Trẻ thứ XXIII và chủ đề sẽ là: “Anh em sẽ nhận sức mạnh khi Thần Khí ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy” ( Cv 1:80} Chủ đề nền tảng của sự chuẩn bị thiêng liêng cho cuộc họp chúng ta tại Sydney là Chúa Thánh Thần và sự truyền giáo. Trong năm 2006 chúng ta đã tập truing sự lưu ý chúng ta về Chúa Thánh Thần như là Thần Khí Chân Lý. Bây giờ trong năm 2007 chúng ta đang tìm kiếm một sự hiểu biết sâu xa hơn về Thần Khí Tình Yêu. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình chúng ta tới Ngày Thế Giới Giới Trẻ 2008 bằng cách suy tư về Thần Khí Sức Mạnh và Chứng Nhân ban cho chúng ta can đảm sống theo Tin Mừng và công bố Tin Mừng cách bạo dạng.

Do đó điều rất quan trọng là mỗi người trong giới trẻ chúng con—trong các cộng đồng chúng con, và cùng với những kẻ trách nhiệm về sự giáo dục chúng con-- sẽ có khả năng suy tư về Tác Nhân Chính của lịch sử cứu rỗi, tức là Chúa Thánh Thần hay là Thần Khí của Chúa Giêsu. Bằng cách này chúng con sẽ có khả năng hoàn thiện những mục tiêu cao cả sau đây: nhận ra căn tính thật của Thần Khí, nhất là bởi nghe Lời Chúa trong sự Mạc Khải của Kinh Thánh; trở nên ý thức rõ ràng về sự hiện diện liên tục, tích cực của Người trong sự sống của Giáo Hội, cách riêng khi chúng con tái khám phá Chúa Thánh Thần là “linh hồn”, là hơi thở sống của chính sự sống Kitô hữu, nhờ các bí tích gia nhập Kitô Giáo--Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể; nhờ đó tăng trưởng trong một sự hiểu biết về Chúa Giêsu trở nên ngày càng sâu xa và vui mừng hơn và, đồng thời, đặt Tin Mừng trong sự thực hành lúc bình minh ngàn năm thứ ba.

Trong sứ điệp này, cha vui mừng cống hiến chúng con một đường nét cho sự suy tư mà chúng con có thể khảo sát trong năm chuẩn bị này. Bằng cách này chúng con có thể trắc nghiệm chất lượng đức tin của chúng con trong Chúa Thánh Thần, tái khám phá đức tin nếu đã bị mất, tăng cường đức tin nếu đã trở nên yếu kém, thưởng thức đức tin như sự giao hảo với Cha và với Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, sự giao hảo được mang lại bởi hành động cần thiết của Chúa Thánh Thần. Đừng bao giờ quên rằng Giáo Hội, trên thực tế chính là nhân loại, tất cả những người chung quanh chúng con bây giờ và những kẻ chờ đợi chúng con trong tương lai, trông chờ nhiều từ giới trẻ chúng con, bởi vì chúng con có trong người chúng con ân huệ cao cả của Cha, là Thần Khí Chúa Giêsu.

2. Lời hứa của Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh

Sự chăm chú nghe Lời Chúa liên quan mầu nhiệm và hành động của Chúa Thánh Thần cởi mở chúng ta đón nhận những sự hiểu thấu linh hứng mà cha sẽ tổng kết trong những điểm sau đây.

Ít lâu trước ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người: “Và đây, chính Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (Luke 24:49). Điều này xảy ra trong ngày lễ Hiện Xuống khi các ông tập hợp cầu nguyện trong Phòng Trên với Đức Trinh Nữ Maria. Sư tuôn đổ Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội mới sinh là sự hoàn thành một lời hứa Chúa đã nói trước nhiều, được loan báo và được chuẩn bị suốt Cựu Ước.

Trên thực tế, ngay từ những trang mở đầu, Kinh thánh giới thiệu thần khí Chúa như ngọn gió “bay lượn trên mặt nước” (x.St 1:2). Kinh Thánh nói Chúa thổi vào lỗ mũi con người hơi sự sống (x. St 2:7), qua đó truyền chính sức sống cho con người.

