Trích từ Dân Chúa

Bài 32: Bực Tức Về Sự Khiết Tịnh?

Anthony Lê

Đức hạnh(Virtue) không phải là một điều gì đó giản đơn đang thiếu mất đi nơi thế giới hiện tại, mà nó là một điều gì đó mà rất nhiều người trong thế giới hiện đại thật sự bực tức (resentment) về nó.

Resenting ChastityTại Sao Phải Bực Bội Về Sự Khiết Tịnh Trong Tình Yêu Đôi Lứa?

Đó là điểm mấu chốt mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị - khi đó hãy còn là Karol Wojtyla – đưa ra khi bắt đầu việc giảng dạy của Ngài về sự khiết tịnh trong cuốn sách của Ngài có nhan đề Tình Yêu và Trách Nhiệm (Love and Responsibility).

Tại sao rất nhiều người thời nay rất bực bội với đức hạnh?

Thưa, trước tiên là vì việc sống một đời sống đức hạnh thật không dễ dàng gì cho lắm. Nó đòi hỏi rất nhiều nổ lực, sự thực hành và việc chủ động từ chối. Chúng ta cứ mãi chống lại bản tính con người ích kỷ và suy yếu của chúng ta luôn. Mặt trái của Khu Vườn Địa Đàng chính là rất dễ để cho đi mọi cảm xúc và mong muốn của chúng ta hơn là kiểm soát chúng. Lấy ví dụ như, thật dễ để ăn uống cho thỏa thích hơn là ăn uống với sự điều độ. Thật dễ để trút cơn giận khi mọi việc không theo đúng ý của chúng ta hơn là biết kìm chế sự giận dữ của chúng ta. Thật dễ để buôn xuôi, để nản chí và than phiền hơn là vui vẽ gánh chịu những thử thách của chúng ta trong niềm vui cùng sự cam đảm.

Những đức tính này nhắc nhở cho chúng ta về chuẩn mực luân lý cao hơn mà chúng ta được kêu gọi để tuân theo. Sự nhắc nhở này nên làm cho chúng ta hưng phấn để chúng ta có thể cho đi chính mình nhiều hơn hòng để đuổi đeo sự trinh bạch và để sống giống như Chúa Kitô nhiều hơn, còn hơn là phải sống một cuộc sống nô lệ được điều khiển bởi những đam mê của quyến rũ và tội lỗi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đều được nhắc nhở về nhơn đức khiết tịnh này cả. Đối với những tâm hồn nào muốn bỏ từ đi những thỏa mãn và êm ái, tức những tâm hồn nào muốn hy sinh để đựơc phát triển và lớn lên trong đức hạnh – thì bất kỳ phần thảo luận sau đây về đức hạnh có thể được xem như là một tấm gương để rọi chiếu cho họ biết được về tính chây lười trong đạo đức luân lý riêng của họ.

Việc Phá Hỏng Đức Hạnh

Đây là lý do tại sao mà một số người bực bội về đức hạnh. Thay vì được thôi thúc để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ lại hủy diệt đi những tiêu chuẩn luân lý của đức hạnh và tầm thường hóa chúng. Hay nói cách khác, họ xem thường đến tầm quan trọng của đức hạnh để cho phép họ từ bỏ đi mọi nổ lực và làm cái cớ cho sự xa đọa về các giá trị luân lý của họ.

Lấy ví dụ như: hãy tưởng tượng rằng có rất nhiều phụ nữ làm việc trong một văn phòng, vốn luôn ngồi lê đôi mách và nói xấu những người khác. Tuy nhiên, một trong những đồng nghiệp Kitô Giáo của họ, không dùng loại ngôn ngữ hôi thối (foul language) đó và cũng không muốn tham gia vào chuyện ngồi lê đôi mách.

