Trích từ Dân Chúa

Chương III: Cuộc Hành Trình Bắt Đầu

Lm Giuse Trần Đình Long, SSS

Hôm nay Thiên Chúa gọi tôi.
Ngày mai e rằng sẽ trễ.

Chủng Viện và Làm Linh Mục

Sau cái chết của cha, Eymard đương nhiên thừa kế ngôi nhà và công việc buôn bán của gia đình, nhưng cậu chẳng màng chi những thứ đó. Điều mà cậu quan tâm là được tiếp tục việc học để làm linh mục. Thế là cậu giao tất cả mọi sự lại cho chị Marianne, lúc đó chị đã ba mươi hai tuổi.

Eymard đã nộp đơn xin gia nhập chủng viện giáo phận Grenoble, vì nghĩ rằng chương trình học của chủng viện giáo phận sẽ nhẹ hơn chương trình của dòng, và như thế sẽ đỡ hơn cho sức khỏe yếu ớt của cậu. Ban giám đốc chủng viện đòi phải có giấy giới thiệu của cha sở, vì cậu không theo các giai đoạn đào tạo thường lệ của chủng viện. Điều mà Eymard cho là vấn đề đơn giản thì lại biến thành nỗi trắc trở làm hỏng việc của cậu. Khi cậu trở về nhà xứ để xin giấy giới thiệu, thì cha sở không những tỏ ra vẻ mặt lạnh lùng, khó chịu mà còn nói rằng viết một lá thư như vậy phải mất nhiều thời gian suy nghĩ và cân nhắc, nên cha bảo cậu về nbà chờ rồi sẽ gửi thư đến sau. Từ sự việc như vậy, Eymard và các chị kết luận rằng giấy giới thiệu của cha sở sẽ chẳng có gì là thuận lợi, vì cha đâu cần phải mất quá nhiều thời gian để nhận xét một cậu thanh niên mà cha đã biết quá rõ về gia đình, hơn nữa, cha vừa làm lễ an táng cho cha mẹ của họ. Vì thế khi lá thư đến nhà, Eymard lập tức cho vào bếp lửa. Không có thư giới thiệu của cha sở, Eymard đành phải tự mình thử vận may.

Đặt tất cả niềm phó thác nơi Thiên Chúa và nơi Đức Trinh Nữ Maria, cậu bắt đầu lên đường đến Grenoble để vào chủng viện. Trên đường đi, cậu đã ghé vào viếng nhà thờ chính tòa ở gần chủng viện. Trong suốt thời gian cầu nguyện, cậu băn khoăn không biết mình đã hành động đúng hay sai khi hủy đi lá thư của cha sở. Cậu tự hỏi ban giám đốc có thể cứu xét đơn xin nhập chủng viện mà không cần thư giới thiệu của cha sở không? Cuộc hành trình dài của cậu đến chủng viện thật gian khổ và đầy thử thách. Phải chăng đây là trở ngại cuối cùng? Phải chăng cậu sẽ trở về nhà trên một chuyến xe ngựa khác cùng với giấc mộng vỡ tan thêm một lần nữa? Cậu đặt tất cả mọi sự dưới chân Đức Mẹ.

Rời nhà thờ chính tòa trong lòng đầy những lo lắng, nhưng cậu vẫn cương quyết không bỏ cuộc. Lầm lũi bước đi, cậu gặp Đức Giám Mục Mazenod, vị sáng lập Dòng Đức Mẹ, người đã nhận cậu vào nhà tập ở Marseilles hai năm trước. Ngài rất đỗi kinh ngạc khi gặp Eymard vẫn còn sống và lưu lạc một mình ở Grenoble. Eymard kể lại mọi sự đã xảy ra từ lúc còn ở Marseilles cho đến bây giờ cậu đang trên đường tìm đến chủng viện giáo phận. Sau khi nghe xong, Đức Cha mỉm cười và nói: “Nào, đi với cha, cha cũng đang trên đường đi đến đó. Cha sẽ kể cho chủng viện biết những điều không may đã xảy đến cho con.” Nhờ sự giới thiệu của vị Giám Mục, cậu đã được nhận vào chủng viện. Từ thâm tâm, cậu tin rằng chính Đức Mẹ đã nghe lời cầu xin của cậu.

