Trích từ Dân Chúa

Thức Tỉnh Tôn Giáo: Ðông và Tây

Lệ VũJoseph Chu Công

Religious Awakening: East and West

- Tác giả: Joseph Chu Công
- Dịch giả: Chu Kim Nam

Lời nói đầu

Một điểm quan-trọng trong bài diễn-văn của Ðức Cha Phaolô Nguyễn-văn-Hoà, Chủ-tịch Hội-Ðồng Giám-mục Việt-nam (HÐGMVN) triều-kiến Ðức Thánh Cha ngày 22, tháng Giêng, 2002, là "Quan-Hệ Giữa Các Tôn-Giáo." Ðức Cha nói:

ThucTinhTonGiaoDongTay-ChuCong.jpg

"Trọng kính Ðức Thánh Cha quý mến,

Việt-nam là một nước có nhiều tôn-giáo, trong đó một số lớn có những truyền thống rất kỳ-cựu. Quan-hệ giữa các tôn giáo tốt đẹp. Dầu sao đi nữa, Giáo-hội phải cố gắng hơn nữa trong lãnh-vực hội-nhập văn-hóa để tránh những thành-kiến cho rằng trở lại Công-giáo đồng nghĩa với sự từ bỏ những truyền-thống, cũng như lòng hiếu-thảo đối với tổ-tiên."

(Xin coi: Bản Tin Hiệp-Thông, Số 11, ngày 15/2/2002. Ðại-Hội- VIII, HÐGM Việt-Nam, tháng Mười, 2001; trg 24)

Và thư chung số 13, năm 2001 của Hội-Ðồng Giám-Mục Việt-Nam gửi Cộng-đồng Dân Chúa viết:

"Trên đất nước ta, đa số đồng bào là người có tín-ngưỡng và tôn-giáo, cần có sự đối-thoại để hiểu biết, tôn trọng, yêu thương và cùng nhau thăng-tiến cuộc sống của mọi người. Sự đối-thọai này phải được diễn ra ngay trong cuộc sống hằng ngày giữa các tín-đồ cùng sống trong một thôn xóm, khu phố, qua các giao tiếp, làm ăn, buôn bán với nhau, cùng nhau chia cơm, sẻ áo với nhau. Tôn-giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại với nhau. Ngoài ra, sự gặp gỡ thân-tình giữa các vị lãnh-đạo tôn-giáo cao cấp sẽ tác-động trên các tín-đồ, cổ võ sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc phục-vụ hạnh-phúc của đồng bào." (Xin coi Bản Hiệp-Thông -Số 11, kể trên, trang 18)

Phong-trào đối-thoại giữa các tôn-giáo bắt đầu sôi nổi ngay sau Ðại Công-Ðồng Vatican II. Các cuộc hội-họp giữa các nhà lãnh-đạo các tôn giáo được tổ chức khắp nơi, nhất là tại Hoa-kỳ.

Tôi hân hạnh được mời như một tham dự viên của buổi họp giữa nhiều nhà lãnh-đạo Công-giáo và Thiền Phật-giáo. Ðề tài được phân-công cho tôi là:

Religious Awakening: East and West. Tôi tạm dịch là: Thức-Tỉnh Tôn-giáo: Ðông và Tây.

(Ðông, hiểu ở đây là: các Tôn-giáo Bạn, còn Tây là Thiên Chúa Giáo). Sau khi trình bày đề tài trên cho cuộc hội-thảo, bài của tôi, viết bằng Anh ngữ, được in trong cuốn Saint Bernard of Clairvaux and the East, do nhà xuất-bản Cistercian Publications, Kalamazoo, Michigan, phát-hành, năm 1977.

Tôi hân hạnh công-hiến tiểu-luận trên, tôi dịch ra Việt ngữ, để các vị lãnh-đạo tôn-giáo, như các linh mục, phó-tế, giáo sư trong các đại-học, phụ-huynh và thanh-niên nam nữ hằng ngày giao-tiếp với bạn hữu của các Tôn-giáo Bạn có thêm ít từ-vựng và đầu đề trong cuộc "đối-thoại giữa tôn-giáo" mà các Ðức Giám-mục Việt-nam khuyến khích. Tôi hy vọng tiểu-luận này còn hợp thời. Xin bạn đọc để ý ngay từ ban đầu là: vấn-đề Thức-Tỉnh, hay là Kinh-nghiệm Tôn giáo (Religious Awakening, or Religious Experience) là vấn đề thuộc khoa thần-bí (mysticism), nên có nhiều danh-từ hơi xa lạ đối với bạn đọc. Vậy xin đọc thong thả để hiểu ý nghĩa của vấn-đề. Cám ơn!

Mục Lục

  1. Chương 1: Ðịnh-nghĩa Tôn-giáo (religion)
  2. Chương 2: Thăm Viếng và Ngôi Lời.
  3. Chương 3: Ý-Thức về Sự Hiện-Diện của Ngôi Lời.
  4. Chương 4: Bước 3 : Chủ Chỗi Dậy.
  5. Chương 5: Bước 5 : Khách và Chủ Đồng nhất.
  6. Chương 6: Vui Khôn-Tả của Thức-Tỉnh Tôn-Giáo

Dịch giả: Chu Kim Nam

URL: http://danchuausa.net/luu/thuc-tinh-ton-giao-dong-va-tay/