Thay vì được thôi thúc bởi gương sáng của cô đồng nghiệp Kitô Giáo đó, thế nhưng các đồng nghiệp của cô lại cố tình châm chọc cô và biến cô làm trò cười. Họ nhạo báng và xem cô như là “một cái trục lăn hoàn hảo” tức là một người “quá tốt so với họ.” Bằng việc không làm theo những gì mà người khác đang làm, cô đứng nổi trội ra như là một lời nhắc nhớ về hành vi mất đi luân lý của riêng họ. Chính vì thế, đức hạnh của cô không được họ khen ngợi và coi trọng. Mà trái lại, nó lại bị ghét bỏ và bực bội đi.

Đức Wojtyla nói rằng rất nhiều người đã xem thường các đức hạnh để tự bào chữa cho chính họ khỏi việc sống theo đúng những tiêu chuẩn luân lý cao của riêng họ. Vì họ không muốn thực hiện mọi nổ lực để thay đổi, do đó, họ cực kỳ xem nhẹ đến các giá trị đức hạnh này, và thậm chí công khai tấn công nó để lý giải cho sự mất đi cá tính luân lý của riêng họ. “Sự bực bội…không chỉ làm méo mó và xuyên tạc đi những ưu điểm, mà nó còn đánh giá rất thấp những gì xứng đáng để được tôn trọng hòng con người chẳng cần phải vật lộn gì cả với chính bản thân mình để mang nó đến một tầm tối ưu hay thiện hảo nào đó, hoặc có thể được người đó xem nhẹ đi các ưu đểm nào thích hợp, tiện lợi và dễ chịu đối với bản thân mình mà thôi” (trang 144).

Bực Bội Về Sự Khiết Tịnh

Nhơn đức có lẽ được mọi người bực tức nhất thời nay chính là sự khiết tịnh. Sự khiết tịnh không còn được xem như là một điều gì đó tốt đẹp nữa, một điều gì đó cao cả nữa, hay một điều gì đó mà tất cả chúng ta đều cùng đeo đuổi nữa. Mà còn trái ngược nữa là đàng khác: Sự khiết tịnh giờ đây thường được mô tả như là một cái gì đó hay một điều gì đó rất ư là tội lỗi – một điều gì đó rất nguy hại đối với bản thân con người nhân loại!

Một số người biện luận rằng khiết tịnh rất nguy hại đến thể trạng tâm lý của các thanh niên nam nữ, và họ nói, chuyện mong muốn tình dục chính là chuyện hữu lý và đương nhiên thôi, chẳng có gì là xấu hổ hay tội lỗi cả. Chính vì thế, sẽ là bất thường khi phải cố tình ngăn cấm nó!?

Còn những người khác thì lại nói rằng: "khiết tịnh chính là một kẻ thù của tình yêu."

Nếu hai người yêu nhau, không lẽ cả hai không muốn diễn tả tình yêu của họ dành cho nhau qua việc giao hợp tình dục chăng? Khiết tịnh có thể đóng một vai trò trong các lãnh vực khác của cuộc sống, thế nhưng khi cả hai người lớn cùng đồng ý để yêu nhau, thì những giới hạn của sự khiết tịnh quả đúng là những cản trở cực kỳ lớn cho cặp tình nhân - những người vốn luôn tỏ bày tình yêu của họ dành cho nhau qua việc ân ái tình dục.

Thì những kiểu lập luận như trên và thêm nhiều kiểu lập luận khác nữa chống lại sự khiết tịnh phản ánh cho chúng ta thấy được nổi bực tức của nền văn hóa trong thời đại của chúng ta đối với nhơn đức này. Chúng ta chứng kiến đựơc sự bực tức về nhơn đức khiết tịnh này qua rất nhiều lớp học nơi giảng đường đại học, qua các chương trình giáo dục về “tình dục giới tính,” và đặc biệt là qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Khi một phim thuộc Hollywood hay một chương trình sitcom (tức situation comedy, tạm dịch là kịch nghệ nhảm nhí) phát họa ra những mối quan hệ tình tứ, thì có bao nhiêu lần nhơn đức khiết tịnh được đưa ra và được xem như là một chuẩn mực lý tưởng về luân lý đạo đức? Có bao nhiêu lần nhơn đức khiết tịnh được trình bày ra như là một điều gì đó khiến cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, hay một điều gì đó mà các chàng anh hùng lãng tử cố coi nó như là một tiêu chuẩn tối ưu trong cuộc sống của họ?