Phêrô Eymard đã theo học các môn thần học ở Đại Chủng Viện Grenoble cùng với các chủng sinh khác có cùng một ý hướng như cậu. Cậu không tự ti vì mình chưa hoàn thành các môn học cơ bản trước, nhưng cậu cố gắng học hành chăm chỉ và đã đạt điểm trung bình trong các môn học. Cậu đã học để biết cách làm chủ chính mình và để kiềm chế những ý nghĩ muốn trổi vượt. Tự bản chất của người thành niên trẻ này đã có sự nhiệt tâm và tài khéo. Tuy nhiên, chính sự nhiệt tâm đó đã nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe vốn yếu ớt của cậu, và vì thế mà cậu đã phải cố gắng chiến đấu và chịu đựng suốt cả cuộc đời. Nhưng ít ra, trong thời gian học ở chủng viện cậu đã cố sống quân bình trong việc học và nghỉ ngơi để không gây nguy hại cho việc lãnh tác vụ linh mục sau này vì nguy cơ chứng bệnh cũ có thể tái phát.

Sau ba năm được đào tạo về thần học và tâm linh, thầy Eymard đã được thụ phong linh mục vào ngày 20-7-1834 do Đức Cha Bruillard, Giám Mục giáo phận Grenoble truyền chức. Ngay sau ngày thụ phong, cha Eymard đã một mình đến đền thờ Đức Mẹ L’Osier cách thành phố 20 cây số về phía Tây Nam. Ngày hôm sau, nhằm ngày thứ Ba, cha Eymard dng thnh lễ tạ ơn tại đền thờ Đức Mẹ. Nhiều người thắc mắc tại sao cha Eymard lại chọn nơi này để dâng lễ tạ ơn? Sở dĩ như vậy là vì đây là nơi mà hơn 10 năm trước, cha Eymard đã bắt đầu cuộc hành trình đi theo ơn gọi làm linh mục, lúc mà cha đã quỳ dưới chân Đức Mẹ và đã được Cha Touche Dòng Đức Mẹ khuyến khích, giúp cha tìm được con đường dấn thân dứt khoát.

Rõ ràng vì ân nghĩa ấy mà cha Eymard đã chọn Đền thờ Đức Mẹ L’Osier để cử hành thánh lễ đầu tiên. Đền thờ này được trao cho một linh mục dòng Đức Mẹ coi sóc. Đó chính là vị linh mục trước kia là cha giáo tập của Eymard ở Marseilles, bây giờ lãnh bài sai đến đó cùng với một linh mục khác trước kia cùng lớp tập sinh với Eymard. Cha Eymard quyết định đến L’Osier không chỉ với mục đích là khơi lại tình bạn hữu, hay vì thích nơi đó, nhưng mục đích là hy vọng được nhận lại vào dòng Đức Mẹ để sống tình huynh đệ cộng đoàn. Cha Eymard cũng không mời các chị của mình đến dự ngày lễhôm đó vì chắc chắn cha cảm thấy mình khơng chống lại sự ni nỉ của các chị để trở về phục vụ tại giáo phận, và đương nhiên với nh mắt từ mẫu của các chị, họ sẽ biết ngay ý định cha muốn gia nhập dòng Đức Mẹ.

Nhiều tuần lễ trôi qua, cha Eymard không trở lại La Mure. Chị Marianne rất hiểu cha Eymard nên bắt đầu nghi ngờ về ý định của cha. Vì vậy chị đã viết thư cho Đức Giám Mục tỏ bày mối quan tâm của chị. Dĩ nhiên là vị Giám Mục chấp nhận ý nguyện của chị Marianne, vì chị luôn quan tâm đến sức khỏe mong manh của em trai mình. Ngày 23-8, một tháng sau ngày lễ tạ ơn, cha Eymard nhận được thư Đức Giám Mục gửi đến yêu cầu phải về nhà quê nghỉ một thời gian trước khi lãnh bài sai đi xứ.

Tuy nhiên, cha bề trên dòng Đức Mẹ không có ý muốn nhận cha Eymard vào lại cộng đoàn. Thế là cha đành thu xếp hành trang trở về La Mure và chờ bài sai của Giám Mục. Cha Eymard đón nhận những biến cố xảy đến cho mình như là thánh ý Thiên Chúa. Cha ở nh cho đến tháng 10 thì Đức Giám Mục viết thư lại và đề nghị cha đến làm cha phó ở Chatte, một làng cách L’Osier không xa lắm. Cha Eymard đã đến nhận nhiệm sở mới để kịp cử hành thánh lễ trong nhà thờ xứ vào ngày Chúa Nhật 26-10.

