Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật VI Phục Sinh -C

Lm Jude Siciliano, OP

TĐCV 15: 1-2, 22-29; Tvịnh.66; Kh 21:10-14,22-23; Gioan 14: 23-29

Từ hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu nghe những bài đọc trích trong Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần trong khi chúng ta sửa soạn đến ngày vọng Lễ Chúa Thánh Thần. Một khi chúng ta đi vào những Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần, còn gọi là "Chúa Nhật thường niên", chúng ta sẽ nghe ít hơn về Chúa Thánh Thần. Thật đáng tiếc, vì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự sống, niềm tin và hăng say trong đời sống Kitô hữu. Hôm nay các bài đọc nói rõ là cộng đoàn Kitô hữu dựa vào Chúa Thánh Thần trong sức sống và hạnh phúc của họ. Chình Chúa Thánh Thần gây nên dòng nước nước rửa tội trong lòng chúng ta sôi động lên (như thường nói "Nước gây sôi nỗi") trong những lúc khó khăn trong đời sống. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta cầu nguyện. Không chỉ khuyến khích chúng ta cầu khẩn mà còn thêm lời than thở cầu xin trong lòng chúng ta, Chúa Thánh Thần không im lặng đâu. Trong khi Ngài tạo dựng, củng cố và gìn giữ giáo hội, không có gì có thể giới hạn được Chúa Thánh Thần trong bất kỳ lời kinh hay trong giáo hội. Cha Karl Rahner nói "Chúa Thánh Thần cũng hiện diện trong sự mầu nhiệm của cuộc sống hằng ngay ngoài lời cầu nguyện của tổ chức giáo hội Kitô giáo ...".

Có một Cha giảng nói: "Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ". Thiên Chúa không chỉ xem xét bản năng tạo tác đang thực hiện, Ngài còn là Đấng Tạo Dựng nên vạn vật để được cùng làm việc với chính tạo vật đó. Do vậy, chính Chúa Thánh Thần thức tỉnh chúng ta để nhận đúng được thế nào là sự bất công và tội lỗi. Ngài làm cho chúng ta dấn thân vào những việc ngoài khả năng bé nhỏ của chúng ta để làm những điều phải cho những người kém cõi và bị áp bức trong thế giới. Vì việc công chính này hình như chưa bao giờ được thực hiện, nên Chúa Thánh Thần, Đấng nuôi dưởng lời kinh nguyện của chúng ta làm cho chúng ta dấn thân vào công tác tạo dựng với Ngài để dựng nên một tạo vật mới. Xin lập lại: Chúa Thánh Thần là động từ hơn là danh từ.

Bài đọc thứ nhất có nguồn gốc từ những sự tranh cải trong giáo hội tiên khởi. Các Kitô hữu đầu tiên xuất thân từ người Do Thái giáo. Và chính Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài theo hình ảnh và lời văn theo văn hóa của Do Thái. Nhưng Kitô giáo lan truyền quá nhanh, vượt ra khỏi nguồn gốc Do Thái, nên có sự tranh cải về việc có nên tiếp tục giữ lề luật của Môsê hay không. Hai quan điểm trái ngược nhau là:

- Thứ nhất: Những Kitô hữu mới đang theo luật Môsê có quan niệm của người Do Thái (sự phán xét).

- Thứ hai là: Kitô giáo đã được giải thoát khỏi những lề luật đó, nên lề luật Môsê không còn quan trọng trong niềm tin vào Chúa Giêsu.

Các quan điểm mâu thuẩn này được xuất hiện trong sách "sự phán xét" từ Giuđê đến cộng đoàn mới ở Antiokhia để rao giảng việc tuân giữ lề luật ông Môsê. Vấn đề nan giải đó được giải quyết bởi cộng đoàn ở Giêrusalem. Và giải đáp nói rõ là: "Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này..." Các nhà lãnh đạo giáo hội đã thay đổi luật lệ của hàng mấy thế kỷ trong chốc lát tỏ ra sự tín nhiệm vào Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục hoạt động trong các ông. Lời chỉ dẫn họ đưa ra thật ngắn gọn và diễn tả sự tín nhiệm vào khả năng của cộng đoàn mới ở Antiokhia để đưa đến những chi tiết cụ thể làm sao sống theo lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Nói cách khác là các tông đồ và các bô lão có niềm tin là điều gì Chúa Giêsu đã hứa với họ (xem phúc âm hôm nay) đã thật sự xãy ra: Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, đang ở giữa họ "dạy dỗ anh em trong cộng đoàn trong mọi sự và sẽ nhắc anh em nhớ tất cả những điều Thầy đã nói với anh em".

