Trích từ Dân Chúa

6. Tu viện Hữu Lễ

Lm Nguyễn Huy Tưởng

Tại dòng Mến Thánh Giá Phát diệm những người chung quanh chị Diện không biết được thử thách suýt nữa làm mất ơn gọi của chị. Sau kỳ phòng đầu năm 1930 chị được sai vào Hữu Lễ cách Phát Diệm 100 cây số. Hơn tất cả những sự thay đổi xảy ra vào lúc đó, việc đổi chị Diện gây xôn xao. Chị đã trải qua bao nhiêu biến cố khác thường mà bây giờ chị rời bỏ tu viện nơi xảy ra những thử thách như thế cũng như nơi chị lãnh nhận bao nhiêu hồng ân của Chúa, những hồng ân chỉ có chị biết mà thôi.

Việc ra đi của chị lại gây bàn tán. Về phần chị nếu chị sợ ở trong tu viện mà danh tiếng chị người ta đã biết trước, nhưng chị không tiếc xót cộng đoàn Phát diệm nơi chị đã bị nhiều đau khổ. Chị ra đi trong lúc cả nhà thương chị và nhất là mẹ bề trên trong hai hay ba tuần lễ không ai phàn nàn gì về chị cả.

Lúc chị rời Phát diệm người ta nghĩ gì về tương lai chị nữ tu 23 tuổi đã làm xáo trộn cộng đoàn trong 5 năm trời?

Một đàng nhìn lại quãng đường hơn năm nâm thì người ta tiên đoán không mấy tốt đẹp cho chị. Khi quỉ quấy phá, dù chị không có những hành động ngoạn mục như các nạn nhân khác, chị lại đảm nhận vai trò chính yếu và theo lời tuyên truyền của các chị bị quỉ ám thì người ta tin là chị đồng loã với quỉ và còn là chỗ dựa thực cho hoả ngục nữa. Vài lần hiện ra mà đệ tử trông thấy tuy không rõ ràng và không bao giờ ra ánh sáng lại làm cho người ta nghi chị đánh lừa. Rồi mưu mô của những người muốn lấy chị lại gây ấn tượng không tốt. Tất cả đem lại cho người ta cảm nghĩ là chị giả hình. Nếu thực như thế thì tương lai chị Diện không tốt đẹp gì, vì những bất ổn và mâu thuẫn. Thánh Giacôbê nói: "Con người có hai linh hồn thì luôn bất ổn trong cuộc sống của họ." (Giacôbê 1.8) Chúa Giêsu cũng cho ta một qui luật: "Cây xấu không sinh quả tốt." (Matth. 7:8).

Đàng khác trong những lần hiện ra sau cùng kể ở trên, Chúa Giêsu đã nói cho chị là: "..Ta sẽ cho bề trên con biết những gì liên quan đến quá khứ của con và những ơn cha ban cho con vì ta tin con sẽ dùng những ơn đó cho nên. Sẽ có dấu hiệu để không ai có thể chối bỏ." Dấu hiệu này chúng ta thấy nơi sự duy nhất trong cuộc sống chị, chứng minh cho ta là thay vì chị có hai cuộc sống thì chị chỉ có một nỗi lo lắng là phụng sự và yêu Chúa. Trong 15 năm chị còn sống ở trần gian chúng ta thấy chị có sự quân bình siêu nhiên của các thánh nhân, vượt trên những nữ tu đạo đức trung bình khác và hoàn toàn trái hẳn với cuộc sống sóng gió tại Phát diệm.

Vừa khi đến tu viện mới không còn quỉ ma cũng chẳng còn được thấy hiện ra. Chị Diện chỉ khác người ở chỗ chị đạo đức và làm gương cho người khác hơn. Nhờ mấy thư viết từ Hữu lễ chúng ta thấy được trạng thái tâm hồn của chị.

Ngày 27/2/1930. "Từ khi đến đây con khoẻ hơn xưa. Linh hồn con tiến bộ khác thường và con cảm thấy đứng đắn hơn, cương quyết hơn trước. Dù con phải săn sóc bịnh nhân đàn ông, con không chú ý gì họ hết. Khi săn sóc họ con coi họ là Chúa Giêsu và như thế con nghiêm trang và vững chãi như nữ tu lớn tuổi. Chỉ khổ là ngửi mùi của họ con lộn mửa và mửa ra hết. Có phải như thế là con còn tự ái phải không? Con sợ Chúa thấy thế sẽ cau mày."

