Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật Chúa lên trời -C

Lm Jude Siciliano, OP

TĐCV 1: 1-11; Tvịnh.46; Êphêsô 1:17-23; Gioan 24: 46-53

Hãy thử nghĩ bạn sẽ có cảm nhận như thế nào khi là một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Thật là một cuộc sống trôi qua quá nhanh. Những ngày đầu tiên đi theo Chúa Giêsu, nghe lời Ngài giảng dạy, sẽ rất ngạc nhiên khi thầy Ngài làm phép lạ, và cảm thấy tự hào khi dân chúng gọi các môn đệ đầu tiên là những người thân thiết với Chúa Giêsu. Ngoại trừ những khi tranh luận với các người Pharisêu và Sađusêu đang chống đối Chúa Giêsu, mọi sự đều thuận lợi cho các môn đệ đầu tiên. Trước kia họ là những người vô danh tiểu tốt, và bây giờ họ được người ta để ý đến vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu. Mọi sự việc đều ổn định, mọi sự có vẻ càng ngày càng phát triễn thêm khi họ đi vào thành Giêrusalem với Chúa Giêsu, giữa bao tiếng reo hò của dân chúng và lối đi vào thành được trải bằng cành cọ.

Rồi cuộc sống trôi qua nhanh tới mức không ngờ có lúc bị đổ sập xuống khi Chúa Giêsu bị xét xử nhanh chóng rồi bị hành quyết, rồi đến lúc chôn cất Ngài. Những người trước kia hăng hái theo Chúa Giêsu bây giờ chạy trốn và tìm cách thoát thân. Nhưng chỉ vài ngày sau, mọi sự lại có vẽ xoay chiều ngược lại: Ngài đã sống lại như sách Công Vụ Tông Đồ nói cho chúng ta biết hôm nay: "nhiều bằng chứng để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn còn sống sau khi đã chịu khổ hình. Trong 40 ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa "Nhưng, ở đây là câu chuyện Chúa Giêsu lên trời và cảm xúc của các ông đã thay đổi một cách nhanh chóng theo chiều hướng khác. Chúa Giêsu lại rời bỏ các ông một lần nữa. Tôi tự hỏi các ông nghĩ gì "trong lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời về hướng Người đi"? Tại sao Người không ở lại? Chính lúc đó là lúc các ông cần Chúa Giêsu nhất thì Ngài lại ra đi. Các ông nghĩ: ai sẽ ở với chúng ta để chỉ cho chúng ta làm thế nào để nên chứng nhân cho Người? Ai sẽ dạy chúng ta cách trả lời như thế nào với sự chống đối của kẻ thù? Sau này chúng ta sẽ làm gì? Tối nay? Sáng mai? Chúng ta có nên về nhà dể sống an định, hay lên đường đi rao giảng? Rao giảng tin mừng là gì vậy?

Đấy là những điều các ông nghĩ khi các ông đăm đăm nhìn lên trời. "Thì kìa, có hai người đàn ông mặc áo trắng (đây có phải là hai người ngồi ở ngôi mộ trống hay không?) đứng bên cạnh các ông và đánh thức các ông ra khỏi sự nhớ nhung hay lo âu của họ. Các môn đệ đầu tiên mày mò cùng nhau xuống núi và trở về thế giới của họ ở Giêrusalem. Họ không biết họ sẽ làm gì sau đó. Nhưng Công Vụ nói cho chúng ta biết là Thần Khí Chúa Giêsu sẽ gặp họ và giúp cho họ việc họ sẽ phải làm sau đó. Họ sẽ khám phá ra là họ không sống cô lẻ để tự họ xác quyết việc làm trong tương lai mà họ không hề biết. Họ cũng không biết là Chúa Giêsu đang kết hiệp với Thiên Chúa chính là căn bản của ơn sũng giúp các ông loan báo tin mừng về Nước Thiên Chúa.

Chúa Thăng Thiên nghe như là kết thúc câu chuyện, và cũng có thể là đúng vì đó là kết thúc sứ vụ trần thế của Chúa Giêsu, và cũng là kết thúc việc Ngài tỏ mình ra cho các môn đệ. Nhưng, việc Chúa Thăng Thiên cũng là nhịp cầu đưa đến một cách nhìn mới mẻ hơn một cách bất chợt về sự hiểu biết về Chúa Giêsu của các môn đệ. Nhờ sự hiểu biết này, các ông sẽ được tỏ rỏ hơn hành động và sự hiện hữu của Chúa Thánh Thần. Đức tin do thái dạy là thiên đàng là nơi Thiên Chúa là đấng toàn năng ngự. Không có một người phàm nào có thể đến chỗ đó. (Ông Êlia và ông Enoch được đưa lên thiên đàng, nhưng đó là chuyện ngoại lệ chứ không phải là lệ thường). Bây giờ Chúa Giêsu được "cất lên ngay". Các người theo Ngài có thể tin là Chúa Giêsu không chỉ sống lại từ kẻ chết nhưng là sống một đời sống mới với Thiên Chúa. Việc Chúa Giêsu lên thiên đàng cho chúng ta hy vọng là một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ lên ở đó. Bây giờ Chúa Giêsu đang ở với Thiên Chúa. Ngài không còn hiện ra với các môn đệ nữa. Nhưng vì Ngài ở với Thiên Chúa, cũng như Thiên Chúa Ngài hiện hữu với tất cả mọi người, không bị thời gian hay không gian chi phối. Ngài không hiện thực, nhưng Ngài lại hiện hữu. Vì Chúa Giêsu sống với Thiên Chúa, chúng ta được bảo đảm là Ngài sẽ trở lại. Trong lúc chờ đợi, vì sự hiên diện của Ngài là Chúa của tất cả, Ngài sẽ hoạt động với các tôi tớ Ngài để thi hành chương trình của Thiên Chúa. Phần chúng ta, chúng ta nên hăng hái làm việc ở trần gian, cộng tác với Ngài như chúng ta đang làm. Chúng ta để ý đến Chúa Giêsu, Ngài ở đâu thì chúng ta cũng sẽ ở đó. Mọi sự quay quần quanh việc Chúa Thăng Thiên. Vì điều đó giúp chúng ta tin là Chúa Giêsu sẽ trở lại. Và Ngài đang thống trị trên các tạo vật. Ngài gởi Chúa Thánh Thần đến cho chúng ta. Ngài là thầy cả đã mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Lễ Chúa Thăng Thiên cho chúng ta biết bao nhiêu hy vọng.