Sau tội nguyên tổ, thần khí ban sự sống của Chúa được thấy nhiều lần trong lịch sử nhân loại, kêu gọi các tiên tri khuyên dân ưu tuyển trở về với Chúa và trung thành tuân giữ các giới răn của Người. Trong thị kiến thời danh của tiên tri Ezechiel, Thiên Chúa, với thần khí của Người, phục hồi sự sống cho dân Israel, biểu thị qua những “bộ xương khô” ( x. 37:1-14). Tiên tri Joel nói tiên tri một “sự tuôn đổ thần khí” trên tất cả mọi người, không trừ ai. Tác giả thánh đã viết: “Sau đó Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm…Trong những ngày ấy, Ta cũng sẽ đổ thấn khí Ta trên tôi nam tớ nữ” (3:1-2).

Khi “thời gian tới hồi viên mãn” (x. Galatians 4:4), thiên thần Chúa đã loan báo cho Trinh Nữ thành Nadareth rằng, “quyền năng Đấng Tối Cao sẽ đến trên bà và rợp bóng trên bà. Con trẻ sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (x, Luke 1: 35). Trong những lời của tiên tri Isaiah, Đấng Messiah sẽ là một vị trên vị đó Thần Khí Chúa sẽ ngự (x. 11:1-2; 42:1). Đó là lời tiên tri mà Chúa Giêsu đã trưng dẫn trở lại lúc bắt đầu thừa tác vụ công khai của Người trong hội đường thành Nadareth. Truớc sư khâm phục của những kẻ hiện diện, Người nói: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, bởi vì Người xức dầu tấn phong tôi sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó.”

Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết được họ được tha, cho người mù biết họ được sáng suốt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bó một năm hồng ân của Chúa” (Luke 4:18-19; x. Is 61:1-2). Khi nói với những kẻ hiện diện, Người qui chiếu những lời tiên tri này cho chính mình và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vửa nghe” (Luke 4:21). Lại nữa, trước khi chịu chết trên Thánh Giá, Người đã nói với các môn đệ Người nhiều lần về sự đến của Chúa Thánh Thần, “Đấng “Bảo Trợ” với sứ vụ minh chứng cho Người và trợ giúp những kẻ tin bằng cách dạy họ và hương dẫn họ tới sự viên mãn Chân Lý (x. John 14:16-17, 25-26; 15 :26; 16:13).

3. Lễ Hiện Xuống, khởi điểm cho sứ vụ của Giáo Hội.

Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ Người, “Người thổi hơi vào các ông và bảo, ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (John 20:22). Với quyền lực còn lớn hơn Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ trong ngày Hiện Xuống. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ các Tông Đồ; “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ hợp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một” (2:2-3).

Chúa Thánh Thần đã đổi mới các Tông Đồ từ bên trong, làm tràn đầy họ với một sức mạnh ban cho họ lòng can đảm ra di và mạnh dạn công bố rằng “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại!” Không còn sợ hải, các ông bắt đầu nói công khai cách tự tin (x. Cv 2: 29; 4:13; 4:29, 31). Những ngư phủ hoảng sợ này đã trỏ nên những sứ giả can đảm Tin Mừng. Dầu những kẻ thù các ông cũng không hiểu tại sao “ các ông là những người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân” (x. Cv 4:13) mà lại tỏ lòng can đảm như vậy và vui mừng chịu đựng những khó khăn, đau khổ và bắt bớ. Không gì có thể chận đứng các ông. Các ông đã trả lời cho những kẻ ra sức bịt miệng các ông: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” ( Cv 4:20). Đó là cách thức Giáo Hội sinh ra, và từ ngày hiện Xuống Giáo Hội không thôi lan truyền Tin Mừng “cho tới tận cùng trái đất” (Cv 1:8).

4. Chúa Thánh Thần, linh hồn Giáo Hội và nguyên lý hiệp thông

Nếu chúng ta muốn hiểu sứ vụ của Giáo Hội, chúng ta phải trở lui lại Phòng Trên nơi các môn đệ tụ hợp nhau (x. Luke 24:49), cầu nguyện với Đức Maria, người “Mẹ”, trông đợi Thánh Khí đã được hứa trước. Hình ành Giáo Hội non trẻ này sẽ là một cội nguồn liên tục linh hứng cho hết thảy cộng đồng Kitô hữu.

