Trích từ Dân Chúa

Luôn mãi tìm Chúa

FX Trọng Yên, OP

CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN (A)
1 các Vua 3: 5, 7-12; Tv 119; Rôma 8: 28-30; Matthêu 13: 44-52

Anh chị em thân mến,

Tháng 7 có vẻ như là tháng đọc về các dụ ngôn. Đây là tuần thứ 3 chúng ta được dịp suy niệm về những câu chuyện của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng:"Nước Trời giống như..."

Có người bạn thuê một đĩa phim và khuyên tôi nên xem. Tôi nhớ đó là phim "Everest" (đỉnh núi cao nhất thế giới), và phim dựa trên một câu chuyện có thật. Chuyện nói về một nhóm người leo lên đỉnh núi này và gặp biết bao gian khó. Trong khi họ đang tiến lên đỉnh núi thì gặp một cơn bão và họ bị mất phương hướng nên phải dừng lại tại chổ. Cơn bão quá lớn nên toán cứu nạn không đến được chổ họ và có một số thành viên leo núi tử vong. Có một người tưởng đã chết nhưng lại còn sống. Ông ta phải bị cưa vài ngón chân và ngón tay do bị đông cứng.

Khi phỏng vấn viên hỏi người leo núi bị nạn: "Ông có trở lại leo núi này nữa không?" Ông ta không ngần ngại trả lời ngay: "có chứ". Người phỏng vấn hỏi tiếp: "Tại sao, vì ông đã suýt bị chết trên núi đó cơ mà?" Người kia trả lời: "Tôi phải leo núi. Vì khi leo núi tôi có những giây phút rất sống động vô cùng quý giá. Trong những giây phút ở trên núi, tôi cảm nhận được mọi sự rất khác không như trong cuộc sống đời thường. Nếu ông có ở trên núi, cả đời sống của ông sẽ bị thay đổi do ảnh hưởng của những kinh nghiệm sống ấy. Leo núi làm tôi thay đổi cách nhìn về đời sống trong gia đình, trong công việc. ..và tất cả."

Tôi không hiểu người leo núi muốn nói gì. Nhưng với tôi leo núi như là một việc làm thật xuẩn động. Tôi sợ độ cao. Nên môn leo núi nằm ngoài sự hiểu biết của tôi. Nhưng tôi biết chắc rằng nếu những vận động viên leo núi khác nghe ông ta nói họ cũng sẽ gật đầu đồng ý với ông ta. Bởi lẽ họ cùng là VĐV leo núi với ông ta, và họ hiểu cách nhìn của ông ấy.

Tôi nghĩ cũng như cái nhìn của Chúa Giêsu trong những dụ ngôn Ngài dùng để giảng dạy. Chúa Giêsu biết Chúa Cha và đời sống của Thiên Chúa như thế nào. Ngài muốn chia xẻ với các môn đệ của Ngài. Ngài dùng dụ ngôn để làm điều đó. Ngài dùng dụ ngôn như hôm nay để giảng dạy các môn đệ Ngài. Khi Chúa Giêsu kết thúc dụ ngôn về người kiếm được kho vàng trong một thửa ruộng, người thương gia đi tìm ngọc quý, và người chài được vô số cá trong lưới. Ngài hỏi các môn đệ: "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp "Thưa hiểu".

Có thể các môn đệ không hiểu tất cả những điều Chúa Giêsu chia xẻ với các ông về Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa, và các ông sẽ dần dần hiểu Ngài. Các ông là những người "trong cuộc", vì các ông sống với Chúa Giêsu, các ông thấy Ngài làm phép lạ, và nghe Ngài giảng dạy để giúp các ông hiểu về đường lối và đời sống của nước trời, là nước Ngài diễn tã trong các dụ ngôn. Khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói với các người ngoại cuộc, họ không hiểu gì vì lòng trí họ không đón nhận lời Ngài như các môn đệ hiểu Ngài. Các dụ ngôn ấy có vẻ huyền bí, lạ lùng, không có ý nghĩa gì đối với họ. Cũng như người leo núi bi suýt chết mà vẫn còn muốn leo núi lại. Còn đối với tôi. Kẻ ngoại cuộc nên không hiểu ông ta được.

Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận đi vào thế giới các dụ ngôn. Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đang chia xẻ sự thật với chúng ta. Chúng ta tin vào sự khôn ngoan trong các dụ ngôn. Đó là sự khôn ngoan chúng ta không có được và không tự mình tìm được. Dụ ngôn ngày hôm nay là câu chuyện của cuộc sống chúng ta. Hình như chúng ta đang vấp phải một vấn đề lạ lẫm, như chuyện người tìm ra được một kho vàng, và đời sống người đó hoàn toàn thay đổi. Qua dụ ngôn chúng ta cũng đã tim được một kho vàng, nó có thể thay đổi đời sống chúng ta. Đó là của quý nhất mà chúng ta tìm được. Giống như người trong dụ ngôn hôm nay. Chúng ta hy sinh những gì chúng ta có để mua lấy những của quý mà chúng ta tìm được. chúng ta muốn mua tất cả ruộng, chúng ta không muốn sống theo cách nhìn của người đời trong đời sống hàng ngày.