Tại Sao Lại Có Sự Bực Bội Này?

Đức Wojtyla nói lý do chính yếu mà con người thời hiện đại xem sự khiết tịnh như là một cản trở để yêu thương chính là vì chúng ta được kết nối với tình yêu chỉ thuần túy dựa trên sự thõa mãn và khoái cảm của nhục dục lẫn tình cảm ủy mị tầm thường mà thôi, từ người của phái này đến cho người của phái khác. Hay nói cách khác, chúng ta có khuynh hướng nghĩ về tình yêu chỉ là dựa vào khía cạnh chủ quan của nó mà thôi. Nếu chúng ta khôi phục lại nhơn đức khiết tịnh trong thế giới ngày nay của chúng ta, thì “chúng ta trước tiên hết phải loại bỏ ngay sự gia tăng khổng lồ của tính chủ quan trong khái niệm yêu đương và hạnh phúc vốn mang đến cho người nam lẫn người nữ” (trang 144).

Để hiểu được điểm này một cách tốt hơn, chúng ta hãy cùng nhau vắn tắt hồi tưởng lại hai khía cạnh của tình yêu, mà chúng ta đã đề cập thoáng qua ở trên.

Đối với Đức Wojtyla, khía cạnh chủ quan của tình yêu chỉ đơn giản là một “sự cảm nghiệm về mặt tâm lý” – tức một điều gì đó đang xảy ra ở bên trong bản thân của tôi. Khi người nam và nữ gặp nhau, cả hai tức thời cảm thấy họ cùng thu hút vào nhau về mặt thể lý qua dáng vẽ “bắt mắt” bên ngoài của nhau (và Ngài gọi sự thu hút này chính là sự khoái dục tức sensuality). Và cả hai cũng nhận thấy bị thu hút bởi nam tính và nữ tính của nhau về mặt tình cảm (mà Ngài gọi đó là sự đa cảm tức sentimentality).Thì những mong ước xác thịt (sensual desires) này và những đáp trả về mặt tình cảm, tự bản chất của nó, không phải là điều xấu xa. Mà đúng ra, chúng có thể được xem như là “nguyên liệu” (raw material) để từ đó tình yêu đích thực có thể được triển nở. Tuy nhiên, những đáp trả này tự nó không phải tượng trưng cho tình yêu. Và ở mức độ này, chúng vẫn hãy còn là những sự thu hút hay quyến rũ về thân thể của người khác hay về nam tính hoặc nữ tính của chàng hoặc nàng, chứ không phải là tình yêu mà chính chàng dành cho nàng và ngược lại.

Khía cạnh khách quan của tình yêu thì còn cao hơn cả về một cảm nghiệm tâm lý đang diễn ra bên trong bản thân tôi. Nó chính là một “sự kiện giữa cá nhân với nhau.” Nó xem xét đến điều gì thật sự diễn ra trong mối quan hệ, chứ không phải những cảm giác tốt đẹp mà tôi cảm nghiệm được khi tôi gần bên nàng/chàng. Khía cạnh khách quan của tình yêu bao gồm một sự cam kết chung về ý chí của những gì là tốt đẹp nhất dành cho nhau và đức hạnh nào có thể giúp chàng/nàng để cả hai cùng bổ túc cho nhau. Hơn thế nữa, tình yêu theo nghĩa trọn vẹn này bao gồm luôn cả việc tự biết cho đi – có nghĩa là tự đầu hàng đi ý chí của ai đó, hay về một quyết định nào đó để giới hạn đi sự tự trị của ai đó hòng để phục vụ người khác một cách tự do hơn.

Do đó, những câu hỏi thật sự trong tình yêu không phải là những câu hỏi về chủ quan như: “Tôi có những cảm giác hay những mong muốn mạnh mẽ cho người tôi yêu không? Liệu chàng/ nàng có những cảm giác và những mong muốn xác thịt mạnh mẽ dành cho riêng tôi không?”