Sự thành công tông đồ và truyền giáo không phải chính yếu do các chương trình và những cách thức mục vụ đã được soạn thảo cách thông minh và “có năng lực”, nhưng đó là hậu quả sự cầu nguyện liên tục của cộng đồng (x. Evangelii Nungtiandi,” 76). Hơn nữa, để cho sứ vụ được hiệu nghiệm, các cộng đồng phải hiệp nhất, tức là, phải có “một lòng một ý” (x. Cv 4:32), và họ phải sẵn sàng minh chứng cho tình yêu và niềm vui mà Chúa Thánh Thần làm thấm nhuần tâm hồn các tín hữu (x. Cv 2>42). Tôi Tớ Chúa là Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng, cả trước khi hành động, sứ vụ của Giáo Hội là minh chứng và sống một cách chiếu sáng cho những kẻ khác.

Để kết thúc sự quan sát vắn tắt này về Lời Chúa trong Kinh Thánh, Cha mời chúng con công nhận Chúa Thánh Thần là ân huệ tối cao Chúa ban cho nhân loại, và do đó là bằng chứng tối cao về tình yêu của Người đối với chúng ta, một tình yêu được diễn tả cách đặc biệt như tiêng “Vâng cho sự sống” mà Chúa muốn cho mỗi thụ tạo của Người. Tiếng “vâng cho sự sống” này gặp được sự viên mãn của nó trong Chúa Giêsu thành Nadareth và trong sự chiến thắng của Người trên sự dữ bằng phương tiện cứu độ. Về phương diện này, chúng ta không bao giờ được quên rằng Tin Mừng Chúa Giêsu, chính xác bởi Thần khí, không thể qui về một sự phát biểu đơn giản sự kiện, vì Tin Mừng có ý nên “tin mừng cho những kẻ nghèo, nên sự giải thoát cho những kẻ bị tù, nên ánh sáng cho những kẻ mù…”Với sức sồng to lớn dường nào điều này được thấy trong ngày Hiện Xuống, vì nó trở thành ân sủng và nhiệm vụ của Giáo Hội đối với thế giới, đó là sứ vụ hàng đầu của Giáo Hội!

Chúng ta là hoa quả sứ vụ này của Giáo Hội nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta mang trong chúng ta dấu ấn tình yêu của Cha trong Chúa Giêsu Kitô tức là Chúa Thánh Thần. Chúng ta không bao được quên điều này, bởi vì Thần Khí Chúa luôn luôn nhớ mọi người, và muốn, cách riêng qua giới trẻ chúng con, khích động gió và lửa một lễ Hiện Xuống mới trong thế giới.

5. Chúa Thánh Thần như “Thầy dạy sự sống nội tại”

Các bạn trẻ thân yêu của cha, ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục hành động với sức mạnh trong Giáo Hội, và những hoa quả của Thần Khí thì dồi dào trong mức độ chúng ta sẵn sàng cởi mở cho sức mạnh này đổi mới mọi sự. Vì lẽ này điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta biết Thần Khí, thiết lập một tương quan với Người và để chúng ta được Người hướng dẫn. Tuy nhiên, tại điểm này một câu hỏi tự nhiên nổi lên: Chúa Thánh Thần là ai đối với tôi? Đây là một sự kiện là đối với nhiều Kitô hữu Người vẫn là “kẻ vô danh vĩ đại”. Đó là lý do tại sao, khi chúng ta chuẩn bị cho Ngày Thế Giới Giới trẻ sắp tới, Cha muốn mời chúng con học biết Chúa Thánh Thần thâm sâu hơn trên mực độ cá nhân..

