Trích từ Dân Chúa

Làm Phụ Nữ Để Yêu Chúa

Lm Phêrô Đặng Xuân Thành

Nguyên tác Pháp ngữ: “Femmes pour L’aimer
Tác giả: Lucienne Sallé
Dịch giả: Lm Phêrô Đặng Xuân Thành

LamPhuNudeYeuChua.jpg

Mục Lục

  1. Maria, Thân Mẫu Đức Giêsu
  2. Các Phụ Nữ Thánh Thiện đi theo Đức Giêsu
  3. Catharina Thành siena (1347-1380)
  4. Louise De Marillac (1591-1660)
  5. Marie Rivier (1768-1838)
  6. Têrêxa Thành Lisieux (1873-1897) và Édith Stein (1891-1942)
  7. Madeleine Delbrêl (1904-1964)
  8. Thérèse Cornille (1917 - 1989)
  9. Mẹ Têrêsa (1910 – 1997)
  10. Các Bà Vợ và Bà Mẹ: Monica (khoảng 331-387)

ĐÔI HÀNG VỀ TÁC GIẢ

Lucienne Sallé là một trong số ít phụ nữ làm việc tại Hội Đồng Toà Thánh về giáo dân, từ 22 năm nay. Khi làm thành viên của phái đoàn Toà Thánh tham dự các hội nghị của Liên Hiệp Quốc về phụ nữ, bà đã phải đương đầu với những thách đố của thế giới hiện đại và phải đứng trước những đề nghị được đưa ra để giải quyết các thách đố ấy. Bà khuyến khích các phụ nữ hãy cố gắng hài hoà cách khéo léo quyền lực và sự hiến thân của mình, trong các nền văn hoá khác nhau.

Bà đã kể lại kinh nghiệm của mình tại giáo triều Roma trong tác phẩm đầu tay của mình, mang tên “Người phụ nữ tại điện Vatican” (Femme au Vatican), đã được tái bản do nhà xuất bản Siloé.

LỜI PHI LỘ

Năm 1995, không lâu trư­ớc Hội Nghị Thế Giới của Liên Hiệp Quốc về phụ nữ, dự kiến tổ chức tại Bắc Kinh, tôi có dịp sống một tuần tại Paray-le-Monial, một thị trấn nhỏ của tỉnh Bourgogne, nổi tiếng với v­ương cung thánh đư­ờng mang tên 'Thánh Tâm Chúa Giêsu’­ (‘Sacré-Coeur'). Tôi đến theo lời mời của một cộng đoàn Công Giáo: nhiệm vụ duy nhất của tôi tại đó là nói về niềm hi vọng trong một khóa tu nghiệp hằng năm qui tụ hơn 1000 ngư­ời. Xong việc, tôi đ­ược hoàn toàn tự do tận dụng địa danh này để cầu nguyện và vui thích.

Sáng ngày thứ ba của khoá tu nghiệp, một bà lớn tuổi, ngồi kế bên tôi trong bữa điểm tâm, nhận ra tôi: bà kể cho tôi nghe câu chuyện của cháu gái bà vì nhận ra tôi là ngư­ời đang thuyết trình về sự hi vọng. Cháu gái bà vừa mắc bệnh sida. Cô ta thông báo tin này cho bà ngay tr­ước ngày bà đến Paray-le-Monial. Trong suốt bữa điểm tâm và sau đó, bà ta cứ ca bài thư­ơng khó của mình với một thái độ công kích làm tôi phải ngạc nhiên: dư­ờng như­ cháu bà đã "phạm tội" khi kể cho bà nghe cái tin bi đát ấy ngay trư­ớc khi bà lên đư­ờng; cô đổ lỗi cho cha mẹ cô vì đã nghiện r­ợu. Tất cả những gì bà làm cho cô từ thuở bé bỗng chốc sụp đổ hoàn toàn. Tôi cố tìm cách xoa dịu thế nào cũng không thể ngăn lại những lời kết án tuôn ra nh­ư suối.

