Trích từ Dân Chúa

Bên Kia Hội Nhập Văn Hóa, Nhiều Hoá Thành Một Được Chăng?

Lm Jos. Lê Công Đức

Nguyên tác: Beyond Inculturation, Can the Many Be One?
Tác giả: Michael Amaladoss, SJ
Chuyển ngữ: Lm Jos. Lê Công Đức - Hiệu đính: Lm Paul Mai Văn Tôn

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

BenKiaHoiNhapVanHoa.jpg

Thế giới ngày nay đã trở thành một ngôi làng nhỏ. Người ta có thể đi lại với tốc độ ngàn cây số/giờ; còn hình ảnh và tiếng nói thì được truyền và nhận hoàn toàn trực tiếp xuyên khắp hành tinh. Hầu như trong mọi lãnh vực, các biên giới trở nên hết sức nhập nhoà. Toàn cầu hoá, đó không phải chỉ là chuyện của kinh tế mà thôi. Con người ngày nay, dù ở góc biển chân trời nào, cũng liên quan và tương tác lẫn nhau trong hầu như mọi phương diện. Một thế giới không biên giới!

Mặt khác, tất cả những yêu tố ‘hội tụ’ của thế giới hôm nay cũng mang trong mình nó một mối đe doạ đối với bản sắc riêng của từng cộng đồng. Người đông phương ‘tây’ hơn cả người tây phương; và người tây phương ‘đông’ hơn cả người người đông phương!

Vì thế, đâu đâu chúng ta cũng có thể ghi nhận sự khẳng định quyết liệt của các bản sắc văn hoá địa phương – như một phản ứng tự vệ trước mối đe doạ mạnh mẽ chưa từng có ấy (mạnh mẽ hơn gấp bội so với những nỗ lực ‘đồng hoá’ mà các thế lực thực dân đã từng áp đặt trên các cộng đồng bản xứ trước đây). ‘Văn hoá’ là một trong những từ đắc dụng nhất của con người hiện đại – ngay cả dù không hẳn mọi người đều gán cho nó cùng một ý nghĩa hay qui chiếu nó đến cùng một thực tại như nhau (chẳng hạn, ở Việt Nam, các nhà chuyên môn còn đang đi tìm câu trả lời chính xác cho vấn nạn “Đâu là bản sắc văn hoá dân tộc?”)

Giáo Hội trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình cũng chưa bao giờ ý thức sâu sắc bằng lúc này về tầm quan trọng của các bản sắc văn hoá địa phương. Tin Mừng mãi mãi vẫn ở ngoài người ta bao lâu người ta vẫn còn cảm thấy Tin Mừng là một cái gì xa lạ, thậm chí một cái gì đe doạ đối với họ. Hội nhập văn hoá là con đường tất yếu. Con đường này đã được chính thức khẳng định ngót gần nửa thế kỷ rồi, chứ không chỉ mới hôm qua. Gần nửa thế kỷ bắt mạch, vừa làm vừa học, với những thất bại và những thành công. Nói chung, quãng thời gian gần nửa thế kỷ qua – kể từ Công Đồng Vatican II – đã chứng nghiệm rằng con đường ‘tất yếu’ này có khá nhiều gập ghềnh, kể cả cạm bẫy. Và Giáo Hội đã chưa đi xa mấy trên con đường này. Hội nhập văn hoá vẫn còn là một đề tài thời sự - thậm chí hôm nay ‘thời sự’ hơn hôm qua – nhất là tại Á Châu, cách riêng tại Việt Nam này.

Âu cũng là điều tự nhiên, bởi vì sứ mạng loan báo Tin Mừng – một sứ mạng nhất thiết giả định hội nhập văn hoá – mãi mãi vẫn còn là chuyện thời sự của Giáo Hội.

“Bên Kia Hội Nhập Văn Hoá…” của cha Michael Amaladoss, S.J. là một cố gắng góp phần hoá giải những gập ghềnh và cạm bẫy trên con đường hội nhập văn hoá của Giáo Hội hôm nay. Những suy tư của tác giả bắt nguồn đầu tiên từ bối cảnh Ấn Độ: song một cách cốt yếu và khái quát, những suy tư này có nhiều, rất nhiều khía cạnh tương thích với đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Việt Nam chúng ta.

Saigon, Mùa Phục Sinh Năm Thánh 2000
Paul Mai Văn Tôn

* * *

NỘI DUNG

Lời giới thiệu

Dẫn nhập

Chương l: Bên Kia Hội Nhập Văn Hoá

- Một sự hiện diện ngoại lai
- Cuộc gặp gỡ ban đầu giữa Tin Mừng và văn hoá
- Ảnh hưởng của Công Đồng Vatican II
- THĐGM Về Loan Báo Tin Mừng
- Những cố gắng để trở thành người Ấn Độ
- Lòng nhiệt thành lửa tàn tro lạnh
- Văn hóa nào?
- Kitô giáo nào?
- Ấn giáo hóa, tại sao không?
- Hội nhập văn hóa hay giải phóng?
- Công cụ hóa văn hóa
- Ai hội nhập văn hóa?
- Một nền văn hóa chuẩn mực
- Duy nhất hay hiệp thông?
- Xâm nhập hay đối thoại?
- Bên kia hội nhập văn hóa

