Trích từ Dân Chúa

Chúa sẽ hiện diện trong cộng đoàn biết tha thứ và hiệp thông

Lm Jude Siciliano, OP

CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN A
Êgiêkien 33: 7-9; Tv: 95; Rôma 13: 8-10; Matthêu 18: 15-20

Anh chị em thân mến,

Phúc âm thánh Matthêu viết vào những năm 80-85. Phúc âm đọc hôm nay là đoạn 18. Đoạn này nói về cộng đoàn các môn đệ. Và trước đoạn này Chúa Giêsu khuyên những người theo Chúa phải che chở giúp đỡ những người yếu hèn trong cộng đoàn họ, và nếu cần, họ phải tìm những người lầm lạc. Thánh Matthêu viết Phúc âm nhiều năm sau khi Chúa Giêsu đã lên trời. Lúc đầu các Kitô hữu tưởng là Chúa Giêsu sẽ trở lại ngay. Nhưng khi họ thấy ra là Chúa chưa trở lại ngay nên Giáo hội tiên khởi bắt đầu gặp khó khăn trong cộng đoàn.

Khi thấy những khó khăn của cộng đoàn tiên khởi, thánh Matthêu quyết định phải viết ra những lời Chúa Giêsu dạy mà chúng ta nghe hôm nay. Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài làm chứng cho thế giới biết là Ngài vẫn sống mãi với giáo hội. Các thành phần trong Giáo hội tiên khởi phải sống thế nào để làm chứng cho người khác biết là họ đang chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại. Trong phúc âm thánh Matthêu cộng đoàn Kitô hữu là nước trời ở trần gian, và đời sống của cộng đoàn và của từng người trong cộng đoàn là hình ảnh chứng tỏ sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở giữa họ hướng dẫn và quan tâm đến từng người. Nhờ thế chúng ta không cần bận tâm đến những khó khăn của đời sống cộng đoàn để cố gắng sống trong một cộng đoàn "giống Chúa Kitô" giữa trần gian.

Trong khi đời sống cộng đoàn giúp chúng ta được nhiều ơn phước, thì cộng đoàn của những người cùng một đức tin giúp đỡ nhau tránh những khó khăn, và giúp chúng ta ngợi khen Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Dù vậy, tuy những người cùng chung lý tưởng cố gắng sống chung với nhau, có thể đã có lần muốn rời bỏ cộng đoàn để sống tách biệt. Họ muốn sống đời Kitô hữu riêng biệt, họ cầu nguyện riêng, và tự họ muốn giúp đỡ kẻ khác trong lúc vẫn hướng về "hạnh phúc trường cữu đời sau".

Cách sống như vậy có vẻ gọn gàng phải không? Nhất là lúc này số người đi lễ ít đi, chúng ta cần phải đối phó với bao nhiêu nhu cầu của cộng đoàn, và tình huống đương đầu dai dẳng với bao nhiêu chuyện xấu xảy ra trong xã hội chúng ta làm báo chí truyền thông nhắc nhỡ liên tục. Tai sao chúng ta lại không thể sống riêng biệt, tự dạy đức tin cho con cái chúng ta, để sau này chúng trở nên Kitô hữu tốt? Giã như chúng ta làm như vậy thì chuyện không là một Kitô hữu là chuyện đương nhiên

Chúa Giêsu muốn chúng ta tiếp tục đời sống cộng đoàn như những cộng đoàn đầu tiên khi Ngài vừa về trời. Ngài muốn cộng đoàn nên như ngọn đèn sáng để trên cao, như xây thành trên đỉnh núi. Lúc còn sinh thời Ngài mời gọi các môn đệ sống với nhau, giúp các ông tiếp tục sứ mệnh của Ngài. Ngài hứa là sẽ sống giữa các ông không chỉ trong lúc còn ở thế gian mà luôn cả sau này Ngài vẫn luôn ở giữa các ông trong lúc đi rao giảng thay Ngài.

Trong Phúc âm thánh Matthêu. ngay từ đầu Chúa Giêsu được gọi là Emmanuel nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (1:23) Và cuối cùng Phúc âm cũng nhắc đến lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài vẫn tiếp tục ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi rao giảng "anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (28:19) "Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (28:20). Rõ thật Ngài muốn chúng ta sống cộng đoàn để nhớ đến Ngài. Ngài không muốn chúng ta chỉ ở nhà cầu nguyện, sống đức tin riêng biệt, nhưng Ngài muốn những Kitô hữu hãy cùng sống và cùng thờ phượng, để danh sáng ngời của Ngài đến với những người chung quanh.

Và có cách nào hơn; để chứng tỏ một cộng đoàn là ánh đèn chói sáng của Chúa Giêsu; là cách tha thứ cho nhau và giúp đỡ nhau trong một cộng đoàn? Chúa Giêsu nói đến sự tha thứ như vậy để giữ cộng đoàn sống động mãi đến ngày Ngài trở lại. Nhưng do tha thứ là một đức tính rất hiếm trong cộng đoàn, giữa những người sống chung với nhau, cùng tôn giáo, cùng sắc tộc, cùng màu da, cùng một quốc gia, nên khi một cộng đoàn có nhiều tha thứ quả thật là cách chứng tỏ Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện. Nếu nhân đức tha thứ là bản tính của cộng đoàn chúng ta thì đó là điều Chúa Giêsu ao ước như "xây một thành lũy trên đỉnh núi", "một tia sáng soi đến các dân tộc".