Chúng ta cũng có thể tự tin là chúng ta không bị bỏ rơi trong mồ côi, không có sự dẫn dắt bởi sự hiện diện của Chúa Giêsu. Có nhiều dấu chỉ về sự hiện diện đó trong giáo hội mà các cha giảng có thể nêu lên. Nhưng, một cách thể hiện sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta đang có sẵn trong đời sống của những nhân chứng về đức tin. Những dấu chỉ đó cho chúng ta thấy rõ sự thật cụ thể là sức sống của Chúa Giêsu có thể xãy ra trong thời đại chúng ta. Những nhân chứng này chứng thật điều gì Chúa Giêsu đã hứa trong phúc âm hôm nay là Thánh Thần (Đấng Bảo Trợ) đã hứa sẽ "nhắc nhở" cho chúng ta nhớ những điều Chúa Giêsu đã dạy. Cha giảng có thể cho ví dụ cụ thể và đưa ra một ví dụ cụ thể về những nhân chứng như vậy - đó là những người hiện có những dấu chỉ thật sự là Chúa Thánh Thần đang thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta sống trong Chúa Kitô. Những nhân chứng như thế thường "hướng dẫn" chúng ta qua đời sống của họ là làm sao sống tin mừng của Chúa Giêsu trong đời sống mình trong hiện tại. Khi nêu lên các gương mẫu đó, điều tốt nhất là nói lên cách sống hằng ngày để người Kitô hữu bình thường có thể thông hiệp sức sống của Chúa Thánh Thần mà chúng ta đang có.

Đến đây cha giảng nên cẩn thận: Có 3 chủ đề trong bài phúc âm hôm nay cần lưu ý:

- Thứ nhất: tình yêu là động lực kết hợp chúng ta với Thiên Chúa.

- Thứ hai: lời hứa sẽ có Chúa Thánh Thần.

- Thứ ba: sự bình an và niềm vui đến từ Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa.

Cả ba chủ đề có thể là quá nhiều cho quý cha giảng, để kỹ lưởng hơn, tốt nhất là nên chọn một trong ba chủ đề.

Bởi thế, để đón mừng lễ Chúa Thánh Thần, quý cha giảng có thể chú trọng tập trung đến sự việc Chúa Thánh Thần đến và việc Ngài làm trong giáo hội. Bài phúc âm hôm nay được viết cho cộng đoàn giáo hữu khoản năm 70 trong lúc có sự lùng bắt dữ dội. Các tông đồ và những nhân chứng cho Chúa Giêsu đã qua đời và không có ai trở lại. Đó là một cộng đoàn bị bách hại nhiều nên họ rất cần sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Nhờ thế họ sẽ được nâng đỡ với những dấu chỉ là Chúa Thánh Thần đang ở với họ. Đây là một ví dụ khác về sự nhân từ của Thiên Chúa, vì các môn đệ không xứng đáng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là điều cần thiết cho đời sống đức tin của giáo hội, nên vì thế mà Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần đến. Hôm nay chúng ta được biết qua Chúa Giêsu là Chúa Thánh Thần sẽ đến "nhân danh Chúa Giêsu" và vì thế sẽ liên kết chúng ta với đời sống của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần cũng sẽ dạy chúng ta về việc phải kết hợp với đời sống Chúa Kitô nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Với tất cả những hoạt động chủa Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta sẽ có nhiều dấu chỉ về cự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống của giáo hội và những người làm nhân chứng ở trần gian.

Một chủ đề khác quý cha giảng có thể dùng là ơn bình an Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ của Ngài. Từ “Shalom” của tiếng Do thái có rất nhiều ý nghĩa trong cộng đoàn Do thái. Người ta dùng từ Shalom để chào đón và cũng để chia tay. Đó là lời chúc cho sự hòa thuận trong cộng đoàn, chúc một đời sống không thiều thốn gì cả, hoàn toàn đầy đủ. Lối sống như thế này có thể được xãy ra với sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Chúa Giêsu đem "bình an của Ngài" đến và tất cả những gì bao gồm theo đó cho các môn đệ của Ngài. Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta cũng làm cho chúng ta ao ước cho tất cả mọi người đều được hưởng một nền hòa bình như vậy. Và vì thế các môn đệ được thúc đẩy đem bình an thật sự cho toàn thế giới. Người môn đệ ở nhà và ở ngoài phố thị, nên tạo ra sự hòa hợp lành mạnh và bền lâu trong đời sống cộng đoàn thay vì tạo sự chia rẻ và tranh chấp thường có trong cuộc sống.

Đôi khi, để tạo nên một cộng đoàn liên kết và thật sự lo lắng cho nhau, một cộng đoàn Shalom, người môn đệ có thể gây xáo trộn một cộng đoàn không liên kết và sống hời hợt bề ngoài để tạo nên một cộng đoàn thật sự cho các thành viên. Thí dụ như: một nhóm người cố gắng thay đổi điều kiện làm việc vất vả của các người thợ may ở các cửa hàng, hay ở các nước đang phát triễn có thể có những người gây xáo trộn đối với những người lợi dụng bóc lột công nhân qua các xí nghiệp sản xuất. Họ có thể bị cáo buộc là gây bất an cho sự sản xuất. Nhưng, thât ra, người môn đệ Chúa Kitô đang làm việc cho mọi người được hưởng sự bình an "Salom" và tất cả sẽ sống và tận hưởng cuộc sống dồi dào.

Như thế, nếu chúng ta trãi nghiệm được sự bình an và cam kết của Chúa Giêsu trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để cho sự bình an đó có thể xãy dến cho kẻ khác? Làm thế nào chúng ta có thể giúp họ trãi nghiệm một cuộc sống hoàn toàn đầy đủ? Cuộc sống của những người xung quanh chúng ta còn thiếu trãi nghiệm sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta hôm nay?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/chua-nhat-vi-phuc-sinh-c/