Chatte và Monteynard

Chatte là một giáo xứ có khoảng 2000 dân, nằm về phía Nam của Grenoble gần với con sông Isere, dòng sông này đổ về phía Tây ra con sông Rhôn. Những người dân ở đó rất ngoan đạo. Là một linh mục mới được chịu chức, cha Eymard nhiệt tình làm tất cả mọi công việc mà cha xứ trao phó. Cha giảng dạy, giải tội, dạy giáo lý và cử hành thánh lễ thường xuyên tại bàn thờ Đức Mẹ. Những người làm chứng đã kể lại rằng họ thường gặp cha Eymard quỳ cầu nguyện lâu giờ trong nhà thờ và soạn bài giảng trước bàn thờ. Khi hướng dẫn giáo dân đi đàng thánh giá, cha Eymard thật sự bị xúc động. Thậm chí có một lần cha phải bước xuống khỏi bục giảng và không thể kết thúc buổi cầu nguyện.

Trong thời gian ở Chatte, sức khỏe của cha Eymard thật bấp bênh. Có nhiều lần cha bị bệnh liệt giường đến nỗi ho ra máu. Nhìn thấy tình trạng thể lý suy sụp của cha Eymard như vậy, người chị của cha xứ cũng là người làm bếp không muốn chứa chấp một người bệnh tật như cha trong nh. Cơ bếp e ngại cha Eymard đã bị chứng vim phổi mà cha đã một lần mắc phải lúc còn ở Marseilles và sau đó đã gần như trong cơn thập tử nhất sinh khi trở về La Mure. Cơ cũng sợ cha Eymard sẽ làm ô nhiễm chiếc giường mà cha đang sử dụng. Cha sở khơng thể chịu nổi sự m nheo lin tục của cơ bếp, v rốt cuộc bị p lực phải giải quyết vấn đề l chiều theo ý cơ ta. Thế là sau hai năm rưỡi lm cha phĩ xứ Chatte, cha Eymard đã nhận được bài sai của giám mục vào tháng 7-1837 để làm cha sở của một nhà thờ nhỏ cách La Mure không xa. Trong thư, Đức Giám Mục viết :

“Cha sở La Mure yêu cầu tôi bổ nhiệm cha về xứ Monteynard. Tôi đã đồng ý với thỉnh nguyện đó. Cha thân mến, hy coi sức khỏe của cha cĩ gì trở ngại khơng? Khí hậu ở đó không lạnh như ở La Mure, và tôi nghĩ rằng chị của cha sẽ có dịp đến để chăm sóc sức khỏe cho cha. Nếu cha chấp nhận việc thuyên chuyển này, hãy đi thông báo cho cha sở Chatte rằng sẽ có người khác thay thế cha ngay.”

Cc b chị của cha Eymard luôn quan tâm đến tình trạng sức khỏe yếu ớt của em trai mình. Chính họ đã chủ đông giật giây với cha sở xin giám mục bổ nhiệm em mình về gần nhà để có thể săn sóc sức khỏe cho em. Ngày 2-7 nhận được bài sai của giám mục, cha Eymard thu xếp hành trang chuẩn bị lên đường. Cha trở về La Mure, sau đó đi tĩnh tâm ít ngày tại đền thờ Đức Mẹ Laus trước khi đến nhiệm sở mới ở Monteynard vào ngày cuối tháng.

Cha Sở

Vừa đến Monteynard cha Eymard đã được giáo dân đón tiếp thật nồng nhiệt. Cách La Mure hơn 10 cây số về phía Bắc, Monteynard là một giáo xứ nhỏ nằm vắt vẻo trên sườn đồi với một quang cảnh thật đẹp nhìn xuống thung lũng phì nhiêu phía dưới với con sông Drac uốn khúc chảy ngang qua. Vo lc đó, xứ Monteynard có khoảng 450 gio dn, và từ lâu họ đã không có cha sở. Nhà thờ thì đổ nát, cho nên cha xứ mới về liền bắt tay vào công việc trùng tu. Cha Eymarđ viết thư xin những người bạn ở Grenoble giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của họ, cha đã mua được những bộ áo lễ mới và các đồ dùng trong nhà thờ, trong đó có cả một cái chuông. Nhờ lòng hảo tâm của các đan sĩ dòng Thnh Brunơ ở Grand Chartreuse gần Grenoble, cha đã có thể thay bàn thờ chính bằng một bàn thờ gỗ sơn son thiếp vàng. Cha Eymard cũng mua được một tượng Đức Mẹ của cha xứ cũ của mình ở La Mure với giá rẻ. Cha đ gy một ấn tượng khó phai trong lịng gio dn ở đó. Còn hai b chị của cha Eymard lo thu xếp việc quản gia trong nhà xứ, họ mang đến từ nhà ring của họ tất cả những đồ dùng cần thiết.

