Trích từ Dân Chúa

Vâng Phục và Trung Thành theo ý Cha

Jos Trần Quang Khôi

Những ngày qua, nhan nhãn những bài viết phân tích và đánh giả về tình hình Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Với những băn khoăn và cảm xúc của một người tín hữu Công Giáo mang trong mình dòng máu của các Thánh Tử Đạo nước Việt Nam anh hùng, tôi xin mạn phép đưa ra một vài điều suy nghĩ và nhận định.

Thứ nhất: việc Đức Tổng Giám Mục Giuse của Tổng Giáo Phận Hà Nội đi hay ở?

Đó là quyết định của Tòa Thánh. Nếu Đức Tổng Giuse có muốn “đi” nhưng Tòa Thánh Vatican không cho phép thì Đức Tổng Giuse cũng không thể “đi” được. Nhưng nếu sự ra đi là một bài sai thì sự vâng phục là điều tất yếu. Trong gia đình mà người bố khuyên bảo, mong mỏi và yêu cầu người con phải thực thi những ý định và nguyện vọng của mình, là một người con thảo thì đứa con phải làm gì?

Thứ hai: Có hay không có việc chính quyền Việt Nam can thiệp và yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như Vatican đưa Đức Tổng Giuse ra khỏi giáo phận Hà Nội?

Câu trả lời có lẽ tưởng chừng như đã sẳn lời giải đáp nhưng thật ra không hề đơn giản như những gì được các trang tin trên Internet đăng lên. Những hành động, can thiệp và bổ nhiệm hay thuyên chuyển một vị Hồng Y/Giám Mục, tất cả là vì những người Công Giáo tại chính giáo phận đó nói riêng và Giáo Hội tại nước đó nói chung. Giáo Hội không hành động vì mục đích cho một cá nhân, đoàn thể hay tổ chức nào. Tôi tin rằng, nếu Giáo Hội hành động theo sự “đặt hàng” của các thể chế chính trị và những đảng phái, thì đã từ lâu Giáo Hội không còn là một Nhiệm Thể của Đức Kitô nữa.

Sự đánh đổi “Ngô Quang Kiệt”: tôi tin rằng Giáo Hội không có bất cứ một sự đánh đổi nào. Vì người Cha nhân Từ chẳng lẻ đem giết đứa con rất mực thương yêu để làm hài lòng ông hàng xóm hay sao? Vì rất nhiều sự ngăn trở, đoàn con cái không được đến thăm Cha, nay Cha muốn đến thăm con, mà con lại tìm cách thoái thác. Vậy con là ai? Con có còn là con của Cha nữa hay không? Sự từ chối không đón tiếp hay tìm cách ngăn trở không cho người Cha ở xa đến thăm mình thì liệu đó có còn là một người con thảo của Cha nữa hay không?

Thứ ba: Có hay không một sự đánh đổi “Ngô Quang Kiệt” và “Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam”?

Với cách nhìn của riêng tôi, việc Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam là một tin mừng và là một sự giải thoát cho những người Công Giáo tại Việt Nam. Nhiều bài viết so sánh việc Đức Giáo Hoàng có thể sẽ ghé thăm Việt Nam trong tương lai và việc Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm đã thất bại khi viếng thăm Cuba vào năm 1998. Chúng ta hãy nhớ lại câu nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, trong buổi lễ cầu nguyện với dân chúng Cuba tại thủ đô Havana – hòn đảo cuối cùng của Đảng Cộng Sản tại Châu Mỹ: “Cuba hãy mở cửa ra với thế giới và thế giới hãy mở cửa cho Cuba, để đất nước này có thể nhìn về phía trước với hy vọng“.

Quả thật, những sự so sánh và quy kết hoàn toàn khập khiễng và thiếu luận cứ chính xác. Nhiều người đã ảo vọng khi nghĩ rằng “Hiệu ứng viếng thăm của Đức Giáo Hoàng” chẳng đem lại tác dụng gì cho đất nước và con người ở Cuba hay là một sự thất bại của hàng giáo phẩm Cuba. Hãy nghĩ về lời nhận xét của Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 hôm 10 tháng 5 năm 2008: “tôi nhìn thấy về “sự thay đổi sâu xa” trong đời sống giáo hội tại Cuba “cách riêng từ khi cử hành cuộc Họp Giáo Hội Quốc Gia tại Cuba, nay đã hơn 20 năm, và hơn hết sau cuộc thăm viếng lịch sử Cuba trong năm 1998 do đức tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện”

