Trích từ Dân Chúa

Thái Hà đang viết lịch sử cho công cuộc đòi sự thật và công lý

Hà Long

THÁI HÀ - Sức ép tại Thái Hà ngày càng tăng, đè nặng guồng máy nhà nước, công an tiếp tay gây khủng bố liên hoàn cho giáo dân Thái Hà, nếu công an không hoàn thành tốt "theo lệnh trên" thì họ đứng ngồi không yên. Trực diện với bạo lực của nhà cầm quyền, không hiểu những người giáo dân Thái Hà này vẫn không chùng bước. Trong tay họ chỉ dựa vào một vũ khí duy nhất là đức tin cộng với lời kinh tiếng hát nơi linh địa Đức Bà. Lý tưởng của họ vững mạnh vì muốn công lý được thể hiện trên mảnh đất đã bị tướt đoạt bất hợp pháp. Có lẽ đúng như vậy, thế nên cho bị tuyên truyền bêu xấu, đổ tội, khủng bố bằng hơi cay, ra lệnh bắt bớ…, nhưng người dân vẫn vững vàng như kiềng ba chân. Trong tay họ có một bảo chứng là "sự thật"" để chống lại nhà cầm quyền, chống lại tham quan, chống lại ôn dịch tham ô hủ hóa.

Ngày 02-9-2008, kỷ niệm 63 năm ngày ông Hồ đọc bản tuyên ngôn, có lẽ mọi người đều hy vọng khi ông ta nêu ra trong bản tuyên ngôn độc lập sau thời kỳ thực dân Pháp đàn áp bóc lột người dân Việt Nam: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng: Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…"

Hơn nửa thế kỷ được hứa hẹn như thế, người dân Việt Nam đang hưởng điều gì trong bản tuyên ngôn độc lập khi nhìn vào các tít báo đưa tin trong ngày qua tại quốc nội, mỗi người chúng ta tự hỏi người dân đen vẫn sống trong khổ cực đen tối hơn 63 năm trước không? Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc thật xa vời với họ khi đọc những tin sau:

Đấy là những tiền đề cơ bản để làm cho dân giàu nước mạnh, thay vì 63 năm đi lên thì Việt Nam càng tụt hậu lại đàng sau theo đà tiến của thế giới nói chung và càng xấu hổ với các nước láng giềng Á Châu: xuất cảng cô dâu đẹp cho những nông dân xấu xí, thất học ở Tàu, Đài Loan, Nam Hàn…; xuất cảng lao động rẻ tiền sang Mã Lai để bị hà hiếp. Nhà nước Việt Nam đang phản bội lại bản tuyên ngôn độc lập nhằm tiếp tay với tư bản ngoại quốc bóc lột sức lao động rẻ tiền của dân mình không kém chi thời Pháp thuộc.

Tự do, hạnh phúc, ấm no: tấm bánh vẽ đã kéo dài trên 63 năm người dân mãi chưa được hưởng dùng. Đau lòng hơn cho các trẻ em nghèo mơ ước được cắp sách đến trường, thì đó là một điều xa xỉ phẩm không hề với tới.

"Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường"

Báo VietNamNet đăng tải bài mới nhất "Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường" ngày 03-9-2008 của tác giả Lê Văn Tiến nói lên mặt trái phũ phàng những gì ông Hồ đã hứa với người dân cách đây 63 năm:

"… Chỉ cần ra khỏi thành phố mươi cây số, chúng ta có thể thấy ngay nhiều cảnh đời đang phải chịu đựng cái nghèo hèn khốn khó ở mức nào. Thậm chí là ngay giữa thủ đô hay Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta cũng bắt gặp không ít những hoàn cảnh nghèo khó đến thảm hại. Giữa thành phố du lịch nổi tiếng nên thơ dịu dàng, thành phố Huế mộng mơ, nhưng cũng có không ít cảnh đời nghèo khó đến mức nhiều người giàu không thể tưởng tượng ra nổi. Nhiều bài báo đã viết về những học sinh sinh viên giỏi đã sống và học tập vươn lên từ những gánh hàng rong của những người mẹ nghèo khó cơ cực nơi đây như chúng ta đã biết…"

Lê Văn Tiến nhìn rõ sự phân hóa xã hội, có thể nói giàu nghèo phân cách to lớn và tạo nên một giới trưởng giả như thời Tây:

"Tiếc rằng, trong xã hội ngày càng phát triển và thịnh vượng của Việt Nam chúng ta ngày nay, vẫn có rất nhiều những người lớn lên trong các gia đình giàu có không hề biết rằng xung quanh họ đang có rất nhiều những người cùng trang lứa sống trong cảnh nghèo khó. Con cái nhà giàu không những được ăn ngon mặc đẹp mà còn được học hành ở trường của "Tây”, đi xe "Tây” nên suy nghĩ của họ cũng "Tây” đến mức quên cả người nghèo, thậm chí là họ không biết mình đang rất rất sung sướng so với người nghèo. Vì vậy nên họ đã sinh ra lắm trò, lắm ngón trong việc ăn chơi nhảy múa đến mức trác táng, truỵ lạc và vẫn nghĩ rằng mình đang khổ lắm!"