Sau Chúa Thăng Thiên, các môn đệ phải làm gì để tiếp tục công việc? Có nhiều việc phải làm: rao giảng phúc âm, chia sẽ thương yêu và chữa lành. Có một số môn đệ muốn làm ngay những việc đó. Chúng ta có thể tưởng tượng các ông xăn tay áo lên sẵn sàng làm việc, các ông có nghĩ là vì các ông đã học hỏi được nhiều với Chúa Giêsu khi Ngài ở với các ông, và vì Ngài đã hiện ra với các ông sau khi Ngài sống lại, nên các ông có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt để ra đi thay đổi thé giới hay không? Có lẻ có một số môn đệ còn hơi dè dặt và nghĩ là họ chưa sẵn sàng. Nhưng, vẫn có những môn đệ hăng say muốn làm việc gì, bất kỳ việc gì ngay lúc đó. Nhưng, có ngày nọ cảm thấy chán nản vì họ phải "chờ đợi với lời hứa của Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã nói với các ông". Khi có nhiều việc phải làm, phần đông không ai muốn dừng lại để chờ đợi mà không làm gì cả.

Giáo Hội tiên khởi sẽ gặp nhiều sự thay đổi. Chúa Thăng Thiên là thời gian giao thời giữa thời một sự việc kết thúc và một sự việc mới sẽ bắt đầu. Nhưng chưa hẵn thế. Mặc dù các ông vội vàng hăng hái thi hành chương trình của họ thì họ được bảo phải chờ đợi, và họ chờ đợi, trong lúc sẵn sàng được Thiên chúa tác động trên họ. Tôi nghĩ là trong các cuộc hội họp của giáo hội tiên khởi, khi có lời cầu nguyện bảo ra đi là các tín hữu sẵn sàng ngay. Mặc dù có việc nan giải trong gia đình hay trong giáo hội, họ chỉ nghĩ đến việc làm, họ quên là các thành viên phải cộng tác với Chúa Thánh Thần "là lời hứa của Chúa Cha". Chúa Thánh Thần sẽ đến và bắt đầu một thời đại mới, khi lời nói và việc làm của các tín hữu là thành quả của đời sống Chúa Thánh Thần và họ. Với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần các dự định của chúng ta có thể có sự thay đổi, theo chiều hướng mới, theo thói quen mới, một bước ngoặt mới mà chúng ta không biết trước được. Có thể chúng ta bớt hăng hái, bớt chú trọng đến thành quả, nhưng chấp nhận lời khuyên của người khác và một cách linh hoạt hơn sẵn sàng thay dổi khi cần đến, giúp các tín hữu và chúng ta làm sao mở lòng trí đón Chúa Thánh Thần.

Trước hết là chờ đợi để lãnh nhận những gì Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Chúng ta là thành viên trong giáo hội và với tư cách cá nhân. Chúng ta phải tìm cách "chờ đợi" như thế nào. Chúng ta cố gắng mở lòng trí đón nhận Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần có "cách thức chờ đợi" phản ảnh sự việc chúng ta dựa vào Thiên Chúa. Để lời cầu nguyện được tập trung vào việc xin ơn hướng dẫn cho cộng đoàn tín hữu để có thể trở nên dấu chỉ hy vọng của sự Thăng Thiên cho cộng đoàn nhờ đó; họ tin vào lời hứa là Ngài sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến để hướng dẫn chúng ta.

Có thể chúng ta tham gia tích cực trong các sự việc làm cho Thiên Chúa, tuy nhiên trong những lúc bận rộn đó chúng ta vẫn có thái độ chờ đợi, ngay cả khi chúng ta thực hiện dự án của chúng ta. Có người bắt đầu ngày mới với sự im lặng cầu nguyện mở lòng trí dựa vào Thiên Chúa cho sự sống và được nuôi dưởng. Có người khác dù bận rộn vì gia đình, việc làm và phục vụ, nhưng suốt ngày luôn nghĩ đến lời cầu xin bằng lời cầu nguyện ngắn ngủi được lập đi lập lại. Trường hợp đó sẽ giúp họ mở lòng trí dựa vào Thiên Chúa để xin hướng dẫn để đáp lại Thiên Chúa "Xin Chúa hãy nói lên, tôi tớ Chúa đang lắng nghe: Lạy Chúa, này con đây, con sẵn sàng làm theo ý Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net/suy-niem/chua-nhat-chua-len-troi-c/