Chương 2: Cuộc Giao Ngộ Giữa Thiên Chúa Con Người

- Sứ vụ của Đức Giêsu: kêu gọi và đáp trả
- Một cuộc đối thoại không ngừng
- Một cuộc giao ngộ văn hóa
- Những hàm hồ của một cuộc giao ngộ văn hóa
- Một cuộc giao ngộ giữa các tôn giáo
- Đối thoại giữa các tôn giáo
- Tin Mừng: một nhãn quan mở rộng
- Cuộc đối thoại trong chính tôn giáo
- Những tác nhân của cuộc gặp gỡ giữa Tin Mừng và văn hóa
- Ba chặng đường của cuộc gặp gỡ giữa Tin Mừng và văn hóa
- Diễn giải truyền thống
- Đọc các dấu chỉ của thời đại
- Một nền văn hóa mới mẻ và đầy sáng tạo
- Những xã hội có văn hóa phức hợp

Chương 3: Cuộc Đối Thoại Giữa Tin Mừng Và Văn Hóa

- Một kiểu thức nhập thể
- Nhập thể và hủy mình ra không
- Một thần học sứ mạng đang thay đổi
- Một nhãn quan mới về sứ mạng
- Lịch sử cứu độ
- Một chuyện tình
- Lịch sử của Đức Giê su
- Từ lịch sử đến mầu nhiệm
- Giáo Hội và Triều Đại của Thiên Chúa
- Triều Đại của Thiên Chúa là gì?
- Giáo Hội: Được gọi để làm ngôn sứ
- Giáo Hội: Là biểu hiệu và là người phục vụ của Nước Chúa
- Giáo Hội: Mối hiệp thông của các Giáo Hội địa phương
- Các tiêu chuẩn của hiệp thông
- Đức Kitô và Thánh Thần: Những nguyên lý của hiệp thông
- Thực thi sứ mạng trong đối thoại
- Một sứ mạng thống nhất

Chương 4: Văn Hóa Và Xã Hội

- Nhận hiểu văn hóa
- Những cách tiếp cận văn hóa
- Văn hóa của thiểu số tinh túy và văn hoá của đại chúng
- Những truyền thống lớn và nhỏ
- Những nền văn hóa thống trị và phụ thuộc
- Truyền thống và hiện đại
- Một phân tích xã hội
- Kinh tế và chính trị
- Cá nhân và xã hội
- Văn hóa và tôn giáo
- Xã hội trong toàn bộ sáu yếu tố của nó
- Nhận hiểu người nghèo
- Nền văn hóa của những người dalits
- Tin Mừng cho những người dalits

Chương 5: Xây Dựng Nước Thiên Chúa

- Một phân tích xã hội Ấn Độ
- Một mảnh đất của nhiều nền văn hóa và tôn giáo
- Chọn lựa người nghèo
- Chọn lựa nền văn hóa
- Đối thoại với các tôn giáo khác
- Con đường riêng của Giáo Hội
- Trở thành một Giáo Hội của đại chúng
- Trở thành một Giáo Hội của địa phương
- Nói lên tiếng nói ngôn sứ
- Sát cánh với các phong trào hành động của dân chúng
- Vai trò sáng tạo của nghệ thuật
- Một cộng đoàn đối lập văn hóa

Chương 6: Thiết Lập Lại Lễ Nghi

- Ba loại lễ nghi
- Các lễ nghi đóng vai trò thế nào?
- Cơ cấu biểu hiệu của lễ nghi
- Lễ nghi và đời sống
- Lễ nghi và các vị thừa sai
- Công Đồng Vatican II và tính đa nguyên về lễ nghi
- Thiết lập lại lễ nghi
- Có thể thay đổi các lễ nghi bí tích không?
- Tái hội nhập các bí tích vào xã hội
- Tự do để thay đổi bánh và rượu
- Những lễ nghi ngoại bí tích
- Giải phóng và tín nhiệm người ta

Chương 7: Làm Thần Học Trong Bối Cảnh

- Thần học là gì?
- Tính đa nguyên trong thần học
- Một tiến trình diễn dịch
- Phân tích câu hỏi
- Mối tương tác giữa bản văn và bối cảnh
- Vai trò của truyền thống
- Duy nhất và đa nguyên trong thần học
- Tương tác với các tôn giáo khác
- Một thần học Ấn Độ đang hiện lộ

Chương 8: Tôn Giáo Bình Dân

- Các tôn giáo vũ trụ
- Phục hồi tôn giáo vũ trụ
- Những yếu tố tích cực của tôn giáo bình dân
- Tôn giáo bình dân và cộng đồng
- Tôn giáo bình dân và thần linh
- Tin Mừng cũng rất bình dân
- Ai gặp rắc rối với tôn giáo bình dân?
- Tôn giáo bình dân trong một bối cảnh liên tôn
- Vấn đề các thần?
- Lễ nghi và xã hội trong tôn giáo bình dân
- Tôn giáo bình dân như một lực giải phóng
- Còn về chủ trương hổ lốn?

Chương 9: Tính Hiện Đại Và Tin Mừng

- Đâu là đặc nét của tính hiện đại?
- Tính hiện đại và văn hóa
- Những chuyển biến của xã hội
- Tôn giáo và tính hiện đại
- Tính hiện đại và Phương Tây
- Tính hiện đại và Giáo Hội ở Châu Âu
- Tính hiện đại ở Á Châu
- Uốn nắn tính hiện đại
- Đối lập về văn hóa
- Các mẫu thức mới của cộng đoàn
- Trao khả năng cho người ta

Chương 10: Nhiều Hóa Thành Một Được Chăng?

- Con ngươi hay cơ chế?
- Con đường đối thoại
- Mối quan tâm hiệp nhất
- Từ trên xuống hay từ dưới lên?
- Hiệp nhất và đa nguyên
- Tìm kiếm sự hòa điệu
- Hòa điệu và thực hành

Lm Jos. Lê Công Đức

URL: http://danchuausa.net/luu/ben-kia-hoi-nhap-van-hoa-nhieu-hoa-thanh-mot-duoc-chang/