Hơn thế, chúng ta có thể hy vọng việc Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đến thăm VN giống như việc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II về thăm Ba Lan? Những niềm tin và hy vọng cũng như sự thay đổi cho cả dân tộc và đất nước Ba Lan đã diễn ra thế nào? Khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Karol Wojtyla đã về thăm Ba Lan vào năm 1979. Chính Ngài cũng là tác nhân góp phần quan trọng làm xụp đổ chế độ Cộng Sản tại Ba Lan, tạo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền tại các nước Đông Âu và mở ra cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái trên toàn thế giới sau đó. Đồng thời chính Ngài đã thay đổi diện mạo đất nước Ba Lan, góp phần to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo. Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ khi Ba Lan còn là một quốc gia cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với từng người dân và dân tộc Ba Lan: “Xin Đức Chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi!”.

Ngoài ra còn kể đến cuộc công du của Đức Karol Wojtyla đến Chile – nơi mà dân chúng gọi Ngài là “Papa Polaco” - như một sứ giả “Giáo hoàng của Hòa bình” vào năm 1987. Hai năm sau, chế độ độc tài quân sự của Tướng Pinoche đã sụp đổ.

Nên nhớ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng đã từng có nhã ý muốn thăm Việt Nam, nhưng bị Việt Nam khước từ vì lý do bảo vệ an ninh.

Có quá nhiều ý kiến cho rằng, giáo dân Việt Nam đang được ăn “bánh vẽ” trong việc “đổi chác” Đức Tổng Giám Mục Giuse và chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. Trong cuộc sống, niềm tin và hy vọng là điều ít nhiều trong chúng ta cũng có. Là người Công Giáo, niềm tin và hy vọng vào Chúa Giêsu Phục Sinh là sự giải thoát cho chính mỗi người chúng ta, đó là một thực hành đạo đức thiết yếu. Nếu người Công Giáo đánh mất niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa thì liệu rằng người đó có còn đang sống trong tình yêu của Thiên Chúa hay không? Giả sử như chúng ta được cho ăn “bánh vẽ”, nhưng với lời cầu nguyện liên lũy và sự hy sinh của từng người Kitô hữu, có người Cha nào nỡ tâm từ chối khao khát và ước vọng chính đáng của con cái mình không?

Có một số ý kiến cho rằng “chừng nào ĐGH thăm Trung Quốc thì mới đến Việt Nam”. Ý kiến vẫn muôn đời là ý kiến khi không có hành động cụ thể. Dù về cơ cấu địa lý và thể chế chính trị, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng không phải vì thế mà tất cả mọi hoạt động và sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại mỗi nước đều giống nhau. Và cũng không có bất cứ một lý do nào hay ràng buộc nào, Đức Giáo Hoàng phải viếng thăm Trung Quốc trước rồi mới đến Việt Nam. Hay nói một cách khác, nếu nhìn về sự giao hòa và thăng tiến, những cái gì nhỏ, dễ làm thì mình nên làm trước. Chuyện nhỏ không làm được thì làm sao làm được chuyện lớn. Giả sử như sự ưu tiên có thật, thì tôi tin rằng Việt Nam cũng có vị thế quan trọng và ưu ái của Tòa Thánh hơn Trung Quốc. Nếu nói như vậy thì có thể tôi cũng nói sai, vì Tòa Thánh chắc chắn có những sự ưu tư và cầu nguyện cho mỗi quốc gia khác nhau, không nước nào giống nước nào. Cũng giống như chuyện mỗi nhà mỗi khác, không nhà nào như nhà nào, con cái mỗi nhà, mỗi đứa mỗi tính, mỗi nết.

Thứ tư: là một người giáo dân Việt Nam chúng ta nên ủng hộ hay chống đối các vị Giám Mục và Hồng Y của chúng ta trong hoàn cảnh hiện tại?

