Trích từ Dân Chúa

Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật: Ba Ngôi là trường dạy những mối tương quan

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật. Tại sao người Kitô Hữu tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi? Chẳng phải đã khó mà tin rằng Thiên Chúa hiện hữu mà không cần thêm điều bí ẩn về ThiênChúa là “một và ba?”

Có một số người ngày nay sẽ không cảm thấy khó chịu nếu chúng ta bỏ qua Ba Ngôi. Vì một sự, họ sẽ nói, là nó sẽ giúp việc đối thoại với những người Do thái và Hồi giáo, những kẻ tuyên xưng dức tin trong một Thiên Chuá thật sự là một.

Câu giải đáp là những Kitô hữu tin Thiên Chúa Ba Ngôi bởi vì họ tin Thiên Chúa là tình yêu! Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người phải thương ai đó. Không có chuyện yêu thương cái không không, một tình yêu không hướng tới ai. Nên chúng ta hỏi: Ai là kẻ Chúa thương đến nỗi Người được định nghĩa là tình yêu?

Câu trả lời thứ nhất có thể là Chúa yêu chúng ta! Nhưng loài người chỉ mới hiện hữu từ vài triệu năm. Chúa đã yêu ai trước đó? Thiên Chúa không thể mới bắt đầu yêu tại một thời điểm nào đó bởi vì Thiên Chúa không thể thay đổi.

Câu trả lời khác có thể là trước khi Người yêu chúng ta, Người đã yêu vũ trụ. Nhưng vũ trụ chỉ mới hiện hữu vài tỷ năm. Chúa yêu ai trước vũ trụ hầu Người được định nghĩa là tình yêu? Chúng ta không thể nói Chúa yêu chính mình bởi vì sự yêu mình không phải là tình yêu, nhưng đó là tính kích kỷ, hay là, như các nhà tâm lý học nói, tình tự yêu mình.

Mặc khải Kitô Giáo trả lời câu hỏi này ra sao? Thiên Chúa là tình yêu tự bản thể, trước thời gian, bởi vì từ đời đời trong Thiên Chúa có người Con, Ngôi Lời, Đấng Thiên Chúa yêu từ một tình yêu vô cùng đó là Chúa Thánh Thần.

Trong tất cả tình yêu luôn luôn có ba thực tại hay chủ thể: một lẻ yêu, một kẻ được yêu và tình yêu liên kết họ. Nơi nào Thiên Chúa được hiểu là quyền năng tuyệt đối, thì không cần ở đó phải có hơn một người, vì quyền năng có thể được thực thi hoàn toàn tốt bởi một người; nhưng nếu Thiên Chúa được hiểu là tình yêu tuyệt đối, thì không thể xảy ra cách này.

Thần học đã sử dụng từ “bản tánh” hay là “bản chất” để chỉ sự duy nhất trong Thiên Chúa và sử dụng từ “ngôi” để chỉ một sự phân biệt. Vì lẽ này chúng ta nói rằng Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa trong ba ngôi. Giáo Lý Kitô Giáo về Ba Ngôi không phải là một sự thoái lui, một thỏa hiệp giữa thuyết độc thần và thuyết đa thần. Ngược lại, đó là một bước tiến cho trí tuệ con người chỉ có thể đổi hướng bởi Thiên Chúa.

Sự chiêm ngắm Ba Ngôi có thể có một ảnh hưởng quan trọng trong sự sống con người. Sự sống của Ba Ngôi là một mầu nhiệm tương quan. Những ngôi Thiên Chúa được định nghĩa trong thần học là “những tương quan vẫn tồn tại.” Điều này có nghĩa là các ngôi Thiên Chúa không “có” những tương quan, nhưng đúng hơn “là’ những tương quan—của con với cha, của vợ với chồng, v.v.—nhưng chúng ta không được tạo thành bởi những tương quan này; chúng ta cũng hiện hữu bên ngoài và không có tương quan. Không phải như vậy với Cha, Con và Thánh Thần.

Chúng ta biết rằng hạnh phúc và không hạnh phúc trên mặt đất này tùy thuộc phần lớn trên phẩm chất những tương quan chúng ta. Ba Ngôi mặc khải bí quyết cho những tương quan tốt. Tình yêu, trong những hình thức khác nhau của nó, là điều làm cho những tương quan nên tốt, tự do và thỏa mãn. Ở đây chúng ta thấy điều quan trọng là Thiện Chúa được thấy chủ yếu là tình yêu và không như quyền năng: tình yêu cho, quyền năng thống trị.

Điều đầu độc một tương quan là ý muốn thống trị người khác, chiếm hữu hay lợi dụng người đó thay vì đón tiếp và hiến mình cho họ.

Nên nói thêm là Thiên Chúa người Kitô hữu là một và ba! Do đó, đây cũng là lễ kính sự duy nhất của Thiên Chúa, không hẳn Thiên Chúa như Ba Ngôi. Chúng ta người Kitô hữu tin “một Thiên Chúa,” nhưng sự duy nhất mà chúng ta tin là sự duy nhất về bản tính chớ không về con số. Sự duy nhất về bản tính giống sự duy nhất gia đình hơn sự duy nhất cá nhân, giống sự duy nhất tế bào hơn là sự duy nhất nguyên tử.

Bài đọc thứ nhất trình bày cho chúng ta Thiên Chúa kinh thánh như là “ giàu lòng thương xót và nhân từ, chậm bất bình và giàu tình thương.” Đó là nét chính mà Thiên Chúa Kinh Thánh, Thiên Chúa của Hồi Giáo và Thiên Chúa (hay đúng hơn tôn giáo) của Phật Giáo có chung, và điều này dự phòng nền tảng tốt nhất cho sự đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo lớn.

Tất cả sura kinh Quran bắt đầu với lời cầu xin: “Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Thương Xót, Đấng đầy lòng trắc ẩn. “ Trong Phật Giáo, tôn giáo không biết một Thiên Chúa cá thể, sáng tạo, nền tảng là nhân loại học và vũ trụ: con người phải có lòng từ bi do sự liên đới và trách nhiệm ràng buộc họ với tất cả mọi sự sống động.

Những thánh chiến đã qua và sự khủng bố tôn giáo ngày nay là một sự phản bội chớ không phải là một sự biện hộ cho đức tin người ta. Làm sao người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa mà người ta vẫn công bố là “Đấng Thương Xót” và “đầy lòng Trắc Ẩn”.

Đó là nhiệm vụ khẩn cấp nhất của sự đối thoại liên tôn giáo mà những tín đồ mọi tôn giáo phải theo đuổi vì hoà bình và vì lợi ích của nhân loại.

Trinity Is a School of Relations [2008-05-16]
Gospel Commentary for Feast of the Most Holy Trinity

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/giai-thich-tin-mung-chua-nhat-ba-ngoi-la-truong-day-nhung-moi-tuong-quan/