Trích từ Dân Chúa

Sự Phân Cách Rất Xa Giữa Hollywood và Thực Tế

Anthony Lê

VietCatholic News (10/06/2006)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Linh Mục Jonathan Morris, Chuyên Gia Phân Tích của Hãng Tin Fox

Như chúng ta đã biết, sau đêm trao giải Oscar trong những tháng vừa qua, các báo giới, đặc biệt là tại Á Châu, đã không ngớt lên tiếng ca ngợi Ông đạo diễn Ang Lee, người Á Châu gốc Đài Loan, qua bộ phim mang tên “Brokeback Mountain,” lần đầu tiên làm mưa, làm gió tại một Hollywood mà nói chung, người đạo đức, ngay thẳng đều phải suy đi, tính lại trước khi…. Buồn cười thay, hầu hết các tay viết, các nhà báo, các hãng thông tấn tại Á Châu đó cũng như tại Hoa Kỳ này… đã không ngần ngại cho rằng Ang Lee chính là người có thể vực dậy nền kỹ nghệ phim ảnh nghèo nàn của Đài Loan nói riêng, và cả Châu Á nói chung.

BrokeBack MountainBộ Phim Suy Đồi "Brokeback Mountain"

Đọc xong những bài viết này, thiển nghĩ có lẽ, kẻ viết ra những bài viết đó đúng là loại người có mắt nhưng bị mù, hay có tâm nhưng hình như nó bị nhiễm chứng rối loạn sắc thể, hay bị nhiễm khuẩn gì đó thì phải…

Đã từ ngàn đời, truyền thống đạo đức của Á Châu, không thể nào chấp nhận một lối sống buôn thả, suy đồi của một thứ tình yêu giữa hai người nam hay hai người nữ với nhau bao giờ, khốn nạn thay, Ang Lee lại là người gốc Á Châu, nhưng đã dám phủ nhận và “bán đứng” đạo đức và truyền thống ngàn đời của Á Châu, của tổ tiên và của dân tộc mình cho Hollywood, để đi tìm vinh quang nơi giới điện ảnh vốn chỉ hào nhoáng với dáng vẻ bên ngoài của thân xác và đồng tiền; để đánh bóng tên tuổi và đi tìm vinh quang nơi xứ lạ: một thứ vinh quang mờ mờ ảo ảo, theo khói thuốc bay bổng, dành cho những kẻ bị ru ngủ trong sự tăm tối, sa đọa và tội lỗi, bằng một cuốn phim ca ngợi ái tình của hai chàng chăn bò với nhau…

Là người Công Giáo, chúng ta cần phải biết để cho cái tâm động tĩnh, cân nhắc; cái lý biết đắng đo, suy xét và gạn lọc; cái hồn biết sáng suốt và lành mạnh trong ơn nghĩa Thiên Chúa, để đừng vô tình ngợi ca thêm “thứ tội” làm băng hoại đến cho nền đạo đức nhân bản của người Á Châu, và đặc biệt là của người Công Giáo chúng ta nói riêng. Có như thế, thì thế hệ trẻ mới thực sự biết nhận ra: đâu là chân, thiện, mỹ và đâu là truyền thống, đạo đức quý giá ngàn đời của tổ tông, để các em biết noi theo và học hỏi.

Tiếp tay với tội ác hay ngợi ca sự suy đồi, dẫu trực tiếp hay gián tiếp, cũng đều là tội…một thứ tội rất nặng về luân lý, thế mới rõ… sự tự do, nhưng phải biết suy nghĩ đôi đường, chín nẻo, trước khi đặt bút.. ..vì nếu đúng là tâm tường, trí tận thì đừng bao giờ để ngòi bút của mình bẻ cong tâm đức và lương tri của con người, của tổ tông đã sinh hạ ra mình, và của con em, cháu chắt mình…ND.

Và sau đây mời Quý Vị theo dõi bài Phỏng Vấn của Hãng Tin Zenit với Cha Jonathan Morris...

