Trích từ Dân Chúa

Bài 11: Khi Truyền Hình Nghiễm Nhiên Trở Thành Một 'Nhà Giáo Dục' Của Xã

Anthony Lê

VietCatholic News (14/06/2006)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Nhà Thuyết Trình Brent Bozell

ALEXANDRIA, Virginia (Zenit.org).- Hollywood nên có can đảm để cổ võ cho các giá trị truyền thống qua các phim ảnh và truyền hình, vì lẽ, nó sẽ nhận được sự đón nhận thiện chí của người xem, đó là lời nhận xét của một chuyên gia chuyên về ngành truyền thông đại chúng.

Brent BozellÔng Brent Bozell
Ông Brent Bozell, 49 tuổi, là một thuyết trình viên, người phụ trách chuyên mục trong một tờ báo, bình luận viên truyền hình, thương gia, nhà xuất bản, là người cha của năm đứa con, và cũng là người sáng lập kiêm chủ tịch của Hội Đồng Các Bậc Làm Cha Mẹ Truyền Hình (Parents Television Council), một tổ chức có trụ sở tại Hollywood chuyên khôi phục lại trách nhiệm cho ngành kỷ nghệ giải trí.

Hãng tin Zenit đã tiếp cận với Ông Bozell, người đã tốt nghiệp từ trường Đại Học Dallas thuộc tiểu bang Texas, để biết về những suy nghĩ của Ông trong lãnh vực truyền thông đại chúng này.

Hỏi (H): Thưa Ông, vừa mới đây Quốc Hội đã đề nghị ra một dự án đòi hỏi các hãng truyền hình cáp phải cung cấp giá cả theo đúng thực đơn, nghĩa là, những người đăng ký không bị bắt buộc phải trả tiền cho những kênh mà họ không muốn. Ông có nghĩ rằng đề nghị này sẽ giải quyết những khó khăn mà các bậc làm cha mẹ gặp phải trong việc điều khiển các chương trình khi đưa đến nhà của họ không?

Ông Bozell (T): Thưa, việc chọn lựa các chương trình truyền hình cáp này chắc chắn sẽ giúp cho các bậc làm cha-mẹ điều khiển các chương trình mà họ muốn đem vào nhà của họ. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là làm trong sạch hóa hơn về những chương trình truyền hình. Thực chất, đó chỉ là một sự cho phép việc có được những chương trình tục tĩu và rác rưởi hơn (filthier) mà thôi.

Tuy nhiên, đối với những ai nhận thấy rằng nó có tính chất xúc phạm, thì không những họ có thể ngăn chận chúng khỏi xâm nhập vào các gia đình, mà quan trọng hơn hết chính là họ có thể ngừng hợp đồng, vì lẽ đó là chương trình vô cùng tội lỗi và bệnh hoạn. Điều thật sự không thể nào có thể tha thứ được chính là các công ty truyền hình cáp thường hay bắt buộc khách hàng tài trợ cho các chương trình bẩn thỉu và không mấy đứng đắn, mà khách hàng cảm thấy họ bị xúc phạm. Giờ đây, hãng truyền hình cáp phải từ bỏ sự chọn lựa đó.

(H): Thưa Ông, với việc các trẻ em có thể tìm kiếm các tài liệu nghi vấn khắp mọi nơi, chẳng hạn như tại nhà bạn bè của chúng, trên mạng Internet, vân vân, thì các bậc làm cha-mẹ nên phải phản ứng như thế nào? Đâu là những nền tảng giáo dục về đạo đức và luân lý cho các thế hệ trẻ?

(T): Thưa, những cuộc nghiên cứu mang lại kết quả thật đáng buồn. Trung bình một trẻ em bỏ ra từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem truyền hình. Cũng đứa trẻ đó, chỉ có bỏ ra vỏn vẹn 15 phút để có thời gian ý nghĩa với người cha của đứa trẻ đó. Đến khi đứa trẻ tốt nghiệp trung học, thì nó sẽ dành nhiều thời gian trước máy truyền hình hơn dành thời gian trước thầy/cô giáo của nó. Điều này có nghĩa là gì? Thưa, nó có nghĩa rằng, truyền hình lại chính là “thầy dạy vĩ đại” của xã hội, và đó chính là một hiện thực. Phận sự của các bậc làm cha-mẹ là phải giám sát truyền hình vì lẽ, nó đã dạy cho con cái của họ những giá trị rất là độc ác và xấu xa (wretched values).