Ai nấy cũng đều có những cảm giác và mong muốn dành cho người khác. Thế nhưng không phải ai cũng đều có đức hạnh và sự cam kết để tự nguyện cho đi tình yêu cả.

Những Giá Trị Của Tình Dục

GirlĐừng Phá Đi Đức Hạnh Người Con Gái

Giờ đây, chúng ta cùng nhau quay trở lại về vấn nạn của nhơn đức khiết tịnh. Đức Wojtyla nêu ra rằng khía cạnh chủ quan của tình yêu phát triển ra rất nhanh và nó được cảm thấy mạnh mẽ và căng thẳng hơn khía cạnh khách quan của tình yêu. Ở cấp độ khách quan, phải mất nhiều thời gian và công sức để vun xới nên một tình bạn đoan chính. Những mối quan hệ này được trọng tâm hóa dựa trên một tình yêu biết cho đi hoàn toàn và theo một ý nghĩa sâu sa về trách nhiệm dành cho người khác như thể là một quà tặng, thì những mối quan hệ này không xảy ra trong chốc lát hay đồng thời cả.

Tuy nhiên, theo khía cạnh chủ quan của tình yêu, chẳng cần phải mất nhiều thời gian và nổ lực để có thể cảm nghiệm được mong muốn về thể xác hay sự kiếm tìm về mặt tình cảm dành cho người khác phái. Thì những phản ứng như vậy có thể xảy ra ngay lập tức. Hơn nữa, những đáp trả về mặt xác thịt và tình cảm này có thể quá mạnh bạo đến nổi chúng khống chế đi việc chúng ta xem người khác là như thế nào. Theo bản tính mỏng dòn dể suy ngã của con người, chúng ta có khuynh hướng xem những người khác phái chủ yếu là qua lăng kính về các giá trị tình dục của họ - tức các giá trị vốn đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn về mặt tình cảm lẫn tính dục. "Và kết quả là, chúng ta làm lu mờ đi nhận thức của chúng ta về họ trong tư cách là những con người, và càng xem họ như là những cơ hội để cho sự thỏa mãn riêng của chúng ta mà thôi" (trang 159).

Đức Wojtyla chỉ ra rằng việc chúng ta gặp gỡ người khác phái vẫn thường được xáo trộn với kiểu tình cảm và sự ham muốn xác thịt ích kỷ này của chúng ta – nghĩa là với mong muốn dùng người đó cho sự thỏa mãn riêng về mặt tình cảm cũng như về mặt tình dục của riêng chúng ta. “Sự thật của tội nguyên tổ giải thích về một thứ tội lỗi rất cơ bản và ngày càng lan rộng ra đó là: việc người này gặp người khác phái kia không phải là sự cảm nghiệm đơn giản và tức thời của ‘tình yêu’ mà là một cảm giác bị khuấy đảo để tìm cách hưởng thụ hay thỏa mãn” (trang 161).

Khuynh Hướng Của Chúng Ta Trong Việc Sử Dụng Người Khác Phái

Liệu chúng ta có từng bao giờ hành động như vậy chưa? Đức Wojtyla thì nói rằng khi chúng ta gặp gỡ người khác phái (chẳng hạn như: một người lạ, một người đồng nghiệp, một người bạn trai/gái, vợ/chồng, hay thậm chí vợ/chồng của người khác), chúng ta không nên mong rằng có một thái độ hoàn toàn trong sạch, không ích kỷ theo kiểu sự tử tế Kitô Giáo được nổi tức thời lên bên trong trái tim của chúng ta. Vì sự yếu đuối của chúng ta, nên rất nhiều sự thu hút mang tính phức tạp của chúng ta vẫn thường được xen lẫn với một thái độ ích kỷ của việc muốn cùng với người khác phái đó, không phải vì tình yêu hay sự cam kết trọn vẹn dành cho người đó, mà là vì sự hấp tấp của những cảm giác tốt đẹp hay niềm vui xác thịt mà chúng ta có thể có được khi ở cùng với người đó. Hay nói cách khác, khi một cậu con trai gặp một cô con gái, thì cả hai tức thời không phải là yêu nhau một cách đích thực, muốn cam kết lâu dài, và trao trọn tình yêu dành cho nhau, ngay tức khắc, mà là khi cả hai cảm thấy sự thu hút lẫn nhau, thì cả hai bị cám dỗ để gặp nhau như là những đối tượng để làm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tình cảm hay những ham muốn về thể xác của nhau.