ROME (Zenit.org).- Sau kỳ trao giải thưởng Academy vừa qua, Hollywood vẫn chưa nhận biết và nghiệm rõ được vấn đề.

Đó là nhận xét của Cha Jonathan Morris, một tu sĩ thuộc Dòng Liên Minh Chúa Kitô, và cũng là một chuyên gia phân tích của hãng tin truyền hình Fox. Ngài chuyên đưa ra những khía cạnh về đạo đức, và nhân bản học từ các sự kiện đương thời qua đài truyền hình tại Hoa Kỳ.

Vị linh mục được sinh trưởng tại tiểu bang Ohio, đã từng làm việc tại Rôma, đã chia sẽ với hãng tin Zenit về những quan điểm của Cha có liên quan đến tình hình kỷ nghệ phim ảnh của Hoa Kỳ sau lể trao giải thưởng Oscar vừa qua.

Hỏi (H): Thưa Cha, liệu những giải thưởng Academy được trao vừa qua có thích hợp với những loại phim mà chúng ta thật sự đang xem không? Cha có thể đưa ra các bằng chứng cụ thể được không? Và những nhân vật đó muốn ám chỉ đến điều gì?

Cha Morris (T): Thưa, đã có một sự phân cách rất lớn giữa Hollywood và các giá trị của người Mỹ trong một khoảng thời gian rất dài. Thì trong năm này, điều đó mới thật sự trở nên quá rõ ràng và lộ liễu.

Nếu chúng ta nhìn vào danh sách của những cuốn phim được đề cử nhiều nhất để lãnh nhận giải Oscar và thực tế thứ hạng của những cuốn phim này qua việc bán vé, thì rõ ràng cho thấy Viện Điện Ảnh Nghệ Thuật và Khoa Học (Academy of Motion Picture Arts and Sciences) suy nghĩ rất khác xa những người Mỹ bình thường và những phim nào rất đáng để mà xem.

Lấy ví dụ, chẳng hạn, với cuốn phim “Brokeback Mountain” (tạm dịch là “Núi Non Hiểm Trở”), một cuốn phim với chủ đề đồng tính luyến ái, đã nhận được tới 8 sự đề cử, và đã thắng được 3 giải Oscar, thế nhưng, về số tiền bán vé của những người đến coi thật sự, thì phim này được xếp vào hạng thứ 27 trong những phim có doanh thu cao. Phim “Crash” (Vụn Vỡ) nhận được 6 đề cử, nhưng lại xếp hạng thứ 49 trong những phim có doanh thu cao.

Bộ phim “Good Night, and Good Luck” (Chúc Ngủ Ngon, và Chúc May Mắn) nhận được 6 đề cử, nhưng lại xếp hạng thứ 90 về doanh thu. Và cuốn phim “Memoirs of a Geisha” (Ký Sự của Vũ Nữ Nhật Bổn) cũng nhận được 6 sự đề cử, thế nhưng thực tế chỉ đạt hạng thứ 45 về doanh thu.

Phim “Crash” kết cục được trao giải thưởng về Hình Ảnh Đẹp Nhất (Best Picture), thế nhưng các chủ rạp chiếu phim lại không mấy sẽ chia sự hồ hỡi này của Hollywood. Nó chỉ được chiếu tại những rạp có chứa không khí mà thôi.

Cũng thế, bộ phim “Capote” được vinh danh với 5 sự đề cử, kể cả giải thưởng về Hình Ảnh Đẹp Nhất, và một giải Oscar, thế nhưng rũi thay, nó lại tụt bảng xếp hạng 100 phim có doanh thu cao nhất.

Father Morris JonathanCha Jonathan Morris, L.C. - Fox News Analyst

(H): Thế còn những phim thâu vào được doanh thu cao thì sao, thưa Cha?