Trong thời gian phục vụ tại xứ Chatte, cha Eymard tiếp tục sống hết sức quảng đại, giúp đỡ người nghèo bằng tiền mà cha có được, cũng như bằng số tiền buơn bn tạp phẩm m các chị nghĩ rằng đ cất dấu an toàn cũng không thoát khỏi tay cha. Họ trách móc cha Eymard đã cho những người hnh khất lang thang trước cửa nhà xứ cả những quần áo họ còn đang sử dụng. Nhiều lần, họ thấy đồ ăn mà họ để dành cho bữa sau cũng bị mất sạch.

Cha Eymard thích đi thăm các bệnh nhân và thăm hỏi bệnh tình của họ. Cha cũng có một chút ít kiến thức về y khoa nên thường chỉ cho những người ham học hỏi cách thức nhận ra và sử dụng những dược thảo tại địa phương ny.

Có một lần cha Eymard giúp một người câm điếc chuẩn bị rước lễ lần đầu. Rất nhạy bén trong việc tông đồ, vì thế cha thường giúp đỡ những người đàn ông lao động vất vả suốt ngày bằng cách kêu mời họ đến xưng tội tại nhà xứ vào buổi tối. Thậm chí có người ở lại mãi đến 9 hay 10 giờ đêm. Những lúc mệt mỏi sau công việc mục vụ, cha thường chơi vĩ cầm hoặc ht thuốc để thư gin.

Cha Eymard cũng đã giúp cho một đôi bạn chưa cưới đang sống trong một túp lều lụp xụp có được mái nhà tương đối tươm tất. Cha cũng dành riêng một nhà nguyện nhỏ ở tận phía Bắc của ngôi làng để giúp cho những người sống cách xa trung tâm thị trấn có thể đến tham dự phụng vụ gần hơn thay vì phải đến nhà thờ xứ. Cha tổ chức phụng vụ ở nhà nguyện nhỏ này đặc biệt trong suốt mùa chay, và việc tôn sùng Đức Mẹ trong cả tháng năm. Gio dân xứ Monteynard rất yêu quí cha xứ, và cha cảm thấy hạnh phúc được sống ở giữa họ. Một công việc mục vụ mà cha ưa thích nhất đó là chương trình dạy giáo lý cho trẻ em bằng cách kể những mẩu chuyện kinh thánh mà chúng rất say mê nghe, đồng thời cũng giới thiệu những bài gio lý quan trọng cho những người lớn đi theo cc em.

Tuy nhiên, cha Eymard khó mà lãnh sứ vụ mới, cho đến một hôm nọ, cha Touche là bạn cũ và cũng là cha giải tội cho cha Eymard từ đền thờ Đức Mẹ Laus đến và kể cho cha về một cộng đoàn tu mới sắp được thành lập mang tên là hội dòng Đức Mẹ. Nguồn tin đó làm cho cha bừng phấn khởi. Sau hai lần thất bại với Dòng Đức Bà, giờ đây giấc mơ được gia nhập đời sống tu dòng như được hâm nóng lại. Cha Eymard không muốn để lỡ cơ hội. Cha liền đi Lyons để gặp cha Colin, là bề trên và là người sáng lập dòng Đức Mẹ. Trên đường trở lại Monteynard, cha Eymard viết cho Đức cha Bruillard giám mục của giáo phận, xin phép được nghỉ công việc của giáo phận để có thể gia nhập dòng tu mới này. Trong khi chờ đợi thư trả lời của giám mục, cha Eymard viết cho một người bạn là cha Dumolard, lá thư đề ngày 4-10-1838:

“Bây giờ tôi tin tưởng vào ơn gọi của mình và dường như không có điều gì sẽ ngăn cản tôi. Ít nhất đã hai lần tôi quyết định dâng hiến nhưng không thành. Lần thứ ba tôi hy vọng là sẽ thành công. Cho dù tôi biết rằng mình có thể chết giữa đường, tôi vẫn thấy hạnh phúc biết bao. Cho dù tôi chẳng được lợi lộc gì từ đó, ngoại trừ đuợc kết nghĩa huynh đệ với anh: được chết trong nhà dòng.”

