Trích từ Dân Chúa

Bài 14: Dựng Xây Một Nền Văn Hóa Gia Đình?

Anthony Lê

VietCatholic News (17/06/2006)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Bà Christine Vollmer, Một Nhà Hoạt Động Hàng Đầu Trong Lãnh Vực Này

WASHINGTON (Zenit.org).- Căn bệnh trầm trọng nhất mà rất nhiều người trẻ ngày nay phải gánh chịu chính là cái cảm giác bị xa lánh bởi các cha-mẹ của họ, đó là nhân xét của Bà Christine Vollmer.

FamilyCulture.jpg

Bà Vollmer là chủ tịch của Liên Minh Gia Đình (www.allianceforfamily.org), một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ được thành lập để giúp các trẻ em học biết cách tự yêu mến chính mình và những người khác. Đối tác của tổ chức này chính là Liên Minh Gia Đình thuộc Mỹ Châu La Tinh (La Alianza Latinoamericana para la Familia), hay gọi tắt là ALAFA.

Bà Vollmer cũng đồng thời là thành viên sáng lập ra Viện Đại Học Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống (Pontifical Academy for Life), và là thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình (Pontifical Council for the Family). Bà được sinh ra tại California, có cha là một sĩ quan quân đội Pháp và mẹ là người Hoa Kỳ. Bà đã sống tại Venezuela trong vòng 45 năm qua.

Hãng tin Zenit đã phỏng vấn Bà về hiện trạng gia đình trên thế giới ngày nay.

Hỏi (H): Thưa Bà, Bà có thể nói cho biết qua về sứ vụ của ALAFA, và làm thế nào để đối phố với những thách đố đương đại đối với gia đình? Và liệu tổ chức của Bà có kế hoạch nào triển khai rộng hơn nữa tại Hoa Kỳ không?

Bà Vollmer (T): Thưa, Liên Minh Gia Đình Mỹ Châu La Tinh đã có hơn 20 năm lịch sử trong việc mang thông tin đến cho tất cả những tổ chức nào làm việc để giúp các gia đình trở nên vững chắc hơn. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu về pháp luật cũng như các luật lệ ban hành, vốn là những nguồn thông tin chính để chia sẽ, và đó chính là một phần về ơn gọi của ALAFA.

Phần khác của ALAFA chính là việc tạo ra những công cụ giáo dục đáng tin cậy hòng giúp lấp đầy những chổ trống, vốn là hệ quả của sự tan rả, về một lối sống thành thị thiếu tổ chức, và cũng là nơi mà các giá trị về gia đình bị làm cho sói mòn đi bởi rất nhiều yếu tố.

(H): Thưa Bà, Bà có thể nói cho biết qua về chương trình giảng dạy mà Bà đã thiết lập gọi là “Aprendiendo a querer” (tức Học Để Biết Cách Yêu Thương)? Và đến bây giờ, sự thành công của nó là như thế nào?

(T): Thưa, chúng tôi rất vui với sự chấp thuận rộng rãi mà chương trình giảng dạy đã lãnh nhận được. Tôi nghĩ sở dĩ có được sứ đón nhận rộng rãi về chương trình này chính là vì khía cạnh tiếp cận của nó trông có vẽ không dính dáng gì nhiều cho lắm về tôn giáo. Mặc dầu nó được mạnh mẽ dựa trên nền tảng nhân loại học Kitô Giáo, thế nhưng cách trình bày của nó thì theo lời lẽ của đời thường ngày nay.

Sự thật chính là nó được trình bày như là một câu chuyện của một người trẻ đang lớn lên, khiến cho nó được những người trẻ và các thầy cô giáo chấp nhận triệt để. Và rồi, cũng có những khóa huấn luyện dành cho các thầy cô giáo, và chương trình đã trở nên như những công cụ đánh giá đáng tin cậy, rất hấp dẫn cho những người có tay nghề cao, hay những chuyên viên nghiêm túc.

Điểm khác biệt duy nhất của chương trình giảng dạy này chính là việc nó bao trùm đến tất cả mọi vấn đề mà các bậc làm cha-mẹ vẫn thường hay biết cách để giáo dục và dạy dỗ cho các con cái của họ, và đó cũng là những điều phần nào bị rối rắm hay lung lạc đi kể từ những năm thuộc thập niên 1960.