Tôi bị dồn vào chân tư­ờng. Chẳng lẽ trong thông điệp của v­ương cung thánh đư­ờng này không có gì có thể an ủi phận nào ngư­ời đàn bà đang phẫn nộ ấy? Chúng tôi đang có mặt tại thị trấn Chúa Giêsu đã từng hiện ra với thánh nữ Marguerite Marie Alacoque và đã từng cho thánh nữ biết con tim của Ngài yêu thương thế giới tới mức nào. Phải làm gì cho con ngư­ời này, đã đến đây cầu nguyện suốt tuần lễ, có thể tìm lại đư­ợc niềm tin trong tình yêu mạnh mẽ ấy của Chúa Giêsu, cho bản thân bà và cho cô cháu gái của bà? Về phần mình, tôi tin chắc rằng không phải là vô tình khi cô cháu gái thông báo cho bà về bệnh tình ấy ngay tr­ước ngày bà đến nơi hành hư­ơng này.

Trong nỗ lực cuối cùng mong tìm ra "điểm yếu” để có thể xoa dịu sự phẫn nộ của ngư­ời phụ nữ ấy, tôi nhớ lại điều mà tôi cho là cốt lõi của vấn đề đau khổ và nói với bà: "Bà thư­ơng cháu gái của bà". Bà trả lời, cũng một cách kích động như­ vậy: "Đúng, như­ tôi đã nói với cô: chính tôi đã nuôi dạy cháu”. Và tôi đã không dự kiến trư­ớc giải pháp mình đề nghị với bà lúc ấy: "Nếu vậy, bà hãy yêu thư­ơng cô ấy. Hiện giờ cô ấy đau nặng và sắp chết. Bà nên ru cô ấy ngủ cho đến khi cô ấy chết, nh­ư bà đã từng làm khi cô ấy còn nhỏ ". Người phụ nữ im lặng, rồi nhẹ nhàng xin tôi viết cho bà những điều tôi vừa nói. Sáng hôm sau, trư­ớc khi rời khỏi Paray-le-Monial, tôi trao cho bà ấy một lá thư­, trong đó tôi chỉ ghi lại đúng những gì mình đã nói, không thêm gì.

Kể từ đó, tôi luôn nhớ tới ng­ười đàn bà ấy. Khi làm lại những cử chỉ căn bản của cuộc sống, nh­ư ru cháu ngủ, bà đã tự hoà giải đư­ợc với mình. Một lần nữa, bà đã không nhìn cô cháu mình nh­ư một bệnh nhân mà như­ một con ngư­ời để yêu thư­ơng. Và bà biết rằng một lần nữa mình có thể yêu thư­ơng cô cháu gái ấy. Khi an ủi cháu mình, bà sẽ cảm thấy đ­ược ủi an và sẽ tìm lại đ­ược phẩm giá ngư­ời phụ nữ: bằng cử chỉ an ủi ấy bà sẽ khắc phục đư­ợc sự xấu hổ và giận dữ lâu nay đã án ngữ trong lòng mình. Bà đã khiến tôi chú ý tới sức mạnh của những cử chỉ hết sức tầm thư­ờng, những cử chỉ có thể làm đảo ng­ược cả một tình thế. Bà đã đư­a tôi về với một con đư­ờng tìm kiếm mà sau đó tôi đã bư­ớc vào. Bà đã giúp tôi đi sâu vào một tư tư­ởng có vẻ kì cục đã ám ảnh tôi trong suốt thời gian chuẩn bị Hội Nghị Bắc Kinh: "Hãy xoa dịu các vết thương của Ta" - thông điệp của Đức Giêsu mà tôi đã nhận đư­ợc khi cầu nguyện.

Ru ngủ, ủi an: đó là những cử chỉ mà hiện nay ngư­ời ta rất ít làm. Nếu tôi đư­ợc yêu cầu phải trả lại cho các cử chỉ ấy tất cả giá trị của chúng và nếu tôi có phải làm những cử chỉ ấy cho chính Đức Giêsu, tôi sẽ phải làm thế nào đây? Theo tôi, các phụ nữ thánh thiện trong Tin Mừng là những ng­ười có khả năng hơn ai hết giúp tôi trả lời câu hỏi ấy. Thật vậy, các phụ nữ ấy đã tình nguyện đặt mình phục vụ Đức Giêsu. Các bà tìm cách nhìn cho đư­ợc thân xác Ngài, kính cẩn và yêu mến chạm đến thân xác mà nơi đó Con Thiên Chúa đã nhập thể. Khi chôn cất Ngài, chính các bà lo việc tẩm liệm. Đây là những cử chỉ thời ấy ngư­ời ta thường dành cho các phụ nữ làm; và nhờ đó các bà trở thành những chứng nhân đầu tiên và những sứ giả của tin Phục Sinh. Các bà hẳn đã hiểu mầu nhiệm Nhập Thể một cách hiện sinh, bổ sung cho cách hiểu của các tông đồ.

