Trích từ Dân Chúa

Phép Thánh Thể hình thành nên Giáo Hội (Phần II)

Anthony Lê

Lược trích bài phỏng vấn với Cha Phaolô McPartlan về việc chia sẽ trong Cuộc Sống của Đức Kitô

LONDON (Zenit.org 27/02/2005).- Phép Thánh Thể chứa đựng nhiều chất bổ dưỡng để nuôi sống và tha thứ cho chúng ta, để cung cấp cho chúng ta thêm sức mạnh và đoàn kết chúng ta lại với nhau; cũng như hướng dẫn và bảo vệ chúng ta trên con đường lữ hành về Nước Chúa.

Đó là lời nhận xét của Cha Phaolô McPartlan, Giáo Sư về Thần Học Tín Lý tại trường Đại Học Luân Đôn, và Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban về Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh Vaticăn, và là tác giả của cuốn sách có nhan đề: “Bí Tích Cứu Chuộc: Dẫn Nhập vào Học Thuyết về Bí Tích Thánh Thể trong Giáo Hội” (Sacrament of Salvation: An Introduction to Eucharistic Ecclesiology) (do nhà xuất bản T&T Clark phát hành).

Ngài đã chia sẽ với hãng tin Zenit làm thế nào mà Giáo Hội được quyền đặc biệt tối cao để biết Chúa Kitô và để cùng chia sẽ với cuộc sống của Người, cuộc sống của một sự hiệp thông thật sự và trọn vẹn.

Hỏi (H): Thưa Cha, đâu là ý nghĩa quan trọng của việc Đức Thánh Cha chọn Năm Này chính là Năm của Phép Thánh Thể?

Cha McPartlan (T): Thưa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị muốn đưa Giáo Hội tiến vào thiên kỷ mới một cách vững mạnh. Để dành ra một năm xoay quanh về mầu nhiệm của Phép Thánh Thể, chính là một phần tất yếu của kế hoạch này, vì lẽ, Phép Thánh Thể chứa đựng nhiều chất bổ dưỡng để nuôi sống và tha thứ cho chúng ta, để cung cấp cho chúng ta thêm sức mạnh và đoàn kết chúng ta lại với nhau; cũng như hướng dẫn và bảo vệ chúng ta trên con đường lữ hành về Nước Chúa. Chính Chúa Giêsu cùng đồng hành với chúng ta và chúng ta đã nhận ra Ngài qua việc Ngài bẻ bánh, như là các vị tông đồ đã chứng kiến tại Emmau.

Trong Tông Thư (apostolic letter) rất xúc cảm và sâu sắc “Novo Millennio Ineunte” (Tiến về Thiên Niên Kỷ Mới), Đức Thánh Cha đặc biệt nêu ra một “thách đố lớn” mà chúng ta phải diện đối ngay từ lúc bắt đầu một thiên niên kỷ mới, cụ thể là việc phải biến Giáo Hội “chính là ngôi nhà và là trường học của sự hiệp thông” nếu chúng ta thật sự mong muốn “được trung thành vào kế hoạch của Thiên Chúa và đáp lại những khao khát thầm kín nhất (deepest yearnings) của thế giới.”

Thế giới đang kiếm tìm và mong mõi cho sự hòa bình và sự hiệp thông thật sự nơi các gia đình, nơi hàng xóm, nơi các quốc gia và các gia đình nhân loại. Con người kiếm tìm những mối quan hệ để cải thiện đời sống trong bất kỳ tình huống nào, và sự đoàn kết sẽ mang lại sự đa dạng trọn vẹn. Thì đây chính là mầu nhiệm của sự hiệp thông, được bắt nguồn từ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Chỉ có Chúa Kitô, Người đã đến và mang theo những bí mật về đời sống của Thiên Chúa, hầu giải tỏa những bí ẩn và chỉ chúng ta thấy được thế nào là một sự hiệp thông thật sự. Giáo Hội được quyền đặc biệt tối cao để biết Chúa Kitô và để cùng chia sẽ với cuộc sống của Người, cuộc sống của một sự hiệp thông thật sự và trọn vẹn. Việc chúng ta thường xuyên lên Rước Lễ từ Giáo Hội là nguồn duy nhất và thật sự, thì đó chính là sự mong ước lớn lao mà thế giới này đang phải kiếm tìm.