Nhức nhối với cảnh nghèo và chỉ bấu víu vào chủ chương "bán lao động" cho ngoại nhân tìm hướng giải quyết có một không hai của nhà nước VN qua lời kể của Lê Văn Tiến:

"Hiện nay, chúng ta còn rất nhiều người nghèo và dưới cả mức nghèo ở khắp các tỉnh thành phố. Chúng ta có thể kêu gọi quyên góp dăm chục, một trăm hay cái quần, tấm áo từ những cá nhân có lòng từ bi thánh thiện để giúp những người nghèo khó. Nhưng đó chỉ là con cá. Người nghèo cần lắm một cái cần câu để họ có thể tự mưu sinh bằng cái cần câu đó chứ họ không thể sống mãi vào lòng thương hại của mọi người được.

Tôi cũng như những người đi xuất khẩu lao động khác cũng rất rất nghèo. Đảng và Nhà nước đã có chính sách xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận người nghèo bằng việc cho xuất khẩu lao động. Đó là một đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tiếc rằng, các cơ quan chức năng lại chưa thực hiện các chính sách này một cách nghiêm túc và triệt để kịp thời. Thậm chí một số cán bộ công nhân viên chức của các cơ quan này còn vô trách nhiệm với công việc, thậm chí là vô cảm với người dân nghèo, vô tình vô tâm với cái nghèo của dân tộc."

Lê Văn Tiến cảm nghiệm tình người, lòng nhân ái của nhà cầm quyền đã hoàn toàn biến mất:

"Vấn đề cốt lõi ở đây là người dân, đặc biệt là người dân nghèo, từ trẻ em tới người già, rất cần những chính sách thiết thực và những hành động kịp thời từ các cơ quan ban ngành chức năng các cấp. Đặc biệt người dân nghèo rất cần những người đứng đầu các cơ quan ban ngành này có trách nhiệm với công việc, có một chút tâm, chút tình với người nghèo.

Qua những cụôc thanh tra kiểm tra, năm nào chúng ta phát hiện ra nhiều công trình, nhiều dự án "có vấn đề” với hàng trăm, hàng ngàn vụ sai phạm, tiêu cực, tham nhũng mỗi năm, từ lãng phí thất thoát tiền triệu đến hàng trăm triệu và tới hàng ngàn tỷ đồng và hơn thế nữa. Những công trình, dự án đó nếu nhận được sự quan tâm thích hợp của cơ quan ban ngành các cấp, đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan ban ngành đó thì chúng ta có thể tiết kiệm được mỗi năm "vài ngàn tỷ” đồng!"

Cuối cùng một ước mơ nhỏ bé của Lê Văn Tiến, có lẽ cũng là giấc mơ của cả dân tộc VN sau 63 năm độc lập:

"Khó như đánh giặc ngoại xâm, chúng nó hùng mạnh, ngoan cường và xảo quyệt như vậy mà chúng ta còn đánh được. Huống chi vài chuyện trẻ em không được đến trường, xây đường xây cầu cho con em đến trường để mỗi năm đỡ đi những em bị chết đuối, bị tai nạn giao thông chúng ta lại không làm được?" (trích từ VietNamNet của tác giả Lê Văn Tiến).

Tác giả Lê Văn Tiến nhìn rõ được hiện trạng nghèo, đói, khổ của đa số người dân Việt Nam và tả rõ giai cấp mới của các tham quan nhà nước, được gọi bằng danh từ mới "tư bản đỏ". Từ một khía cạnh xã hội độc quyền ngày nay, người dân nhìn thấy họ là lớp người đầy giã tâm hơn thực dân Pháp ngày xưa.

Trở lại vấn đề Thái Hà, mỗi người có một nhận thức riêng biệt. Trong hoàn cảnh trên đe dưới dùi cui điện cộng với báo đài xuyên tạc sự thật, không hiểu người dân Thái Hà có điên hay không khi dám chống lại chính quyền. Chắc chắn họ có một ước mơ cao cả như tác giả Lê Văn Tiến đã gợi lên vì công bằng xã hội, muốn đạt đến tự do, ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên điều ấy không được phép nằm trong tay dân nghèo, đúng ra đó là những món quà hiếm quý đang ngự trị nơi 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam và tập đoàn mafia hủ hóa của họ.