Tiếp đó là thư trả lời của giám mục:

Người anh em yêu quí, tôi tin rằng Thiên Chúa nhân lành muốn cha phục vụ trong giáo phận của tôi dưới sự bảo trợ của thánh Phanxico Regis. Hãy suy nghĩ kỹ, cầu nguyện với lòng khiêm tốn và xa rời thế gian để chỉ dành cho công việc quan trọng là vinh quang Thiên Chúa. Cha nhớ giữ sức khỏe. Công việc truyền giáo đòi con người có một tâm hồn quảng đại và thể lực tốt để phục vụ.”

Vị giám mục cứ nhấn mạnh mãi với cha Eymard rằng nếu muốn làm công việc truyền giáo, cha có thể hoạt động ở trong giáo phận. Trong khi đó, cha Colin lại viết cho cha Eymard: “Tôi chấp nhận thỉnh nguyện của cha, và coi như cha đã vào nhà tập.”

Bây giờ cha Eymard ở trong tình thế khó xử, không biết phải làm thế nào. Cha muốn gia nhập dòng Đức Mẹ nhưng giám mục lại không tha cho cha khỏi công việc giáo phận. Cha không muốn tỏ ra bướng bỉnh với bề trên của mình, tuy nhiên ơn gọi của đời sống tu dòng quá mạnh và cha không thể chống lại sức thu hút đó. Trong khi đó cha Colin lại viết cho cha Eymard ngày 4-5:

Những trở ngại mà Thiên Chúa cho phép xảy ra càng gây đau khổ cho cha bao nhiêu, thì nó cũng làm cho cha thêm mạnh mẽ bấy nhiêu để giải quyết vấn đề...Cứ kiên nhẫn xin giám mục nữa đi. Thiên Chúa sẽ nghe cha mà.”

Trước khi hành động theo lời khuyên này, cha Eymard đã khôn ngoan chuẩn bị bằng cách xin cha phó tổng quyền can thiệp. Sau đó cha viết cho Đức Giám Mục:

Xin Đức Cha hy sinh dâng người con linh mục hèn mọn này cho Dòng Đức Mẹ như của lễ đầu tiên của giáo phậ, vì nó chẳng có ích gì mấy cho Đức Cha và lại còn yếu ớt như cây sậy. Chắc Đức Trinh Nữ sẽ vui lòng chấp nhận của lễ còm cõi và vô dụng này.”

Ngày 4-7 thư trả lời của Đức Giám Mục Bruillard:

Cuộc thử thách đã đủ rồi. Hãy đi theo con đường mà Thiên Chúa đã gọi Cha, và ở đó hãy làm việc để thánh hóa chính bản thân và người khác nữa. Tôi sẽ tìm người thay thế Cha.”

Trong khi đó, nghĩ rằng cậu em trai mình đang chuẩn bị lên đường thi hành công việc truyền giáo của giáo phận, cho nên chị Marianne đã vội vã đi Grenoble xin giám mục đừng sai em trai mình đi, nhưng vị giám mục giải thích rằng sự việc không phải như thế. Thực ra nó còn tệ hơn chị nghĩ. Lúc chị Marianne có mặt ở Grenoble, thì cha Eymard đang chuẩn bị đón tiếp người thay thế mình. Vị đó sẽ đến vào tối ngày Chúa Nhật 18-8. Không một ai ở Monteynard biết kế hoạch ra đi của cha Eymard. Cha cố ý dàn xếp mọi chuyện cách âm thầm để cuộc ra đi không ai biết được.

Để tránh cảnh chia ly buồn thương chắc chắn sẽ không tránh khỏi, cha Eymard nhờ một người nhạc công đến chơi đàn ngay lối vào nhà thờ sau thánh lễ chủ nhật để thu hút sự chú ý của mọi người, và nhờ vậy cha Eymard có thể trốn đi khỏi thị trấn. Cha Eymard đã lợi dụng lúc chị gái vắng nhà để thu xếp hành trang và mang nó ra khỏi nhà thờ đêm hôm trước. Nhờ thế mà ngay sau thánh lễ, cha đi vào nhà xứ và từ đó theo cửa sau đón xe ngựa đi thẳng lên Grenoble để thăm vị giám mục lần cuối.