"Bề trên chỉ việc cho từng chị. Chị thì làm bếp, chị làm vườn..Con thì coi bịnh nhân với một chị khác. Khi xon việc con giúp làm vườn. Con không từ chối giúp đỡ tuỳ theo khả năng. Trong giờ chơi chúng con vui lắm. Thưa cha, chúng con hạnh phúc lắm. Cha đừng lo con sẽ theo lời cha khuyên như bây giờ."

Ngày 4/3/1930... "Thưa cha, có phải cha lo con không bền đỗ không? Không cha đừng sợ nữa. Con đã quyết định không bao giờ làm phiền cho Chúa Giêsu.. Con thường suy nghĩ về một tư tưởng để ghi chặt vào lòng con là dù con đi đâu con cũng không thoát khỏi tay Chúa. Vậy bao lâu Ngài còn yêu con, chỉ việc gắn bó với Ngài. Nếu không con sẽ rất khốn khổ."

"Hiện nay con yêu Chúa Giêsu lắm. Con hình như bị ngài bắt lấy một cách thiêng liêng. Không thể bỏ Ngài được. Con chỉ nói thế được khi cha cầu cho con. Nếu cha bỏ con con không hiểu mình sẽ ra sao."

Chỉ sau vài tháng ở Hữu Lễ, vẻ đẹp đặc biệt, sự khiêm nhu và sự dễ thương đã thu hút mọi người. Lại có mấy chàng rắp ranh bắn sẻ. Chị ý thức nguy hiểm đó và trình bày trong thư trên:

"Ở đây nguy hiểm cho con hơn ở Phát Diệm 7 lần. Con cho cha hay. Nhưng con còn chống cự được thì xin cha cứ giữ bí mật cho con... Cha đừng lo. Nếu con sắp ngã là con cho cha hay liền. Con quyết định không giữ bí mật như hôm nọ nữa. Không có lý gì điều đó xảy ra một lần nữa."

Còn điều quyết định con đồng ý với cha trong kỳ tĩnh tâm, và con đã ghi chú thì con vẫn giữ. Con chưa lỗi luật nào. Không ngày nào con không đọc luật như thế sẽ dễ xét mình khi có gì thiếu sót.

"Con cũng cố gắng giữ đức bác ái như Chúa đã truyền. Không thể yêu như Ngài yêu. Nhưng con cố yêu người khác như mình. Con không nói hành ai. Vì trẻ tuổi con không thể chận đứng việc nói hành nơi các chị khác. Con phải nghe họ nói hành. Thường điều ấy xảy ra khi con làm việc với một chị khác. Khi con nghe nói hành con chỉ cười: con không nói gì thêm hay thuật lại cho người khác."

"Con tìm cách theo ý mọi người. Khi các soeurs cần gì mà không dám hỏi, mà con biết thì con cũng giúp các chị. Con yêu các chị như nhau. Con không cho phép mình yêu riêng ai. Trong giờ chơi con nói chuyện với hết mọi người không phân biệt ai. Khi con làm việc với một chị hay gặp chị nào con cười với họ và không nói gì và hình như các chị thích lắm."

"Ôi, con thường nghĩ đến lúc con gặp cha và nói con không còn bề trên hay linh hướng nữa... Lúc đó con thật hồi hộp..và con khóc ròng. Cha đã làm như tông đồ Gioan chạy đến với người môn đệ đã bỏ con đường tốt lành để theo bọn cướp. Điều này khắc ghi vào tâm khảm con, không bao giờ con quên những gì cha nói với con."

"Ngày 15/7/1930. Con sợ sau khi khấn trọn Chúa Giêsu và cha không còn lo cho con như bây giờ. Lúc đó con phải vác thánh giá một mình không thể nhờ ai? Điều này thực nặng nề. Sau khi con khấn trọn cha sẽ thở phào nhẹ nhõm và cha nghỉ ngơi hay không?"

"Ôi không biết Chúa có bằng lòng khi con khấn trọn hay không? Nếu ngài bằng lòng con sẽ còn chịu khó làm vui lòng ngài. Còn cha, cha của con, cha hài lòng không? Nghĩ lại những khó nhọc cha phải chịu vì con làm cho con phải suy nghĩ. Phải con phải khấn trọn với bất cứ giá nào... Con xin cha cầu cho con."

