Trích từ Dân Chúa

Niềm vinh quang Chúa Thăng Thiên chỉa sẻ với những ai bước theo con đường của Người

Tú Nạc

Chúa Nhật Thăng Thiên - Năm B (Acts 1: 1-11; Psalm 47; Ephesians 1: 17-23; Mark 16: 15-20)

Bằng cách nào người ta cố gắng một cách nhanh chóng hướng về những sự việc của Thiên Chúa trước những phút cuối cùng của con người. Những môn đệ của Chúa Jesus hầu như không trấn tĩnh được từ những chấn thương tâm hồn về biến cố Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá và kích động trước sự kiện Chúa phục sinh. Chúa Jesus đã phải thuyết phục họ rằng Người đã sống lại thật. Giai đoạn hậu phục sinh ngắn ngủi được mô tả trong Tin mừng kéo dài 40 ngày. Vì sự tạm trú của Người đã kết thúc, họ nài ép Chúa Jesus thực hiện lần cuối cùng một điều gì đó mà tất cả trong số họ đang mong đợi: khôi phục vương quốc Israel – thanh tẩy vùng đất – và đuổi dân La Mã căm ghét.

Nhưng Chúa Jesus đã không dùng thủ thuật hoặc tấn công – Người đã quở trách họ vì những toan tính cửa họ để tò mò, tọc mạch kế hoạch và thời gian biểu của Thiên Chúa. Những quan tâm của Thiên Chúa khi nào và lúc nào và không còn là của chúng ta. Sứ mệnh duy nhất cùa họ trong lúc này là kiên nhẫn chờ đợi ở Jerusalem về sự ban truyền nồng nhiệt yếu tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa có trong tâm trí một ảnh hưởng chung – Thần Khí đã gửi bởi Thiên Chúa và sinh lực loài người cùng thực hiện kế hoạch thiêng liêng, cao cả. Ngay lúc này, sứ mệnh của những người theo Người là để được làm chứng tá của Người tới lúc tận thế. Hình ảnh cuối cùng với Chúa Jesus hướng lên vào trong thế giới bên kia và lời tiên báo được ban ra tới đám đông bởi hai bóng dáng thiên thần.

Họ không tránh được niềm say mê với những điều kỳ diệu của những gì mà họ vừa chứng kiến. Niềm tin của họ không phải là cái trộm nhìn vào trong thế giới bên kia. Họ sống là những người chú ý đến đời sống thế gian mà với sự cộng hưởng sức mạnh dẫn truyền thần khí đã được húa giúp đỡ.

Tính chất tinh thần của riêng chúng ta không phải là thái độ miệt thị của thế giới và nhu cầu con người. Chúng ta phải tiến hành một cách tích cực trong việc tìm kiếm về một thế giới công bình, an lạc. Và đó sẽ là một sự lừa dối để suy ngĩ về sự Thăng Thiên trong thuật ngữ không gian về điều này với mục đích cổ vũ một sự ám ảnh với thế giới siêu nhiên khác. Chúa Jesus không “bay lên” một nơi nào mặc dù làm thế nào Người có thể hiện ra với đám đông. Sự Thăng Thiên nói về mối quan hệ với Thiên Chúa – để bay về với Thiên Chúa nghĩa là được hiệp nhất cùng Thiên Chúa và trong sự hiện diện muôn đời của Người. Sự Thăng Thiên của Chúa Jesus muốn nói rằng sự tiến triển tâm hồn của loài người đã được đặt trong tay Người – và trong tay của chúng ta nếu chúng ta quan tâm một cách đúng đắn tình môn đệ.

Ephesians dẫn truyền sự việc này thậm chí còn sâu xa hơn – sự Phục Sinh và sự Thăng Thiên sau đó là một việc trưng bày hiển nhiên về quyền năng nhân từ của Thiên Chúa thực hiện công cuộc bảo vệ chúng ta. Cùng với sức mạnh mà Chúa Jesus được sống lại từ cõi chết và đã đưa Người về Nước Trời là một sức mạnh tương đồng đó là việc làm cho chúng ta và trong chúng ta. Sự khôn ngoan, khai sáng và niềm vinh quang của Thiên Chúa là những món quà tuyệt diệu mà chúng ta được thừa hưởng với tư cách là con cái Chúa và chúng ta bắt đầu vận dụng những món quà này trong cuộc đời này.

Những tiết mục trong Kinh Thánh của Mark được giới thiệu duy nhất trong một lá thư “in lại được sửa chữa” như sự hoàn hảo đầu tiên với tiết mục 8: những người phụ nữ chạy xa và không nói với ai về việc họ sợ hãi. Trong những thế kỷ sau, nhiều cộng đồng đã cảm thấy bắt buộc đưa Mark vào lời dẫn của ba Tin Mừng khác. Nhưng cùng với sự mở rộng này đã đi đến một số ít tư tưởng nghi ngờ. Phải chăng một số người nào đó đã bị lên án và đánh mất bởi họ không tin vào Tin Mừng? Tinh thần tôn giáo ở thế kỷ thứ nhất hiểu những sự việc trong những phạm trù “cả hai/ hoặc”, và thế giới quan khải huyền của những người truyền bá phúc âm đã bổ sung một ý nghĩa chinh phục cấp bách mà chúng ta không có. Chúng ta cũng có một năng lực tư duy uyên bác hơn về sự hoạt động yếu tính của Thiên Chúa trong lịch sử và đời sống loài người. Và điều này có phải thực sự là khôn ngoan, sáng suốt cho những tín hữu để bày tỏ đức tin bằng việc uống độc dược và sờ vào những con rắn độc cắn chết người chăng? Điều nay nghe như ngột ngạt, nguy hiểm đối với việc đặt Thiên Chúa trước sự thử nghiệm – giống như tập tục của một số người nhìn thẳng vào mặt trời để chứng tỏ đức tin của mình.

Nhưng hình ảnh này đơn thuần chỉ mang ý nghĩa sức mạnh mới được ban tặng cho các tín hữu: trong một thế giới được tân tạo thiên nhiên và con người ở trong sự thanh bình mà tình trạng sợ hãi luôn đeo đuổi tâm hồn con người bắt đầu nới lỏng. Sự sống lên ngôi và ngự bên hữu Thiên Chúa là một ẩn dụ về quyền năng của Chúa Jesus thay vì sự mô tả về một cung điện huy hoàng, tráng lệ quá đỗi phàm nhân hoặc sự sắp xếp đồ trang trí nội thấy tuyệt trần. Nó có một hàm ý rằng đánh động đến mỗi cá nhân chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng đời sống thế gian của chúng ta nhưng chỉ là giai đoạn đầu của nột thời gian vô tận với Thiên Chúa.

Niềm vinh quang và quyền năng của sự Thăng Thiên và “sự đăng quang” của Chúa Jesus được dang rộng và chia sẻ với những ai tin nơi danh Người và bước theo con đường của Người.

Nguồn: Regis College – The School of Theology

Jos. Tú nạc, NMS

URL: http://danchuausa.net/luu/niem-vinh-quang-chua-thang-thien-chia-se-voi-nhung-ai-buoc-theo-con-duong-cua-nguoi/