(T): Thưa, 4 bộ phim đứng hàng đầu về doanh thu bán vé, theo thứ tự, gồm:

Phim “Star Wars III: Revenge of the Sith” (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao III: Sự Trả Thù của Sith) thâu vào được tổng cộng là 380 triệu đô la, thế nhưng chỉ nhận được có một đề cử vào giải Oscar mà thôi.

Phim “Harry Potter and the Goblet of Fire” (tức loại phim phù thủy của trẻ con) có doanh thu tổng cộng là 288 triệu, thế những cũng chỉ có 1 sự đề cử vào giải Oscar mà thôi.

Phim “The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe” (Những Biên Niên Ký Của Narnia: Sư Tử, Mụ Phù Thủy và Tủ Quần Áo) cũng có doanh thu là 288 triệu đô la, nhưng chỉ nhận được 3 sự đề cử vào giải Oscar mà thôi.

Và cuốn phim “War of the Worlds” (Chiến Tranh Giữa Các Thế Giới), thâu vào được 234 triệu đô la, nhưng cũng chỉ nhận được 3 sự đề cử mà thôi.

Ngay cả một cuốn phim nhỏ thông thường, đó là phim “March of the Penguins” (Sự Diễn Hành của Những Con Chim Cánh Cụt) được đề cử vào thể loại Phim Thời Sự Hay Nhất (Best Documentary), nhưng thật sự cũng có danh thu còn cao hơn cả bất kỳ các cuốn phim nào được đề cử là phim có Hình Ảnh Đẹp Nhất.

(H): Thưa Cha, Hollywood là một ngành kinh doanh. Thế tạo sao nó lại trao giải thưởng cho những sản phẩm chẳng giống đâu vào đâu cả?

(T): Thưa, đúng là Hollywood là một ngành kinh doanh, thế nhưng nó càng hơn cả ngành kinh doanh nữa. Đó là một nhóm rất nhỏ những người cực kỳ thông minh và sáng tạo cao độ đã bị đắm chìm (steeped) trong một nhóm tiểu văn hóa (subculture) bệnh hoạn từ rất lâu rồi.

Tôi biết họ tại Hollywood. Tôi cũng đã từng có thời gian làm việc với họ. Có một số rất tốt, và tài trí của họ rất là trổi vượt. Thế nhưng, rủi thay, họ lại bị đắm chìm trong một nền văn hóa bệnh hoạn, và do đó, họ bị những ảnh hưởng của nền văn hóa thiếu lành mạnh đó. Nó đã làm họ thay đổi cách mà chúng ta nghĩ và đánh giá. Những giải Oscar vừa qua, mới cho chúng ta thấy được bộ mặt thật của Hollywood, và đâu là những giá trị tiềm ẩn của nó.

Cũng chẳng phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những tay đại phú này quảng bá một cách ầm ĩ một cách nhưng không đâu. Họ không vinh danh gì cả đến sự đồng tính luyến ái, như trong “Brokeback Mountain” và “Capote” đâu, mà họ muốn lối sống suy đồi đó ngày càng được lan rộng ra thêm. Họ không chỉ chèn vào thêm 182 lời tục tĩu (expletive) như trong “Crash;” hoặc chẳng phải vu vơ gì cả khi đấm một cú thật mạnh vào người Mỹ qua phim “Syriana,” vốn nhận được 2 sự đề cử; hay những vấn đề có liên quan đến chủ đề không được nhắc đến trong cuộc phỏng vấn như “Memoirs of a Geisha” và “Transamerica” đâu.

(H): Thưa Cha, một số người có thể cải rằng những phim được cho là “hay nhất” không nhất thiết phải là những phim kiếm được doanh thu cao nhất, vì lẽ chúng có thể đòi hỏi phải có sự thông minh nhiều hơn để biết cảm nhận chúng. Liệu đó có phải là trường hợp của năm này không?

(T): Thưa, có thể đúng như vậy, vì ngoài việc có doanh thu cao, cũng đừng quên đánh giá về khía cạnh nghệ thuật. Lấy ví dụ như, những hình ảnh đồi trụy, chẳng hạn, đó là một ngành kỷ nghệ có lợi nhuận rất cao, nhưng cho dẫu có thần tượng hóa chúng theo cách nào đi nữa, thì nó cũng vẫn là xấu.

