Trích từ Dân Chúa

Thần khí đem lại phúc lợi chung đến cho mọi người

Tú Nạc

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- Năm B (Acts 2: 2-11; Psalm 104; Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20:19-23)

Trong một thế giới hẹp hòi, cố chấp và đối kháng sâu sắc, nhu cầu về Thần Khí của Thiên Chúa không bao giờ nhạy bén hơn. Nhiều sai lầm cá nhân đã bảo thủ những ý kiến một cách trầm trọng như thể ý định của Thiên Chúa và là chân lý duy nhất.

Sự cảm nghiệm về Thần Khí thường được hiểu như một xác nhận thuộc quan điểm riêng của con người và những xét xử hoặc một sự ban ơn về trật tự đã được thiết lập. Kèm theo là sự hiểu lầm về Thần Khí thường là một “sai lầm – không – có – lẽ phải” mà năng lực trí tuệ muốn tìm cách để gạt sang một bên, coi thường hoặc đàn áp những ai nhìn sự việc một cách khác đi.

Nhưng Chúa Thánh Thần không quan tâm đến bất kỳ về những sự việc này. Sau khi xuống vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần, điều này đã tạo ra một công việc hết sức nhanh chóng về những rào cản thuộc loài người mà đã chia rẽ mọi người trên căn bản của sắc tộc, giai cấp xã hội, tôn giáo và giới tính. Một số người đã được mở ra trước sức mạnh dẫn đường của nó trong lúc một số khác kháng cự với tất cả những gì mà họ có thể. Hoàn toàn giống với thời buổi của chúng ta. Thật đáng tiếc, chẳng may, đối với nhiều người Thần Khí đa phần vẫn là ý niệm thần học và là một điều khoản của niềm tin thay vì một sự sống và trải nghiệm hân hoan của cuộc sống mới trong Vương quốc của Thiến Chúa.

Trong Sách Công vụ của các Tông đồ, sự hiện xuống của Thần Khí là một âm thanh trung thực và trưng bày sán lạn. Nó mang đến sức mạnh và hiệu quả của nó hầu như cấp kỳ và quảng bá. Điều này đặt trong sự tương phản rõ nét trước sự riêng tư và cho đi lặng lẽ hoàn toàn của Thần Khí trong Tin mừng của Thánh Gioan. Trong Tin mừng này, chúng ta không nghe điều gì về việc làm tiếp nối của Thần Khí và các tông đồ dường như đã trở lại với đời sống thường lệ của họ. Trong Sách Công vụ Tông đồ, tuy nhiên, họ không bao giờ nhìn lại quá khứ - họ làm chứng cho Tin mừng và sự hướng ngoại từ Jerusalem cho tới ngày tận thế xa xôi. Việc đọc hiểu lời tuyên bố của Thánh Phêrô gửi đến chúng ta là một thông điệp thần học tối quan trọng. Mối bất hòa và sự phân tán của loài người đã được biểu đạt trong câu chuyện Tháp Babel trong kinh Cựu ước Sáng thế là sự hiện hữu được thay đổi. Nhân loại là sự sống hợp quần và hiệp nhất. Sự hòa giải, gắn kết và hiệp nhất là chìa khóa đặc thù của việc làm Thần Khí và nó khá dễ dàng để tìm ra công trình của đích thân Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Bất cứ điều gì thiên về chiều hướng của sự ly tán, bè phái, độc đoán và ích kỷ tiến hành chiến tranh với Thần Khí của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô đưa ý chủ yếu này trong lá thư của mình gửi tín hữu Côrintô. Thần Khí phải làm chủ hoặc cai quản bởi không ai và không bao giờ được quen thói ích kỷ, hoặc những biểu hiện tự cao, tự đại. Chuyển động của Thần Khí luôn hướng về ích lợi chung – một lý tưởng mà chẳng may đã vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Trong cộng đồng này đã tạo ra bởi Thần Khí thì không ai là không quan trọng hoặc thấp hèn mặc dù tính đa dạng bề ngoài của nó vì chúng ta ai nấy nỗ lực làm việc cho cùng một mục đích. Thần khí dạy chúng ta hỗ tương và hợp tác thay vì sự thống trị hoặc dùng quyền lực áp đặt, chi phối và tính nguyên tắc này là căn bản cho bất kỳ cộng đồng đáng tin cậy nào.

Như Chúa Giêsu truyền hơi thở trên các môn đệ đầy sửng sốt trong căn phòng từ trên cao hiếm có xảy ra rằng đây là một sự diễn lại những hàng phi lộ của Sách Sáng thế (Book of Genesis). Tiếng Do thái và Hy Lạp “yếu tính/ spirit” và “hơi thở/ breath” là sự đồng nhất trong cả hai lời giao ước – Cựu ước và Tân ước. Hơi thở thiêng liêng sẽ đem lại trật tự và sự hòa hợp vào thế giới hỗn độn loài người trong một phong cách hồi tưởng hành động khởi thủy của sáng tạo. Hơi thở hoặc yếu tính của Thiên Chúa cho chúng ta đời sống nhưng nó không bao giờ là cách duy nhất đối với chúng ta, vì Chúa Giêsus thốt ra những lời về sứ vụ của họ ngay cả khi Người truyền hơi thở trên họ. Thần Khí của thiên Chúa sinh động và năng động cả hai trong sự sáng tạo và đời sống nhân loại, nên họ phải dọn ra khỏi thế giới này để sống, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsus đã làm và để tiếp tục công cuộc của Người. Nhưng việc thấu hiểu, nắm bắt Thần Khí với cái tôi ích kỷ và sợ hãi có thể nguy hiểm cho chính mình và cho người khác. Lịch sử, từ cổ chí kim, đều chống chất những điển hình bi thảm.

Làm thế nào để chúng ta có thể nhận thức rõ “yếu tính” mà thi thố đối với sự chú ý của chúng ta? Chúng ta nghi ngờ bất cứ hoạt động nào về “yếu tính” điều đó dường như kích thích những sợ hãi, đánh giá và thành kiến của chúng ta. Phải chăng sự thôi thúc tinh thần này dẫn đến việc hàn gắn, hòa giải và hiệp nhất? Phải chăng nó phục vụ lợi ích chung? Phải chăng nó quan tâm đến tha nhân, nhất là những người bị coi thường và bị đuổi xua? Thần Khí sẽ chắc chắn dẫn dắt chúng ta về miền thanh thản và khi chúng ta được mở ra và sẵn sàng để được dẫn dắt, chúng ta có thể thực sự là công cụ thuộc về Thiên Chúa. Được vẻ vang với Thần Khí của Thiên Chúa cho phép chúng ta chữa lành lặn vết thương trên hành tinh của chúng ta và khôi phục nhân loại để hiệp nhất và hòa hợp với nhau cùng với Đấng Tạo Hóa.

Nguồn: Regis College – The School of Theology

Jos. Tú Nạc, NMS

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/than-khi-dem-lai-phuc-loi-chung-den-cho-moi-nguoi/