Trích từ Dân Chúa

Trả Lời Thắc Mắc: phương thức rước Mình Máu Thánh Chúa cách xứng đáng

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: xin cha giải thích về ý nghĩa và điều kiện để rước Mình Máu Thánh Chúa cách xứng đáng theo Tuyên ngôn mới đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Trả lời: Trong phiên họp bán niên tháng 11 vừa qua tại Baltimore, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã công bố một bản tuyên ngôn quan trọng về vấn đề chuẩn bị để rước Chúa Kitô cách xứng đáng theo giáo lý của Giáo Hội (Statement On Preparing to Receive Christ Worthily in the Eucharist).

Sau đây là những điểm chính trong Tuyên ngôn này:

1- Chúng ta tin tưởng gì về việc kết hiệp với Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể ?

Qua việc kết hợp mật thiết (hay gọi nôm na là rước lễ = holy communion) với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, chúng ta được chia sẽ chính Mình và Máu thánh Chúa hiện diện thực sự trong hình bánh và hình rượu được linh mục truyền phép (consecrated) trong Thánh Lễ Tạ Ơn (The Eucharist). Giáo Hội Công Giáo dạy và tin có sự biến đổi bản thể (transubstantiation) của bánh và rượu thành bản thể của Chúa Giêsu do quyền năng của Chúa Thánh Thần thực hiện qua tác vụ của các thừa tác viên có chức rhánh (linh mục, giám mục) trong Thánh Lễ. Việc kết hiệp này trước hết có nghĩa là tham dự vào MỘT Hy Tế duy nhất của Chúa Kitô khi Người dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha trên thập giá năm xưa. Thánh Lễ Tạ Ơn là chính Hy Tế duy nhất này của Chúa Kitô được diễn lại trọn vẹn một lần nữa. Và đỉnh cao của hy tế là hiệp lễ tức là rước lấy Mình và Máu Chúa Kitô (holy communion) như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rõ: “ hiệu quả cứu chuộc của hy tế được thực hiện trọn vẹn khi ta rước Mình Máu Chúa Kitô trong phần hiệp lễ”. (x. Ecclesia de Eucharistia,16)

Thứ đến, rước Mình Máu Chúa Kitô cũng thể hiện sự hiệp nhất với nhau trong Giáo Hội vì Giáo Hội là Thân thể Chúa Kitô. Đó là lý do vì sao Thánh Phaolô đã dạy: “Bởi vì chỉ có một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cr 10:17).

Sau nữa, rước lễ cũng cho ta được tham dự vào thiên tính (divinity) và sự phục sinh của Chúa Kitô như chính Chúa đã hưá trong Tin Mừng Thánh Gioan: “ Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sống muôn đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết.” (Jn 6:54).

2- Ai được phép rước Lễ ?

Qua bí tích rửa tội và chia sẽ niềm tin vào Phúc Âm của Chúa Giêsu-Kitô, chúng ta trở thành chi thể của Giáo Hội dưới quyền tông truyền của Đức Thánh Cha và các Giám mục hiệp thông. Do đó, trừ một số trường hợp ngoại lệ, chỉ những ai là thành viên của Giáo Hội Công Giáo mới được phép rước Mình Máu Chúa trong phụng vụ thánh thể (Thánh Lễ Tạ Ơn) của Giáo Hội mà thôi.

Muốn rước Mình Máu thánh Chúa cách xứng đáng, đòi hỏi hai chuẩn bị sau đây:

a- Chuẩn bị xa (remote preparation): việc này liên quan đến đời sống đức tin

hằng ngày của người tín hữu. Có nghĩa là mỗi người phải xét xem mình đã sống dức tin ra sao, có chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm trong bậc sống hay không. Có siêng năng cầu nguyện và xa lánh tội lỗi không vì tội, nói chung, làm thương tổn đến sự hiệp thông không những với Thiên Chúa mà với tha nhân nữa. Nếu là tội trọng (mortal sin) thì bắt buộc phải xưng tội và thực tâm thống hối trước khi rước Lễ. Trường hợp bất khả kháng không xưng tội được thì có thể được phép rước lễ nhưng với điều kiện phải thống hối cách trọn và quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt sau đó khi có thể (if a grave reason for approaching the eucharist exists, and the opportunity for confession is lacking, we are permitted to receive holy communion provided that we first make an act of perfect contrition and resolve to go to confession as soon as possible thereafter).

b- Chuẩn bị gần (proximate preparation):

Cũng cần nói thêm là Giáo Hội cho phép rước Mình Thánh Chúa bằng lưỡi hay bằng tay. Nếu chọn cách rước bằng tay, thì khi linh mục hay thừa tác viên thánh thể đặt Mình Thánh Chúa vào lòng bàn tay, thì người rước lễ phải bỏ ngay vào miệng trước mặt người trao Mình Thánh Chúa, chứ không được phép cầm về chỗ ngồi dù để thờ lậy vắn tắt trước khi rước vào lòng. Việc thờ lậy hay tâm sự gì với Chúa Giêsu Thánh Thể thì lúc thích hợp là sau khi đã rước Chúa vào lòng rồi chứ không phải còn để trên tay mới thờ lậy được. Việc này hoàn toàn sai kỷ luật của Lễ Qui Rôma về việc rước Mình Thánh Chúa, nếu ai cố ý hay vô tình làm như vậy. Lại nữa, cách rước Minh Máu Thánh bằng hình thức chấm Mình vào Máu thánh Chúa (Intinction) cũng đang được cho phép trong Giáo Hội. Nhưng với cách này thì bắt buộc phải ruớc bằng lưỡi chứ không bằng tay được.

c- Những ai không nên rước Mình Máu Thánh Chúa ?

Là tín hữu hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội thì ai cũng có thể rước Mình Máu Chúa. Tuy nhiên, có một số trường hợp người ta không nên rước Chúa như sau:

Đó là những ý chính trong Tuyên ngôn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về việc rước Mình Máu Chúa Kitô cách xứng hợp.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

URL: http://danchuausa.net/song-dao/phuong-thuc-ruoc-minh-mau-thanh-chua-cach-xung-dang/