Trích từ Dân Chúa

Một Mầu Nhiệm gần gũi Chúa Nhật Ba ngôi

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

ROMA (9.6.2006) - Bài giảng giải của Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, cha giảng Phủ Giáo hoàng, về bài đọc Tin Mừng Chúa nhật này trong ngày lễ trọng Ba Ngôi Chí Thánh: Một Mầu Nhiệm gần gũi Chúa Nhật Ba ngôi

Sự sống kitô hữu phát triển trọn vẹn trong dấu chỉ và sự hiện diện của Ba Ngôi. Lúc rạng đông sự sống, chúng ta được rửa tội “ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,” và lúc kết thúc, bên giường nằm chúng ta, người ta đọc những lời này: “Hỡi linh hồn kitô hữu, hãy đi ra khỏi thế gian này nhân danh Thiên Chúa, Cha Toàn Năng Đấng đã dựng nên ngươi, nhân danh Chúa Giêsu Kitô Đấng đã cứu chuộc ngươi, và nhân danh Chúa Thánh Thần Đấng thánh hoá ngươi.”

Giữa hai lúc thái cực này, có những lúc khác được gọi là “quá độ” những lúc mà, đối với một người Kitô hữu, được đánh dấu bởi sự kêu xin Ba Ngôi. Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, các vợ chồng được kết hợp trong hôn nhân và các linh mục được giám mục hiến thánh. Trong quá khứ, những khế ước, những câu văn và tất cả mọi văn kiện quan trọng thuộc đời sống dân sự và tôn giáo đã khởi sự nhân danh Ba Ngôi.

Do đó, không phải là điều thật, là Ba Ngôi là một mầu nhiệm xa xôi, không liên quan tới sự sống hằng ngày. Ngược lại, Ba Ngôi là ba nhân vật “thân tình “ nhất trong dời sống: Ba Ngôi không ở ngoài chúg ta, như một người vợ hay người chồng, nhưng ở trong chúng ta: Ba Ngôi ở lại trong chúng ta” (Ga 14:23); chúng ta là “đền thờ “ của Ba Ngôi.

Nhưng, tại sao các Kitô hữu tin vào Ba Ngôi? Không phải đã đủ khó để mà tin rằng Thiên Chúa hiện hữu sao, và chúng ta còn thêm Người là ‘một và là ba”? Những người Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là một và là ba bởi vì họ tin tin rằng Thiên Chúa là tình yêu! Mặc khải về Thiên Chúa như tình yêu, như Chúa giêsu dạy, đã “bắt buộc” người ta nhìn nhận Ba Ngôi. Đó không phải là một phát minh nhân bản.

Nếu Thiên Chúa là tình yêu, người phải yêu một kẻ nào đó, Không có tình yêu “trong cõi trống trơn,” mà không có đối tượng. Nhưng Thiên Chúa yêu thương ai để được gọi là tình yêu. Con Người? Nhưng con người chỉ hiện hữu mới hàng ngàn năm, không hơn. Vũ trụ? Vạn vật? Vạn vật đã chỉ hiện hữu mới hàng tỉ năm. Trước đó, Thiên Chúa yêu ai, ngõ hầu có khả năng tự định nghĩa là tình yêu? Chúng ta không thể nói Người đã yêu chính mình, bởi vì đó không phải là tình yêu nhưng là tính ích kỷ và tính quá tự mê.

Đây là câu trả lời của mặc khải Kitô hữu. Thiên Chúa là tình yêu bởi vì từ đời đời người có “trong lòng mình” một đứa con, Ngôi Lời, kẻ yêu thương với một tình yêu vô tận, tức là, với Thánh Thần. Trong mọi tình yêu, luôn có ba thực tại hay chủ đề: Người yêu, người được yêu, và tình yêu hiệp nhất họ.

Thiên Chúa người Kitô hữu là một và ba bởi vì Người là sự hiệp thông của tình yêu. Trong tình yêu sự hiệp nhất và tính đa dạng được hoà giải; tình yêu xây dựng sự hiệp nhất trong sư đa dạng: sự hiệp nhất của những ý nghĩ, của tư tưởng, của ý muốn; tính đa dạng của những chủ thể, của những tinh khí và, trong lãnh vực nhân bản, giới tính. Về điều này, gia đình là hình ảnh ít bất toàn nhất của Ba Ngôi. Không phải là chuyện ngẫu nhiên khi dựng nên đôi nhân bản đầu tiên Thiên Chúa đã nói: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1: 26-27).

Theo những người vô thần hiện đại, Thiên Chúa không là gì hơn là một sự phản chiếu mà con người làm về chính mình, như một người làm lẫn lộn với một người khác chính hình ảnh của mình phản chiếu trong một dòng suối. Điều này có thể thật đối với bất cứ một ý nghĩ nào khác về Thiên Chúa, chớ không đối với Thiên Chúa người kitô hữu. Con người cần gì phải phân chia mình ra làm ba :Cha, Con và Thánh Thần, nếu Thiên Chúa thật sự không hơn là sự phản chiếu mà con ngừoi làm về chính hình ảnh của mình? Giáo lý về Ba Ngôi, tự nó, là phương thuốc trị tốt nhất thuyết vô thần hiện đại.

Quí vị thấy tất cả sự này là khó quá không? Quí vị đã hiểu ít phải không? Tôi sẽ nói với quí vị đừng âu lo. Khi người ta đứng trên bờ một hồ nước hay trên bãi biển, và muốn biết cái gì ở trên bờ bên kia, điều quan trọng nhất không phải làm nhạy bén sự sáng của mình và cố gắng chăm chú nhìn về phía mặt trời, nhưng vào trong một chiếc thuyền đưa người ta tới bờ bên kia.

Với Ba Ngôi, điều quan trọng nhất không phải là ngẫm nghĩ về mầu nhiệm, nhưng ở lại trong đức tin của Giáo Hội, đó là con thuyền đưa người ta tới Ba Ngôi.

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/mot-mau-nhiem-gan-gui-chua-nhat-ba-ngoi/