Trong kinh xưng đức tin của chúng ta, chúng ta công bố: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” ( Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan). Phải, Chúa Thánh Thần, Thần Khí tình yêu của Cha và Con, là Nguồn Mạch sự sống làm chúng ta nên thánh, “bởi vì tình yêu của Chúa được đổ vào trong tâm hồn chúng ta qua Chúa Thánh Thần Đấng được ban cho chúng ta” (Romans 5:5). Tuy vậy, biết Thần Khí thì không đủ; chúng ta phải đón rước Người như kẻ hướng dẫn linh hồn chúng ta, như “Thầy dạy sự sống nội tâm” Đấng đưa chúng ta vào Mầu Nhiệm Ba Ngôi, bởi vì chỉ minh Người có thể mở lòng chúng ta đón nhận đưc tin và cho phép chúng ta sống đầy đủ đức tin mỗi ngày. Thần Khi thúc đẩy chúng ta tới những kẻ khác, thắp lên tong chúng ta ngọn lửa tình yêu, làm chúng ta nên những vị thừa sai đức bác ái của Thiên Chúa.

Cha biết rất rõ là giới trẻ chúng con giữ trong tâm hồn chúng con sự đánh giá cao và tình yêu lớn đối với Chúa Giêsu, và chúng con muốn gặp Người và nói với Người. Trên thực tế, hãy nhớ rằng chính sự hiện diện của Thần Khí trong chứng ta, củng cố, tạo thành và xây dựng con người chúng ta trên chính Con Người Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh. Cho nên hãy để chúng ta nên thân thiện với Chúa Thánh Thần hầu được thân thiện với Chúa Giêsu.

6. Các bí tích Thêm sức và Thánh Thể

Chúng con có thể hỏi, làm sao chúng con có thể cho phép mình được đổi mới bởi Chúa Thánh Thần và tiến triển trong những sự sống thiêng liêng của chúng con? Câu trả lời, như chúng con biết, là đây: chúng ta có thể làm như vậy nhờ các bí tích, bởi vì đức tin được sinh ra và được tăng cường trong chúng ta qua các bí tích, đặc biệt những bí tích gia nhập kitô Giáo; Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, những bí tích bổ sung cho nhau và không xa lìa nhau (x. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 1285). Chân lý này liên hệ ba Bí Tích khởi xướng sự sống chúng ta như những Kitô hữu có lẽ bị xao lãng trong sự sống đức tin của nhiều Kitô hữu. Họ coi những bí tích đó như những biến cố xảy ra trong quá khứ và không có ý nghĩa thật cho ngày nay, như những rễ cây thiếu sự nuôi dưỡng ban sự sống. Điều xảy ra là nhiều giới trẻ cách ly mình khỏi sự sống đức tin sau khi lãnh nhận Thêm Sức. Cũng có những giới trẻ đã không nhận lãnh bí tích này. Nhưng chính nhờ các bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và sau đó, trên một con đường đang tiếp diễn, Thánh Thể, mà Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên con cái của Cha, nên những em trai và em gái của Chúa Giêsu, nên những thành phần của Giáo Hội Người, có khả năng của một chứng nhân thật cho Tin Mừng, và có khả năng thưởng thức niềm vui đức tin.

Do đó cha mời chúng con suy nghỉ về điều cha đang viết cho chúng con. Ngày nay đặc biệt cần thiết tái khám phá bí tích Thêm Sức và vị trí quan trọng của bí tích ấy trong sự lớn mạnh thiêng liêng. Những kẻ đã lãnh nhận các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức nên nhớ rằng họ đã trở nên những “đền thờ của Thần Khí” :Chúa ở trong họ. Phải luôn luôn ý thức điều này và ra sức cho phép kho tàng trong chúng con sinh những hoa quả sự thánh thiện. Những ai đã được rửa tội và chưa nhận lãnh bí tích thêm Sức, hãy chuẩn bị nhận lãnh bí tích ấy vì biết rằng bằng cách này chúng con sẽ trở nên những Kitô hữu “trọn vẹn”, bởi vì Thêm Sức hoàn thiện ân sủng rửa tội (x. Sách giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 1302-1304).

Thêm Sức cho chúng ta sức mạnh riêng biệt để minh chứng cho và làm vinh quang Chúa với toàn diện sự sống chúng ta (x. Romans 12:1). Thêm Sức làm chúng ta ý thức thân tình về sự chúng ta tùy thuộc Giáo Hội, “Thân Thể Chúa Kitô”, chúng ta là những thành viên sống của Thân Thể này, trong sự liên đới với nhau (x. 1 Corinthians 12:12-25).