Để đánh giá và xét đoán khả năng và tu đức của từng Đấng, từng Bậc tôi nghĩ rằng tôi hoàn toàn không đủ kiến thức và tư duy. Trong giới hạn của sự hiểu biết, tôi nghĩ về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Khi lần đầu tiên gặp Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tại Vatican, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã ân cần: “Hiền đệ quả thật là hình ảnh của Chúa Giêsu nhân từ, vì hiền đệ đã biến kẻ thù thành bạn hữu bằng chính đời sống của mình”

Đặc biệt năm 2000, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma, bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Đức Thánh Cha nói với Đức Hồng Y Thuận: “Năm đầu tiên của Ngàn Năm thứ ba, một người Việt Nam sẽ giảng tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma”. Rồi Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Đức Cha”.

Trong những ngày giảng phòng cho giáo triều Roma, Đức Hồng Y Thuận đã chia sẻ: "Các vị tử đạo dạy chúng ta thưa xin vâng: một sự xin vâng vô điều kiện và vô giới hạn đối với tình yêu Chúa; nhưng đồng thời cũng là lời phủ nhận những sự dua nịnh, những sự thỏa hiệp, bất công, cho dù là với mục đích cứu vãn chính cuộc sống của mình" (ibil.p.139-140). Và Đức Hồng Y Thuận nói thêm: “đây không phải là sự anh hùng, nhưng là sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo. Một gia sản cần được đón nhận mọi ngày trong một cuộc sống đầy yêu thương và dịu hiền.”

Là người sống trong niềm tin Giêsu, người Kitô Hữu luôn sống trong sự yêu thương và xin vâng đến tận cùng. Tất cả không phải vì thế gian, vì đảng phái, vì tổ chức hay bất cứ một con người nào, tất cả là vì “tôi sống không phải tôi sống, nhưng chính là Đức Giêsu đang sống trong tôi.” Tôi phải là một tấm gương bé nhỏ phản chiếu lại ánh sáng và tình yêu Thiên Chúa cho muôn người.

Thứ Năm: Quan điểm của Giáo Hội và sự Hòa Bình

Với những cách giải quyết của Cộng Đồng Vaticano II hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là sự đối thoại và hòa bình. Trong Kinh Thánh, khi quân lính đến bắt Chúa Giêsu, Phêrô đã rút gươm ra chém đứt tai một trong số họ. Tại sao Chúa lại không bảo anh hãy chém và giết hết thảy chúng nó? Thay vào đó Ngài nói: “Phêrô, con hãy tra gươm vào võ” và chữa lành kẻ bị chém. Đa số những cuộc chiến tranh lớn từ bao đời nay đều do con người lợi dụng vào tôn giáo để tạo nên hiềm khích. Tại sao chúng ta là những người yêu chuộng hoà bình và sự thật, chúng ta dễ dàng trở nên một công cụ cho kẻ khác lợi dụng? Bạo lực sẽ nối tiếp bạo lực và hận thù sẽ tiếp nối hận thù. Là người bước đi theo Chúa Giêsu, chúng ta bước đi trong ánh sáng tình yêu và hy vọng, chúng ta mang trong mình trách nhiệm ngôn sứ, chia sẻ tình yêu ánh sáng và hy vọng trong những bước chân hành trình. Hãy nhớ về lời dạy của thầy Giêsu trong bài giảng trên núi "Phúc thay ai xây dựng hòa bình thì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5, 5-12).

Thứ Sáu: Nhiều vị Giám Mục Việt Nam bị mua chuộc và sa ngã.

Khi ta nói về một điều gì, dẫn chứng hay chứng minh là điều chắc chắn phải minh bạch. Một lời kết án thiếu cơ sở pháp lý hay thiếu chứng cứ cụ thể chẳng khác nào gieo rắc bao niềm oan ức và tội lỗi. Ngàn năm xưa kia, chính con người đã dùng cái tôi, cái quyền của mình để kết án kẻ đã được gửi đến cứu thoát mình và cứu thoát cả nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã chết đi trong sự thối nát của hệ thống luật pháp không thể bênh vực cho người vô tội. Ngài đã không chết bởi sự hung bạo của Hêrôđê, hay sự yếu hèn của Philatô mà Ngài đã chết vì sự thâm độc của con người và chết trong sự kết án của đám đông dân chúng.