Chị Diện lo cho ngày khấn trọn gần kề. Chị hiểu và cảm thấy hơn người khác sự quan trọng của việc hiến thân dứt khoát. Trong tháng 10 năm 1930 chị viết:

"... Thường khi nghĩ đến vô số ơn Chúa ban và lòng nhân từ của cha đã cứu ơn gọi của con và cho con được hạnh phúc sống trong nhà Chúa trái tim con muốn nhảy ra khỏi lồng ngực và con khóc trong im lặng. Chỉ mình Chúa biết. Riêng con, con muốn hiến thân cho Chúa trọn vẹn, dâng cho Ngài xác hồn con cho đến chết và không cho ai một phần nào. Như thế đối với con là con thành thực với Chúa và vì thế con sung sướng khấn trọn.

"Nhưng còn những chuyện không liên quan đến con con lo âu và run rẩy. Phải, phải, con rất sợ. Con nói chung thôi không phải nói về tu viện này đâu. Bao nhiêu điều thay đổi sau khi khấn trọn. Kết quả ra sao? Chúa sẽ nghỉ ngơi. Bề trên sẽ ngoảnh mặt để mình muốn làm gì thì làm: không còn khuyên nhủ. Như thế tốt hay xấu mình phải chịu không ai chịu cho ai. Trong tình thế đó phải xử sự ra sao? Đó là đề tài suy gẫm của con để sửa soạn khấn trọn. Thời gian gần đến rồi.. Hiện tại hồn con an bình và con trung thành với lời hứa với cha khi con hôn nhẫn cha."

Từ đầu năm 1931 chị Diện hiến dâng mình vĩnh viễn cho Chúa trong trạng thái tâm hồn hoàn toàn bình an. Khi trở về tu viện chị viết vào ngày 8/2/1931:

"Ôi cha thân ái, con biết ơn cha như trời biển. Con sung sướng không tưởng được vì sau cùng được đồng trinh trọn đời. Gần lễ thánh Catherine con sẽ trình cha về những tiến bộ của linh hồn con. Còn bây giờ con vui ơi là vui. Mẹ Bề trên và các chị rất tốt với con. Cha đừng lo cho con về chuyện đó."

"... Có thể cha tin những chuyện người ta kể về con: con dễ liên hệ với người này người kia. Cha là cha linh hướng, cha hãy đứng cạnh con vào chỗ Chúa Giêsu. Con không có gì phải dấu cha cả. Tính con thích tử tế với mọi người. Có lẽ vì con quá đáng nên có người lợi dụng để lo cho con và hỏi tin về con. Thực ra con đoan chắc với cha là trước mặt Chúa con không có ý liên hệ với ai cả. Con cảm thấy không cần làm như thế."

"Nếu ở trần gian vợ chồng để ý nhau thì con còn phải trăm lần lưu ý đến Chúa. Cha không hài lòng vì con không cho Chúa hết? Không, thưa cha, không phải thế đâu. Con không hiểu tại sao có người chỉ gặp con có một lần lại hỏi thăm tin tức về con? (chị đưa ra nhiều thí dụ) Cha có thể thấy rõ là con không liên hệ với ai cả. Họ muốn con thân với họ cũng vô ích thôi, tình bạn không do Chúa nối kết thì con không cần. Họ muốn khen con thì họ cứ việc, con không mảy may chú ý."

Trong thư ngày 27/12/1931 chị nói tới khuyết điểm chị cố sửa mà không thành công.

"Con an hưởng bình an. Nhưng đôi khi khi con làm việc đạo đức con thấy khô khan và ngủ nhiều. Thường xảy ra trong tuần con phải trực bịnh nhân. Ban đêm phải liên tục giúp đỡ họ. Khi họ chết phải mang quan tài đến và sau đó mới đi ngủ được. Nhưng lúc đó con lại sợ và không ngủ được. Con không dám nhúc nhích và nín thở. Xin cha tha cho con vì con không sốt sắng khi làm việc đạo đức."

"Đôi khi con ngủ khi con cấy lúa. Con không thể chống lại cơn buồn ngủ. Khi đọc kinh thì càng buồn ngủ hơn. Hình như Chúa không để ý truyện đó nhưng con cũng phiền lắm."

Ngày 5/1/1932: "Có phải cha lo cho con và hỏi con có sẵn lòng theo ý Chúa hay không? Từ khi con vào dòng Hữu Lễ, con không bao giờ làm phiền lòng Chúa và cha. Con sung sướng được chịu đau khổ. Thực nhọc mệt khi coi bịnh nhân, nhưng con hài lòng vì nhiệm vụ đó vì con biết Chúa Giêsu và cha luôn thân ái với con và cha cho con đi xa như thế không phải để làm cho con đau khổ, nhưng chỉ để con an tâm trong nơi an lành. Vì thế con ôm lấy mọi thánh giá Chúa gửi. Vì con biết đó là ơn lành của Chúa và của cha. Do đó những điều nặng nhọc con không thấy nặng."