(H): Thưa Ông, trong mục Hướng Dẫn Gia Đình vào Giờ Cao Điểm (Family Guide to Prime Time), Ông đánh giá các chương trình truyền hình. Có phải những chương trình truyền hình vào giờ cao điểm ngày càng trở nên thích hợp hơn cho các gia đình chăng?

(T): Thưa, câu trả lời là không phải. Thế nhưng trong những năm vừa qua, cũng có những chương trình rất hay như: “Được Tác Động bởi một Thiên Thần” (Touched by an Angel) trên kênh truyền hình CBS, và “Thiên Đàng Thứ Bảy” (Seventh Heaven) trên kênh truyền hình WB, thì những chương trình đó giờ đây đã trở nên khá phổ biến.

Thành thực mà nói, đó là những chương trình chiếm hàng đầu, thế nhưng trông có vẽ như Hollywood bị dị ứng với ý tưởng tiếp tục làm ra những điều tốt. Khi đài truyền hình NBC lần đầu tiên cho trình chiếu chương trình “Các Bè Bạn” (Friends), và coi đó là một sự thành công lớn, thì có đến 34 chương trình khác bắt chước một cách mù quáng giống như chương trình “Các Bè Bạn” đã được trình chiếu trên truyền hình của NBC vậy.

Thế nhưng, khốn nạn thay, lại không có bất kỳ chương trình nào sao chép giống như chương trình “Được Tác Động bởi một Thiên Thần” hay “Thiên Đàng Thứ Bảy” cả.

Điểm mà tôi muốn đề cập ra ở đây chính là có một thị trường rõ ràng dứt khoát cho những chương trình trên truyền hình lẫn qua các phim ảnh, như đã được chứng minh qua bộ phim “Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô” và cuốn phim mới nhất của Narnia, thì cả hai cuốn phim này đã thâu vào hàng trăm triệu đô la lợi nhuận. Thế nhưng, với Hollywood, trái ngược với tất cả những gì mà họ nói, họ làm phim không phải là vì lợi nhuận. Nếu đúng là như vậy, thì họ nên trình chiếu thêm nhiều chương trình giống như vậy.

(H): Thưa Ông, đâu là những dấu chỉ mách lẻo (telltale signs) cho thấy rằng một đứa trẻ đang bị truyền hình ám ảnh một cách tiêu cực? Thì các bậc làm cha-mẹ nên kiếm tìm về điều gì?

(T): Thưa, có rất nhiều cuộc nghiên cứu về khoa học vốn khẳng định một triết lý chung hết là - một đứa trẻ nào cố tìm cách gây ấn tượng, về những gì mà trẻ bắt chước được từ những nhân vật mẫu của trẻ, như là họ đã thể hiện trong các chương trình mà đứa trẻ đó thích, sẽ minh họa cho thấy về thái độ của đứa trẻ đó.

Đó là lý do tại sao những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các trẻ em nào bị ảnh hưởng bởi sự phô trương tình dục trên truyền hình ngay khi ở độ tuổi hãy còn rất trẻ, thì dần dà chúng sẽ bị nhiễm bởi những hành vi dâm dật ấy từ tuổi hãy còn rất trẻ, và những trẻ em nào bị ảnh hưởng bởi sự bạo động từ các chương trình truyền hình ở tuổi hãy còn rất trẻ, thì trước sau gì, không chóng thì chày, chúng cũng sẽ trở nên rất ư là bạo lực. Thì đó chính là một triết lý chung nhất thật giản đơn.

Nếu chúng ta nhìn vào vấn đề một cách sâu sa hơn nữa rằng là: nếu đứa trẻ đang xem và trở nên một khán giả mến mộ chương trình đó trên MTV chẳng hạn, thì thái độ và cung cách hành xử của trẻ dần dà cũng sẽ giống hệt như vậy.

Ngày nay, chẳng ai còn phải ngạc nhiên gì cả khi các trẻ em chưởi thề chẳng khác nào những thủy thủ vậy là bởi vì các em đã lắng nghe được những tiếng chưởi thề đó trên MTV. Nó dần dà thấm dần vào trong tâm trí của các em, từ đó, khiến cho các em ngỗ ngược (disrespect), bất kính, ghét bỏ tôn giáo (disdain for religion), và có những thái độ bất cần đời (cynical attitudes). Tất cả những cử chỉ, hành vi, và thái độ này được truyền hình dạy cho các em, và được các em bắt chước theo.