Có hình ảnh nào tương tự giữa đám đông dân chúng xưa kia và đám đông đang kết tội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày nay? Giả như một hay nhiều Đấng Bậc đang gặp trong sự khó khăn, có thể sa ngã hoặc đã sa ngã: tại sao chúng ta lại không thể khoan dung và cầu nguyện cho các Ngài? Các Ngài cũng chỉ là những con người và không thể tránh khỏi những hữu hạn của con người. Chúng ta đòi hỏi các Đấng, các Bậc phải hoàn hảo trong khi chính bản thân mỗi người chúng ta thì…

Phêro và Phaolo cũng đã vấp ngã trong niềm tin và hành động, để rồi sau đó đứng lên làm chứng cho tình yêu và sự thật. Nói thế không phải là sự bao che hay khỏa lấp những xấu xa tội lỗi. Nếu mỗi người chúng ta đặt mình là một người xa ngã chúng ta cần gì nơi Thiên Chúa và cần gì nơi anh chị em? Và nếu giả như chúng ta là một vị Giám Mục (hơi vô phép – nhưng cần để suy nghĩ) thì liệu chúng ta có làm hay hơn các Ngài hay đã vấp ngã từ lâu rồi? Nói dễ nhưng làm thì lại khó bội phần. Quý vị, anh chị em và tôi, mỗi người chúng ta không thể có quyền xét đoán cá nhân một ai. Quyền xét đoán và phân xử chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi!

Tại sao chúng ta lại quá quan tâm đến chuyện các Đấng, các Bậc có sa ngã hay không mà lại quên rằng chúng ta đang bị sa ngã hàng ngày bởi truyền thông, bởi cái tôi của mình và bởi cái quyền mà tôi tự ảo tưởng ra. Chúng ta đang bị sự dữ chi phối, làm chủ và đôi khi không còn là chinh chúng ta nữa. Chúng ta phải tỉnh thức để thấy được những kẻ xấu, những kẻ cơ hội đang dùng mình để chống lại anh chị em đồng đạo. Chúng ta tự cho rằng, những gì mình biết là giá trị, những kẻ cung cấp thông tin là đầy thiện ý và tuyệt vời. Nhưng xin thưa giá trị, thiện ý hay tuyệt vời chỉ có được khi nó góp phần xây dựng và thăng tiến cho anh chị em xung quanh bằng sự bác ái, yêu thương. Những lời trỉ trích, hăm dọa, phỉ báng… quả thật là những lời của ma quỷ, do tay sai, bởi tâm địa độc ác của con người phát đi và đem lại muôn phần vô phúc cho chính mình và mất hòa bình trong đồng loại. Nếu tâm hồn và suy nghĩ của quý vị và anh chị em do Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa, chúng ta sẽ trao ban và chia sẻ sự yêu thương và hòa bình cho tha nhân.

Thứ Bảy: Hãy cùng nhau hiệp thông và cầu nguyện

Không riêng gì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và tại nhiều Giáo Hội Công Giáo khác trên toàn thế giới, chúng ta đang phải đối mặt với mặt trái của truyền thông. Những thông tin sai sự thật, những thông tin được cơ cấu và đan xen với nhau để trở thành tin thật, những thông tin nhằm gây nhiễu, gây loạn, gây mất bình an và mất hòa bình đâu đó nhang nhãn khắp nơi.

Nếu những ai quan tâm đến sự Hiệp Nhất của Giáo Hội Công Giáo, xin hãy cất tiếng khẩn nguyện và van nài cùng Thiên Chúa:

Và nhất là những sự hy sinh và cố gắng tuy nhỏ bé của mỗi người chúng ta cũng là một món quà đẹp cho sự Thánh Hóa và gìn giữ Giáo Hội trên con đường lữ hành.

Và để kết thúc bài chia sẻ này, tôi xin được phép mượn hai câu nói

Cầu chúc quý vị và anh chị em luôn có được sự bình an và hạnh phúc trong Thiên Chúa.

***

Cảm ơn quý vị và anh chị em đã đọc bài chia sẻ của tôi. Con người của tôi chưa phải là hoàn thiện thì chắc chắn bài viết này cũng còn nhiều chổ đáng được phê bình, chỉ trích và góp ý hay lên án. Tôi xin sẳn sàng đón nhận những suy tư và cảm xúc của quý vị và anh chị em. Đừng ngần ngại nói lên những suy nghĩ, nhận xét và đánh giá đó và gửi email cho tôi khoitranus@gmail.com

Jos Trần Quang Khôi

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/vang-phuc-va-trung-thanh-theo-y-cha/