Trích từ Dân Chúa

Phép Thánh Thể hình thành nên Giáo Hội (Phần I)

Anthony Lê

Lược trích bài phỏng vấn với Cha Phaolô McPartlan về Tâm Điểm của Phép Bí Tích

LONDON (Zenit.org 26/02/2005).- Nhà thần học gia nổi tiếng và cũng là vị được thăng Chức Hồng Y Phó Tế người Pháp, Henri de Lubac, đã mô tả về Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất như là thời kỳ mà “Phép Thánh Thể hình thành nên Giáo Hội,” còn Thiên Niên Kỷ Thứ Hai thì “Giáo Hội cấu thành nên Phép Thánh Thể.”

Cha Phaolô McPartlan là Giáo Sư về Thần Học Tín Lý tại trường Đại Học Luân Đôn, và Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban về Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh Vaticăn, và là tác giả của cuốn sách có nhan đề: “Bí Tích Cứu Chuộc: Dẫn Nhập vào Học Thuyết về Bí Tích Thánh Thể trong Giáo Hội” (Sacrament of Salvation: An Introduction to Eucharistic Ecclesiology) (do nhà xuất bản T&T Clark phát hành), chính Ngài cũng đồng ý rằng cả hai lời phát biểu trên của vị Hồng Y quá cố Lubac vẫn còn đúng mãi cho đến ngày nay [Đức Hồng Y Lubac chết vào ngày 4 tháng 9 năm 1991 tại Paris, Pháp Quốc].

Hỏi (H): Thưa Cha, Phép Thánh Thể đóng vai trò như thế nào trong đời sống của Giáo Hội?

Cha McPartlan (T): Thưa, Phép Thánh Thể chính là trung tâm điểm trong đời sống của Giáo Hội và tạo cho Giáo Hội có được một nhân dạng, hay một bản thể. Giáo Hội chính là Thân Mình của Chúa Kitô, và như Thánh Augustinô đã từng giảng dạy cho chúng ta biết được rằng, khi chúng ta lãnh nhận Mình của Chúa Kitô, chúng ta có thể trở nên trong chính Thân Mình của Ngài, vì lẽ, “Hãy là những gì mà chúng ta thấy, và hãy nhận lấy những gì mà chúng ta được tạo dựng nên.” Toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội chính là tất cả những gì mà chúng ta có thể lãnh nhận qua Bí Tích Thánh Thể, vì chính bí tích này đã đổi mới đời sống chúng ta để nên giống với Chúa Kitô; hay nói cách khác là Phép Thánh Thể giúp làm canh tân Giáo Hội.

Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói trong phần mở đầu của Hiến Chế về Phép Thánh Thể “Ecclesia de Eucharistia,” rằng: “Cuộc sống của Giáo Hội chính là bắt nguồn từ Phép Thánh Thể.” Cuộc sống mà chúng ta sẽ chia trong Chúa Kitô chính là cuộc sống của Một Thiên Chúa Ba Ngôi, bởi vì Chúa Kitô, chính là Người Con Yếu Dấu được nhập thể, để cho cuộc sống của nhân loại được dự phần một cách hoàn hảo hơn vào đời sống của một Thiên Chúa Ba Ngôi. Thì lời đáp trả khi chúng ta sắp sửa lãnh nhận/rước Phép Thánh Thể thật sự rất có ý nghĩa, chúng ta nói rằng chúng ta đang lãnh nhận Phép Thánh Thể. Lời đáp trả đó mang một ý nghĩa trọng tâm hết sức quan trọng. Chúng ta lãnh nhận chính Chúa Kitô, thế nhưng cuộc sống mà Ngài sẽ chia cho chúng ta lại chính là một cuộc sống hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa - thì đó chính là lời gọi mời chúng ta hãy bước qua cái chủ nghĩa cá nhân, của mỗi người trong chúng ta, và để giúp chúng ta được gần gũi nhau hơn, như đúng là một Giáo Hội vậy!

Phép Thánh Thể canh tân món quà thiêng liêng nhất để mang chúng ta lại với nhau trong cùng một Giáo Hội, và chiều kích của Phép Thánh Thể nơi cộng đoàn chính là một sự quan trọng vô biên nhất. Đó chính là những cộng đồng thật sự, và suy cho cùng, là một Giáo Hội tổng thể, để cùng đón nhận Phép Thánh Thể, chứ không phải chỉ dành cho riêng cá nhân nào đó. Chúng ta phải nên luôn luôn ý thức và nhạy cảm đối với những ai lãnh nhận Mình Thánh Chúa, vì chưng, Phép Thánh Thể canh tân đời sống của chúng ta như là những người anh-chị-em, để biết chăm sóc cho nhau, và cùng nhau làm việc để làm chứng cho một đời sống hiệp thông trọn vẹn nơi Vương Quốc của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, cuộc sống của chúng ta trong Chúa Kitô được bắt đầu bằng Phép Rửa Tội, và có rất nhiều người cho rằng việc nhấn mạnh vào Phép Thánh Thể có thể khiến cho Giáo Hội ngày càng bị phân tán khỏi ý nghĩa quan trọng nhất của Phép Rửa Tội trong việc hình thành nên Giáo Hội. Do thế, chúng ta phải cần tránh những suy nghĩ như vậy.