Trên đường đi, bất ngờ cha đã gặp chị Marianne và mấy người bạn đang trên đường trở về từ Grenoble. Chị đã nghe vị giám mục kể hết sự tình cho nên chẳng còn biết làm gì hơn là năn nỉ em trai mình nán ở lại với chị ít nhất là một ngày nữa. Thế nhưng cha Eymard chỉ đáp lại lời năn nỉ đó bằng một câu làm chị đau đớn: “Chị à, hôm nay Thiên Chúa gọi em. Ngày mai e rằng quá trễ. Chị Marianne ngất lịm đi trong cánh tay của người bạn khi nhìn thấy em trai mình tránh sang một bên và vượt lên phía trước để bước lên xe và không hề liếc nhìn lại, không nói thêm một lời. Cha Eymard phải làm như thế vì sợ mình bị xúc động, không đủ can đảm để dứt khoát thực hiện quyết định của mình. Những năm sau này, một người bạn của cha Eymard, cha Mayet kể lại rằng cuộc chia tay hôm ấy làm cho cha Eymard quá đau đớn đến nỗi cha phải cố nén xúc động để bước lên xe.

Ngay hôm sau, từ Grenoble, cha Eymard viết cho chị:

Đức giám mục đã khuyên em ra đi bằng cách như vậy để tránh khơi lên nỗi buồn đau cho chị và khỏi phải chứng kiến những giọt nước mắt tiễn đưa của giáo dân Monteynard. Em đã không dấu giếm tình cảm của em đối với chị nhưng nếu em trở lại Monteynard có thể em sẽ ngã bệnh, hoặc rủi em sẽ đánh mất ơn gọi của mình. Xin cho thánh ý Thiên Chúa được thể hiện. Nếu như cái chết đang chờ đợi em, cả chị và em sẽ có cùng một công trạng.. Việc chị chia sẻ những hy sinh với em thật là cần thiết như Đức Mẹ đã chia sẻ hy sinh với Chúa Giêsu vậy. Nguyện danh Chúa được chúc tụng. Chị đừng có khóc nữa nhé.”

Những người giáo dân Monteynard kiên quyết đấu tranh để đòi cha xứ của mình trở lại. Họ làm đơn gửi cho giám mục và thậm chí còn cử người đại diện lên tận Lyons để thuyết phục cha Eymard trở về với họ. Vị giám mục khẳng định với giáo dân Monteynard rằng nếu họ có thể thuyết phục được cha Eymard trở về với họ, thì đích thân giám mục sẽ đến tiếp đón cha Eymard tại giáo xứ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu họ nhận ra rằng không gì có thể lay chuyển được ý định của cha Eymard.

Những người đại diện giáo dân xứ Monteynard đã đến gặp cha Eymard tại nhà tập ở Lyons. Cha rất ngạc nhiên khi gặp họ và vô cùng xúc động trước những bày tỏ tình cảm của họ khi họ nhất mực nài ép cha trở về làm cha sở của họ. Những tình cảm đơn sơ chân thành đó làm cho cha Eymard xúc động mãnh liệt và bị lung lay. Tuy nhiên cha Eymard cố gắng giải thích cho họ hiểu rằng Thiên Chúa gọi cha ra đi cho nên cha phải trung thành với ơn gọi đó, vì vậy cha không thể về với họ được.

Trong lòng tràn ngập thất vọng buồn chán, họ đành phải trở về Monteynard và giải thích cho những người giáo dân rằng hình như Chúa đã xử không công bằng với họ. Từ lâu họ đã chẳng có linh mục, và rồi Chúa gửi cha Eymard đến với họ để quan tâm chăm sóc họ, lắng nghe họ, giải tội cho họ. Họ đã quá gắn bó với cha Eymard. Giờ đây Chúa nỡ lòng giật mất cha Eymard khỏi tay họ. Họ lại bị mồ côi, nhưng họ biết mình hoàn toàn không giống như trước vì cha Eymard đã đi vào cuộc sống của họ, đã chỉ cho họ thấy được tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa trong suốt thời gian cha Eymard sống và làm việc với họ.

(còn tiếp)

Lm Giuse Trần Đình Long, SSS chuyển ngữ

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

URL: http://danchuausa.net/ngay-mai-e-rang-qua-tre/chuong-iii-cuoc-hanh-trinh-bat-dau/