Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật XVI Thường Niên -C

Lm Jude Siciliano, OP

Sáng thế 18:1-10; T.vịnh. 14; Côlôssê 1: 24-28; Luca 10: 38-42

Chúa Giêsu và các môn đệ tiếp tục cuộc hành trình đến Giêrusalem. Trên đường đi chúng ta gặp nhiều nhóm người khác nhau: Trong số nhóm quần chúng đi theo Chúa Giêsu một số cần được giúp đở, một số vì họ tò mò do những cảnh tượng họ trông thấy; nhóm các thầy thông luật càng ngày càng chống đối; môn đệ Chúa Giêsu ngày càng thêm hăng hái, nhưng họ không biết vì sao Chúa Giêsu lại nói đến sự thương khó sắp đến của Ngài. Ngay trước câu chuyện hai chị em bà Mácta và bà Maria. Trong Chúa Nhật vừa qua thì có một người thông luật hỏi Chúa Giêsu "ai là người thân cận của tôi?". Chúa Giêsu đáp lại với dụ ngôn người Samaritanô tốt lành. Vậy những người theo Chúa Giêsu và những người chống đối Ngài có lắng tai nghe lời Chúa Giêsu đã nói hay không? Còn chúng ta thì sao? Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện một người thể hiện sự kính trọng Chúa Giêsu và làm gương cho chúng ta bằng cách lắng nghe lời Ngài.

Câu chuyện hai chị em bà Mácta và bà Maria chỉ có trong Phúc âm thánh Luca. Theo chúng ta nghĩ là câu chuyện đó và khung cảnh xung quanh là những chi tiết đặc biệt của thánh Luca. Thí dụ như: trong Phúc âm thánh Luca chỉ có phụ nữ phục vụ và lắng nghe lời Chúa Giêsu. Và câu chuyện đó ở giữa hành vi thể hiện và lời cầu nguyện. Chuyện người Samaritanô tốt lành trước đó gói gọn trong tính yêu thương của Kitô giáo và việc phục vụ. Trong câu chuyện tiếp theo đó về hai chị em bà Mácta và bà Maria nói về Chúa Giêsu dạy về việc cầu nguyện. Vậy chúng ta có lắng nghe lời dạy của Ngài lồng trong hai câu chuyện này không? Có cần phải cầu nguyện thêm để trợ giúp chúng ta thấy rõ và thực hiện trong ơn gọi phục vụ nhu cầu cho tha nhân hay không? Lời kinh nguyện có thể giúp chúng ta thấy được nhu cầu của người khác để chúng ta không đi qua bên kia đường như thầy tư tế và người Lêvi khi họ thấy một người bị nạn nằm bên đường do kẻ cướp trấn lột và tra khảo? Câu chuyện người Samaritanô tốt lành và chuyện hai chị em Mácta và Maria liên quan mật thiết đến lời Chúa Giêsu dạy về cầu nguyện. Cả hai cùng là một chủ đề.

Thật là một dịp thư giãn cho Chúa Giêsu khi được bà Mácta đón tiếp niềm nở. Hình ảnh bà Mácta ở đây chỉ có trong Phúc âm thánh Luca. Người em là bà Maria ngồi ở bên dưới chân Chúa Giêsu nghe Ngài dạy, nghĩa là lắng nghe lời Ngài. Ngồi ở bên chân một người nào là thừa nhận uy quyền của người đó. Bởi thế bà Maria tin rằng Chúa Giêsu là người có quyền phán dạy, một vị ngôn sứ. Bà Mácta được mô tả là người "tất bật" trong câu chuyện này, Bà lo lắng bận rộn phục vụ. Nhưng, ít nhất lúc đầu, bà Mácta là người đón tiếp Chúa Giêsu và tiếp tục thực hiện chu toàn việc đón tiếp đó. Vì Chúa Giêsu trên đường đi lên Giêrusalem với các môn đệ của mình. Tôi tự hỏi các môn đệ có ngồi gần đó hay không? Nếu có họ thì bà Mácta có nhiều việc phải làm, thế nên, do công việc quá nhiều; bà cảm thấy em bà bỏ lơi công việc, không giúp đở bà.

Chúa Giêsu nói "Mácta, Mácta. chị băn khoăn lo lắng” nhiều chuyện quá. Theo Luca Timothy Johson (trong Sacra Pagina trang 174} thì thuật ngữ này có ý nói là "lo lắng" về những vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày ở thế gian và "trở nên to chuyện". Johnson nói thêm là Chúa Giêsu đáp lại "chỉ có một điều duy nhất mà thôi". Lời này đã được giải thích bằng nhiều cách. Có người nói Chúa Giêsu muốn nói bà Mácta có thể dọn ít món ăn hơn, chỉ một hay vài món. Nhưng ông Johnson nghĩ Chúa Giêsu đang nói đến đức tính hiếu khách của địa phương, nghĩa là sự chú trọng đến người khách là điều quan trọng. mọi thứ khác chỉ là việc thứ yếu. Vì thế bà Maria chọn điều đúng. Việc chào đón của bà Maria là, không những đón một ngôn sứ vào nhà, nhưng còn lắng tai nghe lời ngôn sứ nói. Bà Maria đã làm việc người ta thường làm là lắng nghe vị nói lời Chúa "là điều quan trọng nhất".