Người dân Việt Nam phấn đấu hơn nửa thế kỷ qua để mong muốn đất nước trở thành một xã hội công bằng văn minh như tuyên ngôn độc lập hứa hẹn: "Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành." Nhưng 63 năm cơ đồ đất nước bị dày xéo, bị tuyên truyền sai lại, bị trả bằng giá máu và mạng sống của bao nhiêu người dân lành 2 miền Nam Bắc vẫn chưa thấy tương lai ló dạng. Đau khổ hơn khi nhìn thấy nhiều em bé thơ đến ngày nay vẫn không có cơ hội được đi đến trường học, những bệnh nhân nghèo đang nằm chờ chết, những người đòi công lý tại Thái Hà bị đàn áp dã man…

Thế giới tự do đang nhìn vào Việt Nam

Thế giới đang chú ý về Việt Nam, mới đây ngày 25-8-2008 qua việc điều trần của Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế với phúc trình có tựa đề ‘Trọng Ðiểm Chính Sách về Việt Nam’. Ủy Ban kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt theo các điều khoản đề ra trong đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế được thông qua năm 1998 (theo VOA).

Nếu không có biến cố bất thường nào thì trong tháng 9-2008 thượng viện Hoa Kỳ sẽ thảo luận và biểu quyết văn bản có sửa đổi của Dự Luật HR 3096 (H.R. 3096: Vietnam Human Rights Act of 2007), được gọi là Dự Luật Nhân Quyền 2007 cho Việt Nam, đã được hạ viện Mỹ thông qua với đa số phiếu thuận vào ngày 18-9-2007. Hoa Kỳ chủ trương hợp tác với VN, nhưng đặt trên căn bản có thuận lợi cho tự do tôn giáo, tự do nhân quyền tại Việt Nam.

Đồng thời cùng ngày, 25-8-2008 tại trụ sở của Quốc Hội Châu Âu ở Brussel, Vương quốc Bỉ, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu tổ chức cuộc Điều trần về nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Dân biểu Charles Tannock trả lời phỏng vấn: "Khi tôi nghe ông Đại sứ Việt Nam nói đến việc ‘xây dựng dân chủ trong nước ông’, tôi liền nhớ tới một câu cách ngôn của nước Anh thời xưa, rằng nhà ngoại giao là kẻ được gửi ra nước ngoài để nói dối cho xứ sở của hắn. Bởi vì nói cho rõ, dù nước Việt Nam là gì đi nữa, thì có thể đang có thành công về kinh tế, nhưng còn lâu mới là một nước dân chủ tự do." (Ỷ Lan, phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Quốc Hội Châu Âu).

Vài ngày sau, sau việc điều trần của Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu Châu thế giới càng thấy tỏ tường với các bằng chứng bạo lực tại Thái Hà. Chỉ sau vài giờ công an đến tống giam những người cầu nguyện vào ngày 28-8-2008 thì vị đại diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Christian Marchant đã đến cấp tốc vào buổi trưa để tìm hiểu và nghe nơi hiện trường linh địa Đức Bà. Điều này rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam không ngờ báo chí thế giới đăng tải tin thường xuyên quá nhiều sự thật xảy ra rất bất lợi cho chính quyền về các sự kiện Thái Hà. Từ tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Hòa Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tầu… thế giới được biết tin nóng bỏng về Thái Hà qua các hãng tin quốc tế AFP, Reuters, AP, Zenit, AsiaNews, Catholic News Agency, Eglises d'Asie, Independent Catholic News, Macau Daily Times...

Một sự thật hiển nhiên các hãng tin quốc tế phát tin đi đều trái ngược và đánh đổ các biện luận xảo trá của Việt Nam được đưa ra qua hệ thống độc quyền truyền hình, truyền thanh, báo Hà Nội Mới… Ai vào trang Google chỉ tìm chữ Thai Ha thì có thể kiểm chứng điều này.

Cho dù qua thông tin dối trá, lừa bịp của nhà nước trong thời gian qua, nhưng đâu đó chính nhờ công cụ tuyên truyền một chiều này làm cho người dân Việt Nam tò mò thêm hơn để tự mình khám phá ra sự thật về Thái Hà. Nhà nước cộng sản Việt Nam đang đi sai một thế cờ rất quan trọng.

Có ai nghĩ rằng "Mùa Hè Thái Hà 2008" có thể thay thế cho cụm từ "Mùa Xuân Prag 1968" không? Từ cuộc nổi dậy Mùa Xuân Prag 1968 (mặc dù bị đàn áp và bị triệt tiêu), nhiều sử gia nhận định nhờ vào Mùa Xuân Prag 1968, sau 20 năm toàn thể khối cộng sản Đông Âu sụp đổ không tốn một giọt máu vào năm 1989. Từ đó khối Đông Âu được xây dựng bằng nền dân chủ tự do và đồng thời khai tử mau chóng chủ nghĩa cộng sản tại đây.

Thái Hà đang viết lịch sử cho công cuộc đòi sự thật và công lý.

Hà Long

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/thai-ha-dang-viet-lich-su-cho-cong-cuoc-doi-su-that-va-cong-ly/