Chúng tôi bắt đầu chương trình giảng dạy với các học sinh 6 tuổi, rồi thăng tiến dần lên qua tất cả các giá trị được học hỏi một cách thấu đáo tại từng lứa tuổi thích hợp. Những chủ đề này gồm có: tình cảm, tinh thần thượng võ, tinh thần thể thao, những thách đố và những khác biệt trong tính cách, sự biết ơn và cảm nhận về sự đa chủng, và tất cả “những giá trị có liên quan đến nền dân chủ hay tính dân chủ” chẳng hạn như: việc tham dự vào, việc hợp tác vào, vân vân.

Chính vì thế, khi các học sinh của chúng tôi sắp đến tuổi 13, chúng đã có một cơ sở vững chắc để hình thành nên tình bằng hữu và hiểu được những thay đổi về mặt tình cảm của tuổi mới lớn. Điều này khiến cho việc giáo dục về sự trong trắng và sự hiểu biết về cam kết hôn nhân được trở nên dễ dàng hơn để cho các em lĩnh hội và nắm vững khi chúng tôi giới thiệu cho các em về những quyển sách Học Để Biết Cách Yêu Thương thuộc cấp giáo dục trung học. Chúng tôi nhận thấy rằng các em học sinh rất thích và cố giữ mãi những cuốn sách này, như là cách để các em tra cứu và liên hệ tới khi các em diện đối với rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác nhau.

(H): Thưa Bà, công việc của Bà với ALAFA đã giúp ích được gì cho Bà trong công việc của Bà với Học Viện Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống và Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, và ngược lại?

(T): Thưa tôi nghĩ có một sự trợ lực tuyệt vời trong tất cả những lãnh vực này, vì với tư cách là thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, dưới sự lãnh đạo rất tài tình của Đức Hồng Y López Trujillo, đã mở ra cho tôi có thêm rất nhiều kiến thức mới mẽ về những gì đang diễn tiến trên khắp thế giới, và đó chính là diễn đàn tốt nhất để lan truyền việc giảng dạy của Đức Thánh Cha trong các lãnh vực có liên quan đến gia đình.

Hội Đồng rất nhạy cảm về nhu cầu cần phải có những chỉ dẫn thực tiển, và cố tìm cách tránh xa lối giảng dạy chỉ yếu chuyên về lý thuyết và thần học, mà đi thẳng vào việc làm thế nào để cho giảng dạy này được hiện thể nơi cuộc sống. Và với tư cách là thành viên của Học Viện Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống, đã tạo cho tôi có một trách nhiệm và thẩm quyền nào đó về những công việc của chúng tôi.

(H): Thưa Bà, đâu là những ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất mà Bà nhận thấy đã ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người trẻ thời nay?

(T): Thưa, không còn nghi ngờ gì nữa, căn bệnh hay nhược điểm lớn nhất mà người trẻ ngày nay phải gánh chịu chính là sự tách ly, sự ghét bỏ, sự xa lánh (alienation), hệ quả từ việc các em bị xa lánh hay tách ly bởi cha-mẹ của các em khi các em lớn lên, và trưởng thành. Sự gắn kết tự nhiên và kiểu mô hình tự nhiên khiến cho các em nhỏ cảm thấy thật an toàn và hạnh phúc, và điều này sẽ giúp các em có một ý thức rất rõ về căn tính và sự lệ thuộc của các em, khi các em trưởng thành - nhưng rũi thay nó đang dần dần bị phá hủy đi, trước nhất là do bởi lối sống của đô thị và việc giáo dục tổng quát tại các học đường.

Sự thiếu vắng về sự hiện diện của người cha, người làm việc tại công xưởng hay tại văn phòng, đóng góp vào sự ảnh hưởng này. Và bây giờ, những người làm mẹ cũng rất ít khi có mặt tại nhà, vẫn thường hay vội vã, hay cố làm và quán xuyến “tất cả mọi thứ.”

Nhu cầu tiếp theo của các đứa trẻ chính là việc nhận diện ra chúng trong số các bạn bè và các nhân vật trong truyền hình, thay vì với các bậc làm cha, làm mẹ của chúng, mà theo tôi nghĩ, đang là cùng điểm của các vấn nạn, và nó sẽ nổi trội lên khi các em đến tuổi thanh thiếu niên.

Dĩ nhiên là việc ly dị khiến cho ảnh hưởng này càng trở nên tiêu cực hơn. Và dĩ nhiên câu trả lời của tôi chính là: điều tệ hại nhất chính là có quá ích khoảng thời gian thanh bình của cha mẹ dành cho các con cái của họ, đặc biệt là những người làm mẹ.

(H): Thưa Bà, Bà có thể cho biết gia đình của Bà đã tham gia vào sứ vụ cổ võ nền văn hóa sự sống và gia đình như thế nào?