Bằng cách để chính mình được Thần Khí hướng dẫn, mỗi người đã được rửa tội có thể mang sự đóng góp của mình cho việc xây dựng Giáo Hội nhờ những đặc sủng Thần Khi ban cho, vì “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1 Corinthians 12:7). Khi Thần Khí hành động, Người đem những hoa quả của Ngưới cho linh hồn, tức là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm,trung tín, hiền hòa, và tiết độ” (Galatianms 5:22). Với những ai trong chúng con chưa nhận lãnh bí tích Thêm Sức, cha trải dài một lời mời chân tình chuẩn bị nhận lãnh bí tích ấy, và tìm kiếm sự giúp đở từ các linh mục chúng con. Đó là một dịp đặc biệt ân sủng mà Chúa đang cống hiến chúng con. Đừng làm hỏng cơ hội này!

Cha muốn thêm một lời về Thánh Thể. Muốn lớn mạnh trong sự sống Kitô hữu chúng ta, chúng ta cần được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa Kitô. Trên thực tế, chúng ta đã được rửa tội và thêm sức với một sự nhìn về Thánh Thể (x. Sach giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 1322; Sacramentum Caritatis,”17). “Là cội nguồn và chóp đỉnh” của sự sống Giáo Hội, Thánh Thể là một “lễ Hiện Xuống vĩnh viễn” bởi vì mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần Đấng hiệp nhất chúng ta sâu xa hơn với Chúa Kitô và biến đổi chúng ta trong Người. Các bạn trẻ thân yêu của cha, nếu chúng con thường tham gia trong việc cử hành thánh thể, nếu chúng con dâng một số thời gian của chúng con để chầu Bí Tích Chí Thánh , Cội Nguồn tình yêu là Thánh Thể, chúng con sẽ sở đắc quyết định đầy vui mừng này hầu dâng hiến sự sống chúng con để theo Tin Mừng. Đồng thời chúng con sẽ cảm nghiệm rằng mỗi khi chúng ta không đủ sức mạnh, thì chính Chúa Thánh Thần là Đấng biến đổi chúng ta, làm đầy chúng ta với sức mạnh của Người và làm chúng ta nên những chứng nhân tràn ngập sự sốt sắng truyền giáo của Chúa Kitô phục sinh.

7. Sự cần thiết và sự khẩn cấp của việc truyền giáo

Nhiều giới trẻ quan sát sự sống của mình mà âu lo và nêu lên nhiều câu hỏi về tương lai của mình. Họ hỏi cách áy náy: Làm sao chúng tôi có thể thành công trong một xã hội được đánh dấu bằng rất nhiều bất công nặng nề và rất nhiều đau khổ? Làm sao chúng tôi có thể phản ứng tính ích kỷ và bạo lực thỉnh thoảng xem ra thắng thế? Làm sao chúng tôi có thể làm cho sự sống đầy ý nghĩa? Làm sao chúng tôi có thể giúp thi hành điều ấy hầu những hoa quả của Thần Khí được nói trên, “, “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục,nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” ( Số 6),có thể tràn đầy thế giới mang vết sẹo và mỏng giòn này, là thế giới của giới trẻ hơn hết?

Trong những điều kiện nào Thần Khí ban sự sống của sự sáng tạo đầu tiên và cách riêng của sự sáng tạo thứ hai hay là sự cứu chuộc, trở nên linh hồn mới của nhân loại? Chúng ta đừng quên rằng ân huệ của Chúa càng lớn—và ân huệ của Thần Khí Chúa Giêsu là lớn hơn cả-- thì thế giới càng cần nhận lãnh ân huệ đó và do đó sứ vụ của Giáo Hội làm chứng đáng tin cho ân huệ đó càng lớn và hứng thú hơn. Gíơi trẻ chúng con, qua Ngày Thế Giới Giới Trẻ, nói được đang bày tỏ sự ao ước tham gia trong sứ vụ này. Về phương diện này, hỡi các bạn trẻ yêu quí của cha, Cha muốn nhắc chúng con ở đây về một số chân lý chìa khóa để suy tư.