"Con vẫn khoẻ và sốt sắng hơn nhất là bây giờ con được ở chung với Chúa Giêsu càng tăng thêm tình yêu. Mẹ Bề trên vừa cho con làm từ nhà thờ, vậy là con có nhiều dịp gặp Chúa khi dọn dẹp nhà Chúa. Điều này làm cho con rất vui."

Ngày 27/7/1932 chị còn viết:

"... Linh hồn con an bình và con khoẻ mạnh. Mẹ bề trên và các soeurs tử tế với con và con cũng tử tế với hết mọi người. Con không có lý do gì phải buồn phiền. Tuy nhiên chỉ có một điều là con không làm việc tay chân như các chị khác được, làm cho con phiền lòng. Con hết sức cố gắng, con cố gắng sàng gạo nấu ăn hay làm vườn. Con cố làm ba chuyện đó mà không được. Cha sở biết con hậu đậu, đôi khi cha và các chị chọc con truyện đó và con buồn vì không làm việc như các chị được. Xin cho con than thở với cha. Vì con không có gì phải than vãn hết."

Khi soeur Diện viết thư này thì Roma vừa trao giáo phận Phát Diệm cho hàng giáo sĩ bản xứ sau khi tách tỉnh Thanh Hoá và Sầm nứa trao cho Hội Thừa sai Balê. Dòng Mến Thánh Giá theo qui luật của Đức Cha Lambert de la Motte là dòng địa phận. Vì thế theo ý Toà thánh dòng chia hai và dòng ở trong địa phận Thanh hoá thì thuộc quyền Giám mục Thanh Hoá.

Vì ở trong tu viện thuộc giáo phận mới nên chị Diện dưới quyền Giám mục mới. Phải ba năm mới xây nhà Mẹ và nhà tập cho nhà dòng. Chị tiếp tục đi tĩnh tâm hâng năm tại Phát Diệm. Trong thời chuyển tiếp này không có thư từ của chị. Đến năm 1935 có hai thư. Sau đây là những đoạn trích:

Ngày 11/2/1935... Trong tuần tĩnh tâm Chúa ban cho con nhiều ơn. Những ơn năm cũ hình như đã tan biến. Nhưng Chúa lại ban những ơn cũ và còn ban thêm nhiều ơn mới nữa. Nhất là Chúa cho con tình yêu dạt dào. Bây giờ lòng con tràn đầy Chúa. Buồn hay vui xảy đến không chiếm nổi lòng con."

"Đàng khác Chúa cho con ơn cầu nguyện mới. Nhờ ơn này, ơn Chúa đã sinh hoa quả trong lòng con sáng láng mà con chưa hề nhìn thấy. Bây giờ Chúa thúc đẩy và lâm việc với con. Con có thể nói với cha linh hướng là ơn tuần tĩnh tâm đã có hiệu quả. Con chưa phí phạm ơn nào và con tiến bộ mỗi ngày một hơn."

"Con càng yêu Chúa, con càng thân ái với cha. Con biết con càng thánh hoá, con càng hữu ích cho cha về phương diện tinh thần và càng giúp cha vác thánh giá. Con đường nhân đức con theo bây giờ là tự hiến để chịu đóng đanh và trở nên hình ảnh Chúa Giêsu chết trên thập giá. Đó là con đường Chúa chỉ cho con và con thực sự theo trong lúc này. Đó là lý do tại sao con chết cho mọi sự trên thế gian. Con chỉ mơ nước trời và kết hợp mãi mãi với Chúa. Trong suốt tuần phòng con chỉ tâm sự với Chúa thôi."

"Thưa cha, con xin cha cầu cho con để con dùng ơn Chúa cho nên trong tuần tĩnh tâm này và con nên thánh trước mặt Chúa. Con thấy Chúa muốn thế và cha cũng như người khác cũng muốn thế. Do đó con dựa vào ơn Chúa ban cho con và con thành công sau này. Con sẽ thực hiện điều cha và Chúa muốn. Con không muốn nổi danh làm thánh trước mặt người đời con chỉ muốn như hạt minh châu nằm trong đá và không ai biết đến. Đó là ao ước của con vì con càng quí trọng đức khiêm nhường con càng hiểu nhân đức đó hơn."