(T): Thưa, tôi nghĩ đây chính là một kết quả tự nhiên của việc trở thành một gia đình yêu thương, gần gũi. Các trẻ em luôn nhận biết được những gì mà cha-mẹ chúng nghĩ là quan trọng và cần sống. Nếu đó là món hàng tiêu dùng dở hơi lạ kỳ (fad), thì dĩ nhiên, đó cũng sẽ là điều quan trọng nhất cho các con cái của họ. Thế nhưng, nếu đó chính là việc học hỏi và giúp đỡ những người khác, từ khi các em vẫn còn rất nhỏ tuổi, thì đó cũng sẽ là điều rất quan trọng đối với các em, nếu như các bậc làm cha, làm mẹ biết cách hướng vào giáo dục con cái của họ theo chiều hướng nghĩ suy này của gia đình.

Trong trường hợp của chúng tôi, đứa nhỏ nhất của chúng tôi là Leopoldo, em được sinh ra với tình trạng bị thiệt hại nặng nề về bộ não, thế nhưng em lại là thầy dạy tốt nhất cho những đứa con khác còn lại của chúng tôi, vì em đã dạy cho các anh chị em của em biết về tầm quan trọng của việc yêu thương và giúp đỡ những người không thể tự lo lắng được cho mình (helpless), và đó chính là một vài yếu tố mà xã hội coi là “vô dụng.” Đó cũng là lý do tại sao mà Mẹ Têrêsa gọi em là “giáo sư của tình yêu!”

(H): Thưa Bà, Bà có lời khuyên hay đề nghị nào cho các bậc làm cha-mẹ thời nay để họ biết cách chỉ vẽ cho các con cái của họ cách thức để sống trong một nền văn hóa trái ngược (counter-culturally) đương thời ?

(T): Thưa, tôi muốn đề nghị rằng các bậc làm cha-mẹ cố gắng sống trong một đời sống thuần túy về gia đình… nghĩa là tự tạo ra “một nền văn hóa” gia đình của riêng họ. Các trẻ em cần phải biết rằng các em chính là duy nhất và rất quan trọng đối với các bậc làm cha, làm mẹ của chúng. Và các em thích những nghi lễ mang tính cách gia đình, chẳng hạn như: các bữa ăn, việc tổ chức sinh nhật gia đình, những câu chuyện hài hước gia đình, và những mẩu chuyện vốn là khởi nguồn cho sự gắn bó, triều mến và yêu thương. Các em muốn biết gia đình của các em xuất xứ từ đâu, và các tổ phụ tiền bối của các em đã sinh sống như thế nào.

Sự xâm nhập bừa bãi của thế giới truyền hình, của âm nhạc, và cái được gọi là “đó là điều mà những người khác thường hay làm” (what everybody else does) thì tất cả chính là một bài ca báo động (siren-song) cần phải nên tránh cho bằng được.

Các trẻ em luôn thích thú với việc “đi ngược dòng” hay “đi ngược với trào lưu hiện hành” nếu các em cảm thấy chúng là một nhóm người rất gần gũi, và gắn bó với những người làm cha, làm mẹ luôn biết yêu thương của chúng. Việc bỏ trẻ em tại các nhà trẻ từ tuổi còn ấu thơ sẽ tự nhiên làm cho các em bị mất đi sự gắn bó, mật thiết, và điều đó, khiến cho nền văn hóa đương đại chính là thế giới đầu tiên mà các em sẽ phải khám phá ra, thay vì nền văn hóa của riêng gia đình các em.

Và một điều rất rõ vốn đã được minh chứng qua dòng thời gian chính là những trẻ em nào được người mẹ dưỡng nuôi và khôn lớn sẽ có trí thông mình và sức khỏe tốt hơn là những đứa trẻ bị bỏ vào các nhà trẻ. Tôi tin rằng việc những người làm mẹ chịu hy sinh ở nhà cho đến khi con cái của họ đến tuổi cắp sách đến trường là một điều rất đáng làm, và tôi cũng tin rằng chúng ta nên vận động hành lang (lobby) một cách tích cực hơn nữa về việc giảm thuế cho các gia đình có con. Thì đây chính là một nhu cầu cấp bách để gìn giữ và bảo tồn gia đình trong tương lai.

Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngày mai có nhan đề “Character-Centered Families And Schools.”

Anthony Lê

URL: http://danchuausa.net/luu/dung-xay-mot-nen-van-hoa-gia-dinh/