Một lần nữa cha lập lại rằng chỉ có Chúa Kitô có thể làm đầy những khát vọng thân tình nhất trong tâm hồn mỗi người. Chỉ một mình Chúa Kitô có thể nhân tính hoá nhân loại và đưa nhân loại tới “sự thần thánh hoá của mình”. Qua quyền lực của Thần Khí Người, Người thấm nhiễm chúng ta bằng đức ái thần linh, và điều này làm chúng ta có khả năng yêu người thân cận chúng ta và sẵn sàng phục vụ. Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta, bằng cách mạc khải Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, và chỉ cho chúng ta làm sao nên giống Người hơn hầu chúng ta có thể nên “hình ảnh và khi cụ của tình yêu tuôn trào từ Chúa Kitô “ (“Deus Caritas Est,” 33).

Những người để mình được Thần Khí hướng dẫn hiểu rằng việc đặt mình phục vụ Tin Mừng không phải là một lựa chon thêm, bởi vì họ ý thức về sự khẩn cấp truyền thông Tin Mừng này cho những kẻ khác. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ lại rằng chúng ta có thể làm chứng nhân của Chúa Kitô chỉ khi chúng ta để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vì Người là “ tác nhân chính của sự phúc âm hóa” (x. “Evangelii Nuntiandi,” 75) và “tác nhân chính của việc truyền giáo” (x. Redemptoris Missio,” 21). Các bạn trẻ thân yêu của cha, như những vị tiền nhiệm đáng kính của cha Đức Phaolo VI và Gioan Phaolo II đã nói trong nhiều dịp, rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin là cần hơn bao giờ cho ngày nay (x. “Redemptoris Missio,” 1).

Có những người tưởng rằng trình bày kho tàng quí báu đức tin cho những người không chia sẻ nó có nghĩa là bất bao dung đối với họ, nhưng đây không phải là trường hợp, bởi vì trình bày Chúa Kitô không phải là áp đặt Người (x. Evangelii Nuntiandi,”80). Hơn nữa, đã hai ngàn năm mười hai Tông Đồ đã thí mạng mình để làm cho Chúa Kitô được biết và được yêu. Suốt những thế kỷ từ đó, Tin Mừng tiếp tục lan truyền nhờ những người nam và những người nữ được linh hứng bởi cũng một sự sốt sắng truyền giáo này. Ngày nay cũng có một nhu cầu cho các môn đệ Chúa Kitô, những kẻ không tiếc phí thì giờ và năng lực phục vụ Tin Mừng. Có một nhu cầu cho giới trẻ, những kẻ sẽ để cho tình yêu của Chúa bừng cháy trong mình và sẽ đáp ứng cách quảng đại cho tiếng gọi khẩn cấp của Người, đúng như nhiều vị chân phước và thánh trẻ đã làm trong quá khứ và cũng đã làm trong những thời gian mới đây hơn.

Cách riêng, cha bảo đảm chúng con rằng Thần Khí Chúa Giêsu ngày nay đang mời giới trẻ chúng con làm những kẻ mang tin mừng Chúa Giêsu tới các kẻ đồng thời chúng con. Sự khó khăn mà những người lớn chắc gặp phải khi tới gần phạm vi gới trẻ trong một cách hiểu biết đầy đủ và thuyết phục, sẽ là một dấu chỉ Thần Khí thúc ép chúng con giới trẻ lãnh nhận nhiệm vụ này trên vai chúng con. Chúng con biết những lý tưởng, ngôn ngữ, và cả những vết thương, những sự trông đợi và sự đau khổ… Mỗi người chúng con phải có can đảm hứa với Chúa Thánh Thần chúng con sẽ mang một người trẻ đến với Chúa Giêsu Kitô theo cách chúng con cho là tốt nhất, biết cách “ trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em, nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng” (x. 1 Peter 3: 15).