Những phản ứng có liên quan đến các giá trị dục tính chưa hẳn là xấu xa trong bản thân của họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta cần cẩn thận, thì thứ nguyên liệu khô này có thể được sử dụng như là một lối thoát cho sự thích thú về mặt tình cảm hay xác thịt của chúng ta. Và miễn khi nào việc này cứ mãi xảy ra, thì tình yêu vô vị lợi dành cho người khác sẽ không bao giờ triển nở ra được. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đến một nhơn đức vốn có thể giúp chúng ta hội nhập những hấp dẫn về mặt xác thịt hay tình cảm của chúng ta với tình yêu đích thực dành cho người khác trong tư cách là một con người tổng thể. Đức Wojtyla viết tiếp: “Vì những cảm giác và hành động xuất phát từ những phản ứng về mặt tình dục và những tình cảm kèm theo chúng, có khuynh hướng lấy mất đi tính trong sáng và vẹn toàn của tình yêu – tức một nhơn đức quan trọng cần thiết để bảo vệ cá tính thật sự và khía cạnh khách quan. Nhơn đức đặc biệt này chính là sự khiết tịnh” (trang 146).

Sự Khiết Tịnh: Người Giám Hộ Của Tình Yêu

Giờ đây chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao mà nhân đức khiết tịnh rất cần thiết cho tình yêu. Trái ngược rất xa với những gì được cho là làm cản trở đến tình yêu, chính nhơn đức khiết tịnh mới khiến cho tình yêu có thể xảy ra một cách trọn vẹn, tinh khiết và hoàn hảo được. Nó bảo vệ tình yêu khỏi rơi vào những thái độ của sự ích kỷ và tính thực dụng, và cho phép chúng ta yêu thương nhau một cách vô vị lợi – bất chấp những cảm giác hay ham muốn xác thịt cao độ mà chúng ta có thể nhận được từ người đáng yêu nhất của chúng ta.

Nếu chúng ta thật sự yêu một người khác phái nào đó, chúng ta phải nhìn thấy được rất nhiều điều cao đẹp hơn nữa nơi người đó, chứ không chỉ có những giá trị về tình dục mà thôi. Chúng ta phải nhìn thấy trọn vẹn giá trị của người đó trong tư cách tổng thể là một con người và đáp trả lại chúng trong một tình yêu đích thực và trong sáng dành cho người đó. Đức Wojtyla nói rằng: nhân đức khiết tịnh cho phép chúng ta làm được chỉ mổi điều đó mà thôi. “Tính cốt lõi của nhân đức khiết tịnh bao gồm việc nhanh nhậy để xác nhận về giá trị của người đó trong mỗi hoàn cảnh và việc nâng mình lên đến giá trị cá nhân về tất cả những phản ứng có liên quan đến giá trị của ‘thân xác và tình dục’” (trang 171).

Tuy nhiên, con người mà không có nhơn đức khiết tịnh là một con người trong hoàn cảnh rất tồi tệ, tức con người đó không có được sự tự do để yêu thương. Con người đó có thể có những ý tốt và một mong muốn thành thực để chăm sóc cho người mà mình yêu, thế nhưng không có nhơn đức khiết tịnh, tình yêu của người đó sẽ không bao giờ được nảy sinh hoa trái, vì lẽ tình yêu đó đã không còn trong sạch và thuần khiết nữa rồi.