Phép Rửa Tội và Phép Thánh Thể được mang đến cho chúng ta bởi chính Chúa Kitô và vì thế sẽ không bao giờ có việc đối lập hay căng thẳng nhau, do vậy, việc quan trọng là chúng ta phải biết học hỏi, hiểu biết để làm thế nào mà tất cả chúng ta đều trở nên một với nhau. Những gì mà Phép Rửa Tội đã khởi xướng trong cuộc sống của chúng ta, thì Phép Bí Tích Thánh Thể lại giúp làm canh tân, cũng cố, thêm sức mạnh và cứu sống chúng ta. Lấy ví dụ như, cứ mỗi lần lên lãnh nhận Phép Bí Tích Thánh Thể thì cả thảy chúng ta đều được rửa sạch bằng chính máu của Con Chiên, như trong Sách Khải Hoàn, chương 7, câu 14 đã từng nói, thì việc rửa sạch đó chính là hình thức canh tân lại chính dòng nước mà chúng ta đã lãnh nhận qua Phép Rửa Tội. Chúng ta cũng đừng bao giờ quên rằng, Phép Thánh Thể chính là sự tha thứ, được diễn tả một cách đặc biệt khi chúng ta lãnh nhận và uống cả hai loại nước từ chính cúp (cup) của Thiên Chúa.

Nếu hiểu theo một ý nghĩa nào đó, thì Phép Thánh Thể chính là Phép Bí Tích làm sống động và tươi mát lại những ơn huệ mà chúng ta đã lãnh nhận được qua Phép Rửa Tội mãi cho đến khi chúng ta chết đi. Vì lẽ, khi chúng ta cầu nguyện cho một người qua đời, chúng ta thường cầu nguyện rằng: “Qua Phép Rửa Tội, người ấy cùng chết với Chúa Kitô, để cùng thông hưởng sự phục sinh và sống lại với Người.”

(T): Thưa Cha, khi nói “Giáo Hội hình thành nên Phép Thánh Thể” và “Phép Thánh Thể làm nên Giáo Hội” thì điều đó có nghĩa là gì?

(T): Thưa, cả hai cụm từ này được đặt ra bởi vị thần học gia nổi tiếng người Pháp của Dòng Tên là Henri de Lubac (1896-1991), Ngài là người tiên phong đầu tiên về việc canh tân Giáo Hội tại Công Đồng Chung Vaticăn II, và gần cuối đời đã được tấn phong lên chức Hồng Y của Giáo Hội.

Dĩ nhiên, là hai câu nói đó, quả là không sai tí nào. Tuy nhiên, Ngài nghĩ rằng trong thiên niên kỷ đầu tiên, và đặc biệt vào thời đại của các Cha Giảng Dạy Giáo Lý của Giáo Hội thời sơ khai, thì “Phép Thánh Thể làm nên Giáo Hội;” trong khi đó vào thiên niên kỷ thứ hai thì “Giáo Hội hình thành nên Phép Thánh Thể.”

Thật là rõ ràng qua chính tiêu đề trong Hiến Chế (encyclical) về Phép Thánh Thể của Đức Thánh Cha mà chúng ta đã nhiều lần đề cập đến, đặc biệt là sau Công Đồng Vaticăn II, nhờ công trình của vị Cố Hồng Y de Lubac và những người khác, mà chúng ta có được một cái nhìn rõ ràng hơn về thời của các Đại Giáo Phụ (patristic) trong Giáo Hội. Cả hai cụm từ trên là nhằm phân biệt ra hai cách nhìn nhận khác nhau của Giáo Hội. Nếu chúng ta nói rằng Phép Thánh Thể làm nên Giáo Hội, thì có nghĩa là chúng đã hiểu rõ rằng Giáo Hội, tự bản thân, chính là một gia đình của các cộng đồng Thánh Thể, một sự hiệp thông với các giáo hội tại địa phương, theo đúng với khuôn mẫu của các Đại Giáo Phụ trong Giáo Hội.

Tuy nhiên, vị Hồng Y de Lubac đã cho chúng ta thấy được rằng chiều kích của cộng đoàn về Phép Thánh Thể đã chịu nhiều đau khổ vì những tranh cãi về Phép Thánh Thể vào đầu thiên niên kỷ thứ hai. Phần lớn, ai cũng nghĩ rằng việc bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu của Chúa Kitô mà thôi, chứ không hề biết rằng Giáo Hội một khi đã lãnh nhận những ơn huệ được hoán chuyển đó, để rồi tự bản thân Giáo Hội cũng được hoán chuyển trong Chúa Kitô.

Phép Thánh Thể ngưng việc nặng hình ra Giáo Hội và đã trở nên một trong 7 Phép Bí Tích mà Giáo Hội cử hành. Chính vì thế, Giáo Hội hình thành nên Phép Thánh Thể, là vì lý do đó.