Để hoàn thiện mục đích này, hỡi các bạn trẻ thân yêu của cha, chúng con phải nên thánh và chúng con phải nên những vị thừa sai bởi vì chúng ta không bao giờ có thể cách ly sự thánh thiện khỏi sự truyền giáo (x. “Redemptoris Missio,” 90). Chúng con đừng sợ nên những nhà truyền giáo thánh thiện như Thánh Phanxico Xavie, ngài du hành kháp vùng Viễn Đông rao giảng tin Mừng tới độ kiệt sức, hay là Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu, ngài là một nhà truyền giáo mặc dâu không bao giờ ra khỏi Dòng Kín. Cả hai vị này là “Những Quan Thầy các xứ Truyền Giáo”. Chúng con hãy sẵn sàng đặt mạng sống chúng con trên đường lối hầu soi sáng thế giới với chân lý Chúa Kitô; sẵn sàng đáp trả với tình yêu cho hận thù và khinh chê sự sống; sẵn sàng công bố niềm hy vọng của Chúa Kitô phục sinh trong mọi góc trái đất.

8. Cầu xin một “lễ Hiện Xuống mới” trên thế giới

Hỡi các bạn trẻ thân yêu của cha, Cha hy vọng thấy rất nhiều người trong chúng con tại Sydney trong tháng Bảy 2008. Đó là một cơ hôi quan phòng để cảm nghiệm sự viên mãn quyền năng của Chúa Thánh Thần. Hãy đến trong số đông ngõ hầu nên một dấu hy vọng và cống hiến một sự nâng đở đáng giá cho cộng đồng Giáo Hội tại Australia đang chuẩn bị đón tiếp chúng con. Đối với giới trẻ của xứ sẽ đón tiếp chúng con, đó là cơ hội bất thường để công bố vẻ đẹp và niềm vui của Tin Mừng cho một xã hội bị tục hóa trong nhiều cách. Australia, như tất cả Châu Đại Dương, cần tái khám phá những nguồn gốc Kitô hữu của mình. Trong tông huân hậu thương hội đồng Giáo Hội tại Châu Đại Dương, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại châu Đại Dương đang chuẩn bị một cuộc tân Phúc Âm Hóa cho dân chúng mà ngày nay đang đói khát Chúa Kitô…Một cuộc Tân Phúc Âm Hóa là điều ưu tiên số một cho Giáo Hội tại châu Đại Dương” (Số 18).

Cha mời chúng con dành thời giờ cho sự cầu nguyện và cho sự đào tạo thiêng liêng của chúng con trong giai đoạn cuối cuộc hành trình dẫn tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới Trẻ XXIII, hầu tại Sydney chúng con sẽ có khả năng đổi mới những lời hứa đã thực hiện trong bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Cùng nhau chúng ta sẽ cầu xin Chúa Thánh Thần, tin cẩn xin Thiên Chúa ban cho ân huệ một lễ Hiện Xuống mới cho Giáo Hội và cho nhân loại trong ngàn năm thứ ba.

Mong sao Đức Mẹ Maria, kết hợp trong sự cầu nguyện với các Tông Đồ trên Phòng Cao, đồng hành chúng con suốt những tháng này và xin được cho hết thảy giới trẻ Kitô hữu một sự tuôn đổ mới Chúa Thánh Thần để đặt tâm hồn họ trên lửa. Hãy nhớ: Giáo Hội tin cậy nơi chúng con! Chúng tôi những Mục Tử, cách riêng, cầu xin cho chúng con có thể yêu và đưa những những kẻ khác tới chỗ yêu Chúa Giêsu càng nhiều càng hay và cho chúng con có thể theo Người cách trung thành. Với những tâm tình này Cha chúc lành hết thảy chúng con với tình yêu sâu xa.

Từ Lorenzago, 20 tháng Bảy 2007

BENEDICTUS PP. XVI

ĐÔ Nguyễn Quang Sách


Đọc thêm:
World Youth Day 2008
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008
Nghe và xem video Bản nhạc chủ đề Sydney 2008: "Receive the Power"
Lời và Nốt Nhạc Bài Hát Chủ Ðề Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Tại Sydney 2008
Ngày Quốc tế Giới Trẻ nhắm rao giảng tình yêu Thiên Chúa cho các bạn trẻ, Lm Ðặng Thế Dũng
Ngày Giới Trẻ Thế Giới đặt trọng tâm vào Tình Yêu, Phụng Nghi
Sứ Điệp ĐTC Gừi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sysdney 2008, Linh Tiến Khải

URL: http://danchuausa.net/than-hoc-tu-duc/su-diep-cua-duc-giao-hoang-goi-cho-ngay-gioi-tre-the-gioi-2008-tai-sydney/