Tình yêu đó sẽ được trộn lẫn với một khuynh hướng nhằm xem người mình yêu thương chỉ đơn giản vì những giá trị của tính dục mà thôi, vốn khiến cho trái tim của con người đó vui sướng trong sự thỏa mãn về mặt tình cảm hay làm cho thân thể của người đó được khuấy động theo mong ước của xác thịt.

Đức Wojtyla giải thích rằng: “bất kỳ con người nào mà không có nhơn đức khiết tịnh, thì người ấy không thể yêu một cách vô vị lợi người khác phái được trong tư cách là một con người trọn vẹn, vì rằng trái tim của người đó chỉ có bận tâm đến sự thỏa mãn về mặt tình cảm và xác thịt mà người đó nhận được từ người yêu khác phái của mình mà thôi” (trang 164).

Nhơn đức khiết tịnh cho phép người con người không những nhìn thấy rất rõ về các giá trị tình dục của người mình yêu, mà thậm chí còn hơn thế nữa, nó cho thấy được giá trị của người đó, tức người mình yêu, trong tư cách là một con người. Được giải phóng từ những thái độ mang tính thực dụng, do đó, một người có nhơn đức khiết tịnh thì được tự do để yêu thương.

“Chỉ có người nam có nhơn đức khiết tịnh và người nữ có nhơn đức khiết tịnh mới có đủ khả năng để cùng mang đến cho nhau một tình yêu thật sự mà thôi. Vì rằng sự khiết tịnh làm cho họ được tự do để liên kết với nhau, ngay cả trong việc ân ái tình dục, để tránh cho không có ai lợi dụng nhau cả… và bởi vì nó giải thoát cả hai nên nó đưa cả hai cùng hướng đến một cuộc sống trọn vẹn dành cho nhau và mối quan hệ tình dục của họ chính là một sự hiện thể hết sức đặc biệt cho ‘sự tử tế của tình yêu’” (trang 171).

Các Nguồn Tài Liệu Để Tham Khảo Thêm Về Nhơn Đức Khiết Tịnh

Và trước khi kết thúc bài viết này, người viết xin trích dẫn lại một số nguồn tư liệu quý giá theo các quy chuẩn tối ưu về mặt đạo đức luân lý của Giáo Hội, mà mỗi bậc phụ huynh phải cần biết để giáo dục con cái mình, cũng như những người trẻ cần biết đến để có thể cùng mang đến cho nhau một thứ tình yêu trong sáng, cao đẹp và dịu vợi trong ơn nghĩa Thiên Chúa....

(1) Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giảng dạy về Điều Răn Thứ Sáu “Chớ Muốn Vợ-Chồng Người” tại địa chỉ: http://www.vatican.va/archive/catechism/p3s2c2a6.htm

(2) Từ trang Web về Café Vocation, các bạn nam/nữ thanh niên có thể truy cập thêm các thông tin có liên quan đến Chastity tại địa chỉ: http://www.vocation.com/content-nzv.htm

(3) Trang Web nói về Nhơn Đức Khiết Tịnh, Việc Tiết Dục và Hẹn Hò thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên và giới trẻ tại địa chỉ: www.chastitycall.org

(4) Nguồn thông tin quý giá về Nhơn Đức Khiết Tịnh tại www.catholic.com/chastity.asp

(5) Thông Tin Quý Giá về Tiết Dục và Hôn Nhân (Abstinence and Marriage) tại địa chỉ: www.abstinenceandmarriage.org

(6) Các Vấn Đề Có Liên Quan Đến Tình Yêu (Love Matters) tại địa chỉ: www.lovematters.com

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề “Resenting Chastity” là của Tiến Sĩ Edward P. Sri, Giáo Sư Thần Học tại trường Cao Đẳng Biển Đức tại thành phố Atchinson, thuộc tiểu bang KS, được người dịch trích ra từ trang Web tại địa chỉ: http://www.catholiceducation.org.

Mời các bậc phu huynh hãy tiếp tục dõi theo bài viết ngày mai có nhan đề “St. Maria Goretti: An Example of Chastity.”vAnthony Lê

URL: http://danchuausa.net/luu/buc-tuc-ve-su-khiet-tinh/