Điều này làm chúng ta tự hỏi: chúng ta chào đón một ngôn sứ như thế nào? Chúng ta phải mở lòng trí nghe lời Chúa nói vời chúng ta qua người "khách" ở giữa chúng ta như thế nào? Đôi khi có người khách không tin tưởng được, một người khách ở một thế giới nào khác. Người khách đến với chúng ta với sự hiện diện và đưa ra một quan niệm mà chúng ta không thường nghe biết đến, vì chúng ta thường có những thói quen hàng ngày, với những những người bạn đồng hành có những kiểu suy nghĩ thông thường của đời sống hằng ngày. Khi có ai đó nói đến từ một thế giới khác; haycó một cách nhìn khác về cuộc sống hằng ngày. Thường điều đàu tiên chúng ta đáp lại là ngăn chặn tức thì vì chúng ta cảm thấy có sự đe dọa đến phạm vi đức tin của chúng ta. Đây là niềm tin vào Chúa Thánh Linh để chú ý đến những gì chúng ta nghe và trông thấy và rồi suy nghĩ về tính ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Ngài nói qua cách chú ý đến những người xung quanh chúng ta, nhất là những người "bên ngoài vào", vì họ hành động và nói khác lạ với chúng ta. Trước khi chúng ta đóng kín lòng trí chúng ta, chúng ta có thể đón chào niềm nỡ. Ai mà biết được chúng ta có thể nghe những gì? Ai mà biết được những trãi nghiệm nào là thật mà chúng ta gặp được? Ai mà biết được chúng ta có thể chào đón một vị ngôn sứ, đấng Thiên Chúa sai phái đến cho chúng ta như là dành cho các môn đệ chăng?

Hôm nay chúng ta bắt đầu 3 phần trong thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Côlôxê. Các linh mục giảng; có thể giảng bài đọc thứ hai trong những tuần sau. Thơ này trình bày Chúa Kitô trong khung cảnh hoàn cầu và đề nghị chúng ta phải làm thế nào để đáp ứng với lời Ngài bằng đức tin. Thơ gởi tín hữa Côlôxê dạy rằng Chúa Kitô là nguồn gốc sự cứu rỗi cúa chúng ta và chúng ta được tự do trong Ngài, rời khỏi kiếp nô lệ phụ thuộc vào các quyền lực và các lời dạy khổ hạnh khác. Vì Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta được tự do. (chúng ta không chắc thơ này là của Phao lô viết hay của một môn đệ của ông ta). Theo tác giả thơ này chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì sự tự do này, và xử dụng nó để phục vụ người khác.

Phần trích trong thơ gởi cho tín hữu ở Côlôxê hôm nay có thể gây nhầm lẫn cho những người nghe thánh Phaolô nói là sự đau khổ của ông "tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh". Thật là lạ lùng vì điều gì "còn thiếu trong gian nan thử thách Đức Kitô?" Tác giả nhắc những người phục vụ cho hội thánh là chúng ta cần chịu kinh nghiệm những gì Chúa Kitô đã chịu trước khi Ngài sống lại - đó là những điều chúng ta lãnh nhận đau khổ cho Hội Thánh. Sự đau khổ của chúng ta là "đau khổ thay cho thân thể Chúa Kitô". Vì sao phải đau khổ? vì để chúng ta có thể hoàn tất việc rao giảng Lời Chúa .

Lời Chúa được làm cho "sáng tỏ" hoặc dễ hiểu cho những ai chưa hề nghe đến, qua chứng nhân là sứ vụ của Chúa Kitô. Việc chúng ta sẵn sàng hy sinh bản thân cho phúc âm và, như Phaolô "vui vẻ trong đau khổ" để rao giảng phúc âm qua đời sống của chúng ta. Phaolô nói với chúng ta Lời Chúa là "mầu nhiệm ẩn núp qua bao thế hệ và ngày tháng xưa". Nhưng, bây giờ được diển tả qua đời sống của "các vị thánh của Thiên Chúa". Qua đời sống và đau khổ của các vị thánh đó Chúa Kitô được hiện diện. Phaolô sãn sàng "vui vẻ" trong đau khổ của mình vì ông ta tin tưởng ông ta đang phục vụ thân thể Chúa Kitô. Quyền lực sự dữ trong thế gian sẽ đàn áp chúng ta. Nhưng, những ai sống trong thân thể của Chúa Kitô có thể thắng sự dữ, và phát huy việc hòa giải trong Chúa Ki tô cho kẻ khác. Triều Đại Chúa Kitô làm sao có thể được loan báo cho toàn thế giới? Đó là bởi các người theo Chúa Kitô đã được trao ban năng lực bởi Thần Khí Thánh linh của Ngài.

Trong thế giới chúng ta, việc trở thành các Kitô hữu, không bao giờ là việc dễ dàng. Thời thánh Phaolô cũng như thời nay. Nếu chúng ta trung kiên và sống đời sống Chúa Kitô thì chúng ta phải chọn lựa hằng ngày trong việc chống đối với những người cùng thời đại với chúng ta. Chống đối và tranh đấu là thành quả - và là thành quả đau khổ. Thơ gởi cho tín hữu Côlôxê nhắc chúng ta nhớ là những đau khổ về vật chất, về thể xác và về tinh thần mà chúng ta chịu đựng cho Chúa Kitô không phải là điều vô ích. Trái lại, những đau khổ đó cộng tác vào việc loan báo tin mừng Chúa Kitô cho những người xung quanh chúng ta. Tất cả chúng ta không phải là người thuyết giảng đâu. Không phải tất cả chúng ta đều lên bục đứng giảng trong cuối tuần này. Nhưng Phaolô nhắc chúng ta là tin mừng phúc âm được loan báo qua mỗi người đã chịu phép rữa tội là trung thành sống với hy lễ mà phúc âm đòi hỏi.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/chua-nhat-xvi-thuong-nien-c/