(H): Thưa Ông, có một số chuyên gia khuyên các bậc làm cha-mẹ rằng hãy năng nói chuyện với các con trẻ của họ về nội dung của chương trình truyền hình. Xét về thực tế, lời khuyên này có hữu ích không?

(T): Thưa, Thượng Nghị Sĩ Joe Lieberman đã đưa một sự quan sát rằng, những bậc làm cha-mẹ gương mẫu luôn cố tìm mọi cách để gieo giắc những giá trị tốt cho các con trẻ của họ ngay tại bàn ăn tối, hay vào lúc xem chương trình truyền hình ban chiều.

Sẽ là tốt đẹp nếu như có một vai trò hoán vị, nghĩa là, các bậc làm cha-mẹ phải dạy dổ cho các con cái của họ biết làm thế nào, và tại sao mà họ nghĩ rằng truyền hình là không thích hợp, hay những gì mà họ lĩnh hội được từ truyền hình, không chỉ toàn là những sự xúc phạm, mà còn là những sự suy đồi, thiếu đạo đức, và vô luân lý nữa.

Không có các bậc làm cha, làm mẹ nào muốn làm điều này cả, và một số bậc làm cha-mẹ tin rằng họ đang làm một công việc thật là tốt bằng cách giới hạn việc phơi bày ra những chương trình xúc phạm đến các con cái của họ. Thế nhưng, buồn thay, sự thật chính là, bằng cách này hay cách khác, trẻ em sẽ tìm ra những chương trình đó mà thôi, và khi nước đã lỡ, thì chỉ có việc phải diện đối với điều đó mà thôi. Do thế, việc giải thích cặn kẽ cho các con của họ, giải thích một cách hợp tình, phải lẽ, sẽ giúp cho các con của họ hiểu được lý do tại sao, và từ đó, chúng sẽ không còn phải tò mò, hay thắc mắc gì nữa, hơn là việc tự dưng cấm một cách đột ngột.

Television.jpg
(H): Thưa Ông, trông có vẽ là các phim ảnh thiên về gia đình và có giá trị giáo dục ngày càng trở nên phổ biến nhiều hơn. Thì liệu có phải đó là cách mà Hollywood đang đáp ứng với đòi hỏi này chăng?

(T): Thưa, không phải hầu hết tất cả mọi người tại Hollywood đều chống đối về các giá trị truyền thống đâu. Vẫn còn có một vài người tốt ở đó, và họ đang làm được rất nhiều điều tốt đẹp, chẳng hạn như Phil Anschutz và Walden Media, thế nhưng, họ đang là những người lội ngược dòng (swimming upstream).

Nền văn hóa của Hollywood thì mạnh mẽ đối chọi với các giá trị truyền thống. Hãy chứng kiến xem George Clooney và những kẻ khác đang cố vổ về chính họ, bằng việc dám “can đảm” cổ võ cho những bộ phim về đồng tính luyến ái nam qua những tên chăn bò (cowboy), như đã được khen đáo, khen để qua các giải điện ảnh trong năm nay. Thì thật đó toàn là những chuyện lố bịch, nực cười và ngu xuẩn.

Sự “can đảm” thật sự chính là sự cảm đảm của Mel Gibson trong cuốn phim “Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô”. Sự can đảm thật sự sẽ là một cuốn phim nào đó dám nói thẳng rằng, việc đồng tính luyến ái là một điều hoàn toàn sai lầm. Sự cam đảm thật sự sẽ là một cuốn phim minh họa lại hình ảnh của Joan of Arc như là một vị Thánh chứ không phải như là một tên “Joan điên loạn.”

Sự cảm đảm thật sự sẽ là những cuốn phim dám bảo vệ những giá trị truyền thống, thế nhưng, rũi thay, không có đủ người để làm nên những chuyện đó.

Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngày mai có nhan đề “On Vanishing Youth.”

Anthony Lê

URL: http://danchuausa.net/luu/khi-truyen-hinh-nghiem-nhien-tro-thanh-mot-nha-giao-duc-cua-xa-hoi/