Trong thời gian đó trường nữ trong xứ được trao cho chị Diện. Chị có nhiệm vụ không những dạy kinh sách và giáo lý thuộc lòng mà còn dậy đọc và viết. Đây là giai đoạn đầu trong chương trình canh tân trường nữ tại thôn quê Việt nam. Còn phải nói, các nữ sinh yêu chị giáo trẻ vô cùng.

Cùng trong thời gian này chị bắt chước thánh Catherine chị dám chỉ bảo cho giám mục Thanh hoá trong một thư như sau:

"Ngày 16/2/1935. Thư cha cho con hay bịnh cha không nặng và cha sẽ khỏi. Con vui mừng cám đội ơn Chúa. Con sợ cha lo nhiều chuyện sẽ làm cha chia trí và rồi... Điều này không có gì cho ta ngạc nhiên cả vì dù ở địa vị cao thì vẫn còn bản tính con người. Nếu không có ơn đặc biệt bao phủ chúng ta thì khó lòng tránh khỏi."

Chúa khôn ngoan vô cùng yêu thương cha, đã chọn con là trinh nữ mọn hèn, yếu đuối xấu xa trăm bề, mắc nợ cha hơn ai hết, và ngài buộc con phải trả nợ cho cha. Như ngài đặt trên vai con một phần thánh giá của cha và đòi con vác cách thiêng liêng. Vì thế tâm trí con và lòng con luôn nghĩ đến những công việc bề bộn của cha và theo ơn soi sáng để giúp cha nhanh chóng và hiệu quả.

"Trên hết Chúa in vào lòng con hai điều này: 1) cầu xin cho cha được ơn khôn ngoan để luôn theo ý Chúa để ngài được vinh danh trên toàn địa phận. 2) Cầu xin Chúa để cho đừng bao giờ những lo lắng cho công việc làm cha sao nhãng bổn phận chính yếu quan trọng mà Chúa trao cho cha trong chức vụ cao trọng. Việc thực hành các nhân đức và những hi sinh mà Chúa chỉ cho con cũng giúp cha mang thánh giá ngài cho đến đỉnh núi sọ."

"Còn con, lạy Cha, Chúa trao con cho cha từ lâu rồi, Con xin cha hãy theo ơn thúc đẩy của Ngài để dẫn con lên đỉnh hoàn thiện."

Thư này viết vào năm sau cùng chị Diện ở Hữu Lễ. Trong thời gian sáu năm ở đây, lòng sốt sắng của chị không giảm sút mà chỉ tăng thêm thôi. Khác với ở Phát diệm chị được mọi người thương mến kính trọng. Ai cũng kính phục sự kiên nhẫn và lòng khiêm nhường. Không bao giờ chị phàn nàn về ai cả. Nhiều người ngạc nhiên thấy chị yêu thương đặc biệt với những ai làm phiền chị. Họ chưa thấy ở đâu như thế. Rõ ràng lòng yêu thương thực hành đến độ anh hùng đó chỉ có do lòng đạo đức sâu xa khác thường.

Chính vì lòng đạo đức đó mà chị quá bác ái, đã có can đảm cho bề trên hay những sai lỗi nặng trong luật dòng. Hai lần chứng kiến chuyện đó, chị cầu nguyện hỏi ý cha giải tội và cho bề trên hay vì lợi ích hội dòng.

Khi chị đi Hữu Lễ ai cũng tiên đoán chị sẽ làm cho họ thất vọng. Nếu chị giả hình như họ chủ trương thì tiên đoán của họ đã xảy ra vì cây xấu không sinh quả tốt được. Ngay cả khi chị có giả hình chăng nữa và chị cứ hoàn toàn theo ý mình, thì chị không thể tiến lên và giữ được cuộc sống siêu nhiên đòi phải có ơn trợ giúp đặc biệt của Thiên Chúa. Bàn tay Chúa ở đây. Thế là thực hiện điều Chúa hứa: "Sẽ có dấu hiệu mà không ai chối cãi được cách hợp lý." Chín năm sau cùng của chị chỉ làm sáng tỏ thêm việc thực hiện rõ ràng hơn lời hứa của Chúa.

(còn tiếp)

Lm Nguyễn Huy Tưởng

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

URL: http://danchuausa.net/quy-nhap-tu-vien/6-tu-vien-huu-le/