Trích từ Dân Chúa

Một xã hội bạo lực

Paulus Lê Sơn

Dân tộc ta có truyền thống từ xa xưa là tương thân, tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Có những trang sử, những câu truyện được lưu truyền để cho hậu thế lấy đó làm thước đo, bài học về giá trị yêu thương của người dân Việt.

Đặc biệt hơn, là những người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội được đánh giá cao, trân trọng hơn cả với những đức tính liêng thiêng mà tạo hóa ban cho kết hợp với văn hóa, truyền thống được đúc rút từ cuộc sống thường ngày đã cho người phụ nữ Việt hội tụ đủ “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.

Tâm hồn người phụ nữ Việt Nói đến Người Phụ Nữ Việt là được nhìn thấy những vẻ đẹp tinh túy của tạo hóa, của thời gian, truyền thống văn hóa ẩn chứa trong họ. Đẹp là vậy, nhưng giờ đây, chúng ta phải thành thật mà nhìn nhận về một thế hệ, một thời cuộc, một xã hội đang bị mất đi những vẻ đẹp. Thay vào đó là sự lấn chiếm dần dần của bạo lực, mà ở đây chúng ta phải nói về bạo lực xảy ra đối với thế hệ trẻ, những cô gái đang độ tuổi học hỏi, dung nạp Nhân – Trí – Tín – Lễ – Nghĩa. Thật đau lòng!.

Bạo lực ở tuổi học làm người

Thời gian gần đây, tình trạng nữ sinh hành hung bạn học ngày càng xuất hiện nhiều. Trên các trang chia sẻ video trực tuyến xuất hiện nhiều video clip quay cảnh nữ sinh đánh hội đồng. Có nhóm thì dùng mũ bảo hiểm, nhóm lại dùng dày cao gót, nhóm thì nhảy bổ vào nhau cào cấu, xé áo… Bạo lực tuổi ô mai đang khiến cho xã hội lo lắng.

Một cảnh hành hung, đánh đập bạn Những cảnh bạo lực đó đang diễn ra mỗi ngày thường xuyên, liên tục hơn, xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các nữ sinh ở các trường học tại Thủ đô Hà Nội, nơi mà một nhóm người nào đó đang cố gắng tạo ra những hình ảnh đẹp cho nó phù hợp với cái không khí đón chào ngàn năm Thăng Long.

Bạo lực là một mặt song song trong cuộc sống, loài người đang cố gắng tìm nhiều cách để giảm thiểu và đẩy lùi nạn bạo lực. Xã hội nào cũng có, đất nước nào cũng không thể tránh khỏi được bạo lực. Nhưng nó xảy ra nhiều hay ít, xảy ra ở đâu, khi nào và với ai. Biết được như vậy, chúng ta có thể cảm nhận cái xã hội đó đang nằm trong tình trạng nào.

Ở Việt Nam, hàng ngày bạn thức dậy, điều bạn nghe đầu tiên là những vụ giết người, những vụ bạo loạn, cướp bóc, hiếp dâm trên các phương tiện truyền thông. Chỉ trong vòng 24 giờ thôi, chỉ thấy được một góc khuất nào đó thôi, nhưng ta nghe thông tin được loan tải về bạo lực là nhiều hơn hết.

Hiện tượng bạo lực học đường tràn lan là vấn đề hết sức lo ngại. Xem những video clip, thấy nữ học sinh đánh đập cùng những thủ đoạn còn hơn ”Hoạn Thư” và thái độ vô cảm của học sinh ngồi xem. Nhìn thấy vật mà giật mình lo cho sự mất an toàn và vô cảm của con người, của xã hội.

Chúng ta cần phải vào cuộc bằng mọi cách, dù sự việc xảy ra bạo lực trong học sinh là những hành động theo quán tính của tuổi mới lớn hoặc hơn thế nữa hay hiện tượng vô cảm của con người. Liệu chúng ta có tìm ra cái gốc của vấn đề, nó xuất phát từ đâu?

Nguyên nhân

Dù vẫn còn nhiều hạn chế do “một số con người tạo ra” nhưng chúng ta thấy, điều kiện xã hội đã khá lên nhiều, điều kiện sống và học tập được chú ý hơn. Nhưng học sinh lại đánh nhau nhiều như vậy?

Phải chăng là do gia đình?, đây là một nguyên nhân cộng hưởng. Trong Công Giáo rất coi trọng cái nền tảng của một gia đình để nuôi dưỡng và trưởng thành một con người “Gia đình là nền tảng của Giáo hội và xã hội”. Vậy các bậc phụ huynh đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm và trái tim yêu thương với con cái chưa?.

Do nhà trường hay cách tổ chức xã hội?. Chúng ta luôn tôn trọng những nhà sư phạm, những con người đong đầy kiến thức cho các thế hệ. Từ đó mà có những câu văn, câu thơ về người thầy, người cô hết sức sâu đậm như em bé thì coi cô là mẹ, học cao lên chút nữa thì những bậc phụ huynh càng coi trọng cái chữ “muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”. Có nghĩa là, người đời hết sức tôn trọng người thầy giáo.

Nhưng gần đây chúng ta lại biết đến những chuyện kinh tởm trong cái nghề dạy người như vụ Hiệu trưởng mua dâm học sinh và còn nhiều vụ chìm sâu trong bóng tối. Sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức của những nhà sư phạm khiến cho chúng ta phải canh cánh nỗi lắng lo trong lòng. Nhà trường, Bộ Giáo dục còn xứng đáng để nhận những tấm lòng trân trọng của người các bậc phụ huynh, học trò nữa không?