Sau khi chúng ta "mua cả thửa ruộng", chúng ta sống ngay thật, mặc dù chúng ta không có sai lầm gì trong nghề nghiệp chúng ta. Chúng ta đối xử với người khác không những ngay thật mà còn thương yêu họ, mặc dù những người khác coi những kẻ đó không ra gì nhưng chúng ta vẩn đối xử thân thiện với họ. Chúng ta trung thành với những liên hệ trong gia đinh và bạn hữu, dù rằng đối với người đời đó là những liên hệ tầm thường không cần thiết. Chúng ta giúp tha nhân, mặc dù chúng ta không nợ nần gì họ. Chúng ta có nhiều hy vọng vào tương lai với Thiên Chúa, mặc dù có nhiều điều làm chúng ta nản lòng. Chúng ta tha thứ cho người bách hại chúng ta, mặc dù có nhiều người trên thế giới vẫn ghi nhớ mải những hành vi mà người khác đã làm hại họ.

Tất cả những chuyện kể trên không có ý nghĩa gì đối với nhũng người ngoại cuộc. Cũng như VĐV leo núi Everest cứ leo tiếp tục mặc dù đã bị suýt chết thật là chuyện khó hiểu đối với tôi. Nhưng khi Chúa Giêsu kể chuyện tìm được kho vàng, và ngọc quý thì tôi hiểu hơn. Tôi có cảm giác rằng tôi hiểu những điều Ngài nói. Tôi cảm thấy tôi gặp những gì quý giá. Tôi cảm thấy đó là những điều tôi đã tìm kiếm suốt một đời, mặc dù tôi không hề biết tìm những quý vật đó ở đâu. Bây giờ thử đưa mình sống trong thế giới của các dụ ngôn chúng ta sẽ thấy là một chuyện không dể dàng.

Có lẻ đưa mình vào đời sống theo các dụ ngôn có thể nguy hiểm hơn việc leo núi chăng, vì tôi phải đánh liều theo Chúa Giêsu hàng ngày. Tôi không thể tự bảo "bây giờ mình đã đến đó rồi, hay đã làm xong rồi". Đôi khi sự hy sinh của tôi phải to lớn hơn, nhưng phần đông chỉ là các hy sinh hàng ngày. Như hy sinh thưa "vâng" với thế giới mà Chúa mời gọi ta trong dụ ngôn. Thật ra những vật thể mà thế giới bên ngoài cho là quý giá như được giàu có, được nhiều thời giờ, được nhiều sung sướng, nhiều của cải. Thì dụ ngôn lại dạy tôi bỏ qua những của quý giá ấy đi, chính những khó khăn ấy ngăn cản tôi không thể mua được ngọc quý nhất.

Trong kinh thánh ngọc quý tượng trưng cho sự khôn ngoan. Trong bài sách Các Vua, khi vua Salômôn được Chúa bảo muốn xin gì thì Chúa sẵn sàng ban cho, Vua Salômôn xin được sự khôn ngoan. Đó chính là của cải thật sự mà chúng ta xin Chúa cho chúng ta hôm nay. Tại sao chúng ta lai họp nhau quanh bàn tiệc thánh? Vì chúng ta cùng tìm kiếm sự khôn ngoan, và để giúp chúng ta quyết đinh hàng ngày tìm hiểu Thiên Chúa và lối sống của Ngài. Chúng ta cần biết chúng ta phải hy sinh những gì để sống theo đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta cần biết phải chọn ngọc quý gì; đó chính là sức sống của Thiên Chúa trong mổi người chúng ta. Chúng ta cần biết chúng ta phải thay đổi những gì, dù là rất nhỏ để có thể sống gần Chúa hơn. Phải làm gì để có những liên hệ hằng ngày tốt đẹp hơn, và những liên hệ nào có hại cho chúng ta, để phải tránh xa. Phải dùng thời gian và sức lực vào những việc phục vụ Chúa; chính là của quý giá nhất đời chúng ta.

Vì sao chúng ta họp nhau ngày hôm nay? Chúng ta đến đây vì chúng ta không muốn những viên ngọc và các thứ vàng phù phiếm quyến rủ chúng ta. Thật những thứ ấy không có giá trị gì cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta muốn tìm thứ thật cần và quý trong đời chúng ta. Đó là những gì, hay là những ai, và chúng ta còn muốn nhiều hơn nữa. Chúng ta đã tìm được một kho báu quý giá nên tất cả các thứ khác đều kém xa.

Lm Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/luon-mai-tim-chua/