Mùa thu năm 2006, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ có 5 đứa bé người Amish bị sát hại trong một trường làng, và thủ phạm tự sát. Tin đó lan truyền khắp nước Mỹ. Nhưng có tin khác về vụ giết người đó cũng loan truyền khắp nước Mỹ. Đó là tin nhóm người Amish trong lúc đau đớn khóc than vì 5 trẻ em bị giết, họ đã tha thứ cho thủ phạm. Nhưng cử chỉ tha thứ của họ mới đáng ngạc nhiên. Khi có người hỏi họ tại sao, câu trả lời của họ được đăng trên báo USA Today ngày 5 tháng 10, 2006 như sau: "Những người Amish tin rằng ơn gọi của họ là chấp nhận tin buồn, mà không cải lại, hay không để cộng đoàn tan rã. "Và tờ báo loan tin là một người trong gia đình các em bị giết đi đến nhà cha của thủ phạm, ôm choàng lấy ông ta trong một giờ và nói "Chúng tôi tất cả tha thứ cho ông" Rồi một người khác giải thích cho báo chí: "Chúng tôi đã được dạy bảo phải biết tha thứ như Chúa Giêsu đã làm. Chúng tôi tha thứ như Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng tôi."

Trong Phúc âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu dạy cộng đoàn phải biết tha thứ chứ không phải trả thù. Ngài dạy tha thứ là một hành vi có tính liên tục và kiên trì. Sự tha thứ bắt đầu giữa hai bên; rồi có "2 hay 3 người làm chứng" đem đến trước cộng đoàn, và rồi tất cả cộng đoàn được mời tham dự vào việc tha thứ. Nghe như vậy có nghĩa là cả cộng đoàn giáo hội phải dự phần vào việc quan trọng là lúc tha thứ, như việc nhóm người Amish đã làm, họ đồng lòng nói lên tiếng nói tha thứ của gia đình có những em bé bị giết cho gia đình thủ phạm.

Chỉ khi nào cộng đoàn đã làm hết bổn phận mình để đem lại sự tha thứ mà nếu bên kia không nghe, lúc ấy họ mới bị sa thải ra khỏi cộng đoàn. Cộng đoàn đã làm hết sức mình để "tha thứ trên trần gian",và nếu bên lỗi phạm cứ phản bác lúc đó mới có cách trừng phạt. Có khi bên lỗi phạm chờ tới lúc bị đưa ra khỏi cộng đoàn họ mới bình tâm lai. Nếu không bên lỗi phạm sẽ tự đào thải, vì họ không chịu cách tha thứ mà cộng đoàn đề nghi.

Cách tha thứ mà Chúa Giêsu dạy, diễn tả sự hợp nhất của một cộng đoàn. Ngài cũng nói lúc cầu nguyện chung với nhau là sự hợp nhất cộng đoàn. Ngài nói "ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ"(18;20). Đúng vậy, "sự họp nhau" là cộng đoàn phụng vụ. Trong phụng vụ chúng ta gồm trong nhóm có cả những người chống đối vì chuyện riêng tư, chuyện chính trị, tôn giáo hay văn hóa v.v... Nhưng tất cả đều cùng họp nhau nhân danh Chúa Giêsu để thờ phượng Chúa, và chính Chúa Giêsu nhắc chúng ta là chúng ta cùng một nguồn gốc đức tin. Do vậy, trong lúc cầu nguyện chung, chúng ta nhân danh Chúa Giêsu.

Người công giáo ít khi họp nhau từng nhóm nhỏ 2 hay 3 người. Khi đọc kinh trước khi ăn cũng đọc nho nhỏ thôi. Và nếu có ai nói là họ có chuyện cần được giúp đỡ thì chúng ta hứa là sẽ cầu nguyện cho người đó thôi. Còn ở miền nam nước Mỹ người ta thường hay bày tỏ lời cầu nguyện thật sống động. Trong lúc cầu nguyện họ tự nói lên lời cầu mặc dù họ không phải là người lảnh đạo. Họ nói lớn tiếng lời cầu cho người khác.. Hoặc họ mở kinh thánh, đọc một câu và dâng lời cầu nguyện theo ý cầu xin họ vừa đọc. Vậy ai đã hiệp thông với họ trong lời kinh?

Ngôn sứ Êzêkiel hôm nay tự xưng mình là "người tuần canh nhà Israel". Ngôn sứ thay lời Thiên Chúa nói với cộng đoàn về tội lỗi của họ. ông ta kêu gọi dân Israel trở về với Thiên Chúa và hãy ăn năn đền tội... Ông ta kêu gọi kẻ gian ác "từ bỏ đường xấu, nếu không họ sẽ phải chết vi tội của họ". Thật giống như trong phúc âm, phải vậy không? Ngôn sứ Êzêkiel không chỉ nói với người ngoài dân Israel. Mà trước tiên ông ta nói với những người ông ta thương mến gần gủi với ông. Thiên Chúa muốn họ là một dân tộc thánh thiện, và Êzêkiel là tiếng nói của Thiên Chúa mời gọi họ trung thành với Thiên Chúa.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta phải cầu nguyện cho những người mà Êzêkiel kêu gọi đang ở giữa chúng ta.; "những người nam nữ tuần canh" mà Chúa đã gởi đến cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho các đấng bản quyền, những người có nhiệm vụ dạy dỗ lời Chúa cho chúng ta. Họ là những linh mục, giáo sĩ, những người dạy giáo lý, những nhà thần học, và các giáo lý viên v.v... Ơn gọi của những người đó trước tiên là họ phải nghe lời Thiên Chúa, và dân của Ngài, và rồi họ sẽ nói lên những gì họ đã nghe. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những Êzêkiel trong mọi gia đình: cha mẹ, anh chị em, bà con cô bác và các bạn hữu, đôi khi làm mất lòng đối với một người trong gia đình đã bỏ nhà ra đi theo đường xấu do nói lên lời khuyên chân thật,

Lm Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/chua-se-hien-dien-trong-cong-doan-biet-tha-thu-va-hiep-thong/