Theo mặt triết học thì con người giống như cái chai, lọ rỗng. Sinh ra là một con người chưa kiến thức, chưa hiểu biết. Theo dòng thời gian, được cha mẹ trong gia đình, các thầy, các cô ở trường, những vị giáo sư, tiến sĩ cứ đổ dần, đổ dần kiến thức vào cái chai, lọ đó. Tích tụ,cho đến khi đầy, thì nó sẽ bung ra, sẽ thi thố những tài năng, kiến thức đã được thu nạp. Tốt thì cho sản phẩm tốt, xấu thì cho sản phẩm xấu.

Vậy nhà trường và xã hội đã cho học sinh, sinh viên những bài học, kiến thức gì?. Giáo dục và cách tổ chức của một xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, lối sống của từng cá thể đang sống.

Tôn giáo cũng là nạn nhân của Bạo lực

Nếu nói bạo lực ở tuổi học sinh thì viễn cảnh tương lai gần của một xã hội rất có thể sẽ ngập chìm trong bạo lực.

Thì quay trở lại hiện tại chúng ta đang sống, song song với việc bạo lực trong học đường, vẫn thường xuyên có bạo lực ở các cơ sở tôn giáo. Đó là một hiện tượng bạo lực bao trùm, đa chiều và huyên náo.

Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng DCCT Hà Nội, nạn nhân của bạo lực tại Đồng ChiêmBạo hành gia đình, bạo lực học đường… bạo lực tôn giáo. Một xã hội nhìn vào mảng nào cũng thấy bạo lực. Xảy ra thường xuyên, không trừ một ai, thậm chí có những bạo lực không bị lên án, không vi phạm pháp luật mà còn được dung túng, cổ súy, khuyến khích sử dụng bạo lực đối với các tôn giáo

Qua những biến cố của Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Tam Tòa, Loan Lý… gần đây nhất là Đồng Chiêm hay chùa Bát Nhã thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất. Bạo lực xảy ra những nơi thanh tịnh bởi những bàn tay nhuốm bẩn, bởi những đoàn người mà người ta phân bua bằng cụm từ mới toe “Quần chúng tự phát”.

Với một thứ bạo lực đè lên các giá trị tâm linh, với những hành động bẩn thỉu mà chúng ta thấy qua vụ mà Tôn giáo gánh chịu. Như Bát Nhã, những người nữ tu hành bị khủng bố một cách thô bạo lên nhân phẩm và thể xác. Nhưng không có sự can thiệp của nhà cầm quyền hoặc họ cho đây là nội bộ tôn giáo?, thật hài hước và châm biếm. Đây là một khuynh hướng đang lo ngại cho mọi người dân Việt. Mỗi người cần phải lên tiếng một cách mạnh mẽ để xã hội tranh khỏi những luồng gió độc. Nhận thấy điều này, và đồng cảm với những gì mà mình cũng đã, đang phải hứng chịu. DCCT Việt Nam là người tiên phong dám nói lên sự thật và chia sẻ nỗi đau đó, chúng ta hãy đọc lại những ưu tư lắng lo này của DCCTVN qua THƯ HIỆP THÔNG VỚI TU SĨ PHẬT GIÁOĐANG GẶP NẠN TỪ TU VIỆN BÁT NHÃ:

“Ở đây đã thấy sự vi phạm trầm trọng đối với các giá trị tâm linh, với nhân phẩm và nhân quyền. Việc lăng mạ, ném đá, ném phân, xúc phạm chư tôn đức tăng ni và đông đảo Phật tử đến viếng thăm Bát Nhã và mới đây những biện pháp thô bạo, đập phá, hành hung khủng bố đối với các thầy cô đang học tu thiền tại đây là không thể chấp nhận được. Chúng tôi không tin rằng có giáo hội Phật giáo nào chủ trương dùng những biện pháp như thế. Một khuynh hướng rất đáng lo ngại và rất đáng lên án đang có triệu chứng nẩy nở trong xã hội: đó là dùng bạo lực để đàn áp mọi khác biệt, thay vì thượng tôn một trật tự pháp định công minh. Nhiều nông dân nghèo khổ, những nhà trí thức, những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, và nhiều giới tôn giáo đang cảm nhận được luồng gió độc này”.

Kết

Chúng ta, mỗi một con người cụ thể cần thiết, khẩn trương chung tay xây dựng một xã hội có được công bằng, dân chủ, văn minh và nhân ái thực sự. Những người cầm quyền cần chấn chỉnh và biết thượng tôn một trật tự pháp định công minh. Có như thế mới có thể mong cho mọi thành phần trong xã hội tranh được những luồng gió độc, nhất là hiện tượng bạo lực đang tràn lan. Có như thế chúng ta mới hi vọng một đất nước hưng thịnh, sánh ngang bằng với thế giới, tự hào với tổ tiên, với hồn thiêng sông núi ĐẤT VIỆT.

Từ bạo lực đến khủng bố là một bậc thềm. Một xã hội bạo lực tất yếu dẫn đến xã hội khủng bố

Hà Nội 14.03.2010

Paulus Lê Sơn

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/mot-xa-hoi-bao-luc/