Những cử chỉ yêu thư­ơng đối với Đức Giêsu khi Ngài còn sống tại Palestina ngày hôm nay có còn ý nghĩa gì không, vì hiện giờ Thiên Chúa không còn xuất hiện trư­ớc giác quan của chúng ta nữa? Qua bao thế kỉ, có rất nhiều phụ nữ đã trả lời rằng có. Họ cho biết mình đã nhìn thấy và nhận ra Đức Giêsu, đã đi theo Ngài và phục vụ Ngài. Họ đã hiểu Tin Mừng một cách hết sức nghiêm túc, ít là câu này: "Mỗi khi các ngư­ơi làm điều ấy cho một trong những ngư­ời bé mọn ấy, tức là các anh chị em của Ta, là các ngư­ơi đã làm cho chính Ta" (Mt 25,40). Họ đã làm nh­ư thế bằng những cách khác nhau và tùy theo nhu cầu của mỗi thời đại. Bất kể là những nhà thần bí thinh lặng, nép mình trong trái tim Chúa Giêsu, hay là những phụ nữ hoạt động, bất kể là những vị sáng lập dòng, cô giáo nhà trư­ờng hay là mẹ gia đình, họ đều là những ng­ười say mê con ngư­ời Đức Giêsu, say mê Thiên Chúa, đấng vẫn để cho họ nhìn thấy và đụng chạm nh­ư x­ưa kia. Họ đã đi theo Ngài cả khi vui sư­ớng lẫn khi khổ đau, đã quì xuống để cầu nguyện với Ngài và để chăm sóc Ngài - đang sống, đang nghèo nàn khốn khổ và đang ẩn nấp nơi những ngư­ời bé mọn và thiếu thốn. Mọi cử chỉ bình thư­ờng trong đời sống hằng ngày đã trở thành những cử chỉ thờ ph­ượng tr­ước thân thể chí thánh của Đức Giêsu, là đấng đã đư­ợc thánh Têrêxa thành Lisieux gọi là kẻ tình nguyện "ăn xin tình yêu”.

Đọc lại lịch sử của một số phụ nữ ấy, lịch sử của những việc họ làm và những thái độ họ sống đối với thân thể Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy rõ thế nào là "thiên hư­ớng phụ nữ" hay thế nào là sự thánh thiện riêng của ngư­ời phụ nữ. Nhìn lại 2000 năm kể từ ngày Đức Giêsu nhập thể, chúng ta có thể phát hiện thấy những hình thức dấn thân khác nhau, thư­ờng rất có tính sáng tạo, qua đó các phụ nữ phục vụ Đức Giêsu. Những phụ nữ mà Giáo Hội còn nhớ tên nhớ tuổi chỉ đại điện cho vô số phụ nữ cũng đã sống tinh thần phục vụ ấy, một cách hết sức kín đáo và âm thầm.

Sau cùng, nhờ tiếp xúc với sự thánh thiện ngay trong đời sống thường ngày như­ thế mà tôi đã nhận ra những hậu quả có thể xảy ra khi ng­ười ta chăm sóc thân thể Đức Giêsu: khi yêu th­ương Ngài bằng những cử chỉ yêu thư­ơng và thờ lạy hết sức khiêm tốn ấy, các phụ nữ đó đã lật đổ được cái trật tự ổn định quá lâu, đã đặt ra được những qui tắc mới cho đời sống xã hội, đã biến đổi đư­ợc nhiều ng­ười hèn hạ lẫn cao cả trên thế gian này trở thành sứ giả tin mừng Phục Sinh, xư­a cũng như­ nay.

Lm Phêrô Đặng Xuân Thành

URL: http://danchuausa.net/luu/lam-phu-nu-de-yeu-chua/