Những yếu tố về pháp lý bắt đầu giúp hình thành nên Giáo Hội, và hình ảnh chuẩn mực của Giáo Hội trong thời đại kinh viện chính là một viện có hình chóp, với vị Giáo Hoàng là đầu. Công Đồng Vaticăn II đã phải vật lộn (grapple) làm thế nào để hội nhập hai hình ảnh đó của Giáo Hội thành một, và đó vẫn còn là một chuyện thời sự mãi cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng Công Đồng đã cho thấy ý muốn khẳng định lại các quan điểm thuộc thời của các Đại Giáo Phụ của Giáo Hội. Ngày hôm nay, khi nói tới Giáo Hội, với tư cách là sự hiệp thông trong Phép Thánh Thể cùng với các giáo hội tại địa phương, thì cách nói này mang một ý nghĩa quan trọng của việc hiệp nhất, đại đồng (ecumenically).

(T): Thưa Cha, đâu là những tiến bộ trong việc bàn thảo hiệp kết về Phép Thánh Thể?

(T): Thưa, Công Đồng Chung Vaticăn II diễn ra phần lớn dựa trên tình thần của sự đại đồng, hiệp kết, thì đó chính là một nguồn thúc đẩy cho đạo Công Giáo, và để cho mọi người hiểu được Giáo Hội Công Giáo chính là gì. Đặc biệt là vị thần học gia người Pháp thuộc Dòng Đa Minh là Yves Congar (1904-1995), một người tiên phong vĩ đại khác của Công Đồng, người đã cổ võ cái suy nghĩ cốt yếu này. Kể từ Công Đồng, đã có một số lời phát biểu được đồng ý dựa trên tình thần hiệp thông về Phép Thánh Thể đã được phát hành ra, với sự đón nhận nồng nhiệt của các gia đình Kitô giáo trên khắp cả thế giới khi hiểu rằng Phép Thánh Thể phần nào đó chính là một mầu nhiệm của Giáo Hội. Nếu chúng ta muốn tìm sự đoàn kết trong Giáo Hội, thì chúng ta cần phải nghiêm túc nghĩ đến Phép Thánh Thể.

Dẫu rằng chưa có một sự đồng ý trọn vẹn về Phép Thánh Thể, thì chúng ta có thể tin chắc rằng đã có những tiến bộ để dẫn đến sự hiểu biết trọn vẹn và sâu lắng hơn về Phép Bí Tích nhiệm mầu này. Thật đáng buồn khi có những quan điểm đã được từ bỏ trong quá khứ, này lại cứ diễn ra lại, và cứ tưởng như là chúng ta tái khám phá ra những quan điểm này, nhưng thật ra chỉ là sự cổ võ về sự hiểu biết ngày càng gia tăng mà trước đây chúng chỉ là những điều vẫn còn tranh cãi. Những quan điểm mà tôi muốn nhấn mạnh chính là sự liên kết giữa Phép Thánh Thể và cộng đồng Giáo Hội, Chúa Thánh Thần và tương lai, tức những quan điểm của Thánh Kinh và truyền thống.

Nếu trong thời gian quá khứ vừa qua, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng Phép Thánh Thể như là dịp để mỗi người trong chúng ta có được một sự gặp gỡ thân mật riêng với chính Chúa Kitô và được dưỡng nuôi qua Bữa Tiệc Ly, thì chúng ta bây giờ biết cách mở rộng hơn về bức tranh hẹp này. Trong Phép Thánh Thể, Chúa Kitô chính là Người dưỡng nuôi Giáo Hội, và mỗi một người trong chúng ta chính là các thành viên của Giáo Hội. Phép Thánh Thể cũng chính là dịp để Chúa Thánh Thần được tỏ rộ, để không chỉ hoán chuyển lễ vật về bánh và rượu mà còn hoán chuyển luôn cả những ai lãnh nhận. Cuối cùng, thì đây không chỉ là việc nhớ lại sự kiện trong quá khứ, mà là một sự nếm thử (foretaste) trước về Nước Thiên Đàng.

Một đoạn trích trong Bản Báo Cáo của Lima vào năm 1982 về “Phép Rửa Tội, Phép Thánh Thể và Sứ Vụ” từ Công Đồng Của Các Giáo Hội Thế Giới, mà Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn dự phần vào, đã nêu ra 3 điểm rất hay đó là: “Chúa Thánh Thần thông qua Phép Thánh Thể mang đến một sự nếm thử trước về Nước Thiên Đàng: tức Giáo Hội nhận được đời sống tạo dựng mới và những bảo chắc cho việc Thiên Chúa sẽ quay trở lại.”

Một câu khác cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết đúng đắn về khía cạnh hy tế của Phép Thánh Thể đó là: “Phép Thánh Thể là một phép bí tích về sự hy tế duy nhất của Chúa Kitô, để bất kỳ sống trong Phép Thánh Thể, đều có thể chuyển cầu cho chúng ta.”

(Còn tiếp)


Đọc Phần I | Phần II

URL: http://danchuausa.net/tai-lieu-thanh-the/phep-thanh-the-hinh-thanh-nen-giao-hoi-phan-i/