Các giáo xứ, các địa phận và toàn thể mọi cơ cấu của Giáo Hội phải thật sự trở nên những mô hình, kiểu mẫu tốt đẹp, phải kiếm tìm những mối quan hệ nhằm cải thiện và nâng cao đời sống, qua chính sức mạnh của Phép Thánh Thể. Thì đây chính là một lời mời gọi hết sức lớn lao, chính là ngọn đèn sáng để chúng ta mỗi ngày luôn nghiệm lại chính bản thân chúng ta về tất cả những gì mà chúng ta đang làm.

Hơn nữa, việc chúng ta lãnh nhận Phép Thánh Thể là để giúp chúng ta biết đáp trả với những nhu cầu đang trông đợi của thế giới ngày nay. Chúng ta không nên giữ Phép Thánh Thể chỉ cho riêng mình, mà phải biết cho đi, để biết sống đúng với trách nhiệm và sứ vụ mà Thiên Chúa đã trao ban.

Năm Thánh Thể chính là thời gian để canh tân lại trong niềm vui sướng về món quà thiêng liêng chúng ta đã nhận lãnh được, để biết cam kết luôn với sứ vụ của riêng từng người trong chúng ta trên thế giới này.

(T): Thưa Cha, có một người cho rằng sự thiếu tôn trọng về Thân Thể của Chúa Kitô cũng tương xứng với sự thiếu tôn trọng về đời sống con người. Thế làm cách nào mà chúng ta nên nhìn lại chúng ta và những người khác theo đúng với ánh sáng của Phép Thánh Thể?

(T): Thưa, trong Thư Thứ I gởi cho các Tín Hữu Corinthô, chương 11, câu 29, Thánh Phaolô đã nói rằng: “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân Mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình.” Thì điều đó có nghĩa rằng: không những chúng ta phải xứng đáng để lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, mà chúng ta còn phải biết tôn trọng các thành viên của Thân Mình chứ không được làm bẻ mặt những người nghèo khổ.

Sự tôn trọng dành cho Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể phải được gắn kết với sự tôn trọng dành cho Chúa Kitô trong chính bản thân của chúng ta. Có một đoạn văn trích từ Tông Vụ của Công Đồng Vaticăn II về Giáo Hội trong thời đại mới, “Gaudium et Spes” (Tin Mừng và Hy Vọng), số 22, dạy chúng ta rằng: bằng sự nhập thể, Người Con Một của Thiên Chúa đã tự đoàn kết chính Mình với mỗi một con người trên thế giới này.

Dung mạo của Chúa Kitô được phản chiếu và khúc xạ (refracted) qua rất nhiều khuôn dạng khác nhau của cộng đồng nhân loại, và việc tôn trọng Ngài chính là phải tôn trọng toàn bộ sự sống của nhân loại. Khi cử hành Thánh Lể Giáng Sinh, thì đó là lúc mà Người Con Một của Thiên Chúa đã xuống trần gian, mặc lấy xác phàm của con người, để trở nên yếu đuối, mỏng dòn như mỗi một người trong chúng ta. Trong Phép Thánh Thể, Ngài trở thành những nguyên vật liệu (staples) khiêm tốn của đời sống con người, tức là bánh và rượu. Trong thế giới chung quanh chúng ta, Ngài hiện diện khắp mọi nơi, như đã được mô tả trong sách Phúc Âm Máthêu, chương 25, từ câu 31 đến câu 46 rằng Ngài luôn hiện diện với những ai đang phải đau khổ, như những nạn nhân của cuộc thảm họa Tsunami vừa qua.

Chúng ta cần phải giữ tất cả những sự hiện hữu này lại cùng với nhau, để biết tôn trọng Ngài và tất cả những ai mà Ngài thương mến. Hơn thế nữa, việc Chúa Giêsu sẳn sàng hiến dâng chính mình Ngài cho chúng ta qua Phép Thánh Thể, thì đó là một lời nhắc nhở không ngừng đối với chúng ta để chúng ta tự biết hiến dâng chính chúng ta cho những người khác, đặc biệt là những ai đang phải sa cơ, bước lỡ, bởi vì việc cho đi chính là việc trở nên giống với Thiên Chúa, giống với Chúa Kitô.

Và để kết thúc, tôi xin trích dẫn lại một đoạn rất hay của Thánh Leo, vốn cũng đến từ Thánh Augustinô, trong “Lumen Gentium” số 26 rằng: “việc chúng ta chia sẽ vào chính Mình và Máu của Chúa Kitô chẳng có một ảnh hưởng nào hơn chính là để hoàn thành việc hoán chuyển vào chính những gì chúng ta đã lãnh nhận.”

(Hết)


Đọc Phần I | Phần II

URL: http://danchuausa.net/tai-lieu-thanh-the/phep-thanh-the-hinh-thanh-nen-giao-hoi-phan-ii/