Tuy nhiên, trong ngành kỹ nghệ phim ảnh, người ta phải nghĩ gấp đôi khi phải nhìn thấy một điều gì đó. Còn trong thực tế thì việc đi coi phim chính là sự đầu tư về thời gian và tiền của, và sự đầu tư đó phải phản ánh đúng với những gì mà người xem đánh giá cao, hay phù hợp với những giá trị đạo đức của họ. Những con số nêu trên cho thấy đại đa số người Mỹ nghĩ rằng việc truyền bá không đáng để họ phải đầu tư tiền của và thời gian của họ.

Mặc khác, họ muốn xem những cuốn phim giúp họ giải trí, thoát khỏi sự lao nhọc của cuộc sống hằng ngày. Tôi nghĩ đó là một sự mong ước thích đáng. Đó là lý do tại sao những phim về khoa học giả tưởng như “Star Wars” (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao) luôn lúc nào cũng đông người xem là vì vậy.

Thế nhưng, việc đi coi phim còn có thêm những điều khác hơn nữa, chứ chẳng phải thuần túy là một cách thoát ly với thực tế. Chúng ta bị cuốn hút vào việc học hỏi được một điều gì đó mới mẽ về thế giới và về chính bản thân của chúng ta.

Hai bộ phim “The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe” và “The Passion of the Christ” (Sự Khổ Nạn của Chúa Kitô) của Mel Gibson, là hai ví dụ điển hình về điều mà tôi vừa minh họa ở trên. Khi Hollywood biết hiệp kết nghệ thuật tài tình cùng với những ý tưởng tuyệt vời, thì kết quả sẽ rất là to lớn (blockbuster).

(H): Thưa Cha, Cha có đề nghị gì cho các bậc làm cha-mẹ, những người đang có trách nhiệm nuôi nấng con cái trong một môi trường truyền thông đại chúng phản Kitô Giáo này không?

(T): Thưa, sứ vụ của chúng ta là có mặt trên thế giới, chứ không phải là một phần của thế giới. Chúng ta thích than phiền về giới truyền thông đại chúng, vì suy cho cùng, đó là một cùng đích dễ nhắm tới.

Thế nhưng còn có một sự nguy hiểm trong việc tiêu phí năng lực hạn hẹp của chúng ta về việc chỉ trích hay cố kéo sập xuống, mà lại không dám xây dựng lên. Chúng ta cần phải che chắn các con trẻ của chúng ta khỏi ma quỷ, tội lỗi, nhưng trước tiên và trên hết vẫn là, chúng ta cần dạy cho chúng biết về vẽ đẹp của Thiên Chúa và vẽ đẹp của đức tin chúng ta. Trẻ em sẽ không thể yêu thích về những gì mà chúng không biết.

Trong quá khứ, các bậc làm cha-mẹ phụ thuộc rất nhiều vào các môi trường lành mạnh để giảng dạy cho con cái của họ về đâu là điều tốt, và đâu là điều xấu. Sự tiến bộ của thời đại Internet đã làm đổi thay tất cả những điều đó rồi.

Thách đố mới đưa ra một cơ hội mới: Luôn có mặt cùng các con trẻ, chỉ vẽ cho chúng bằng những ví dụ riêng của chúng ta về sự thật của Phúc Âm, vì đó chính là nguồn của một niềm vui thật sự.

Muốn đọc trang mục hằng tuần của Cha Morris trên trang web của hãng tin Fox, mời Quý Vị vào tại địa chỉ là: www.foxnews.com/fatherjonathan.

Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngày mai có nhan đề “Pornography’s Corrossive Growth.”

Anthony Lê

URL: http://danchuausa.net/luu/su-phan-cach-rat-xa-giua-hollywood-va-thuc-te/