Trích từ Dân Chúa
Lạc Long
VietCatholic News (Thứ Tư 30/01/2008 16:54)
Tôi là một sinh viên công giáo. Lớn lên trong một gia đình đạo đức hay nói cách khác là tốt đạo đẹp đời. Bao nhiêu năm tháng tôi học dưới mái trường quê, chẳng được đi đâu xa nhà cả. Tiếp thu những kiến thức mà các thầy cô kính yêu đã truyền giậy. Một số môn học tôi yêu thích là môn văn, sử, địa. Tôi thích học những môn đó bởi tôi yêu lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc, địa lí Việt Nam.
Trong tôi luôn có một tinh thần tự hào dân tộc lớn lao đối với cha ông, đối với chuyền thống quê hương đất nước. Trong những ngày tháng học phổ thông đó, tôi đã học biết bao thời kỳ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Nhưng bây giờ sau khi thi đỗ đại học. Được tiếp xúc với một môi trường đào tạo mới trên đại học. Được tiếp cận với mạng lưới thông tin liên lạc đa chiều, vời nhiều nền văn minh tiến bộ. Không như thời phổ thông thầy đọc trò chép nữa. Từ đó nhận thức về kinh tế, chính trị, lịch sử cũng được mở mang.
Và những câu chuyện của một số thầy giáo già kể về quá trình "cải cách ruộng đất" thời học phổ thông của Đảng kinh hoàng đến mức độ nào? Và những câu chuyện truyền miệng của những người già tuổi trong làng về "cải cách ruộng đất" với những vụ "đấu tố" khủng khiếp làm sao?
Tôi ra Hà Nội học tôi có cơ hội đọc thêm nhiều tài liệu, nhiều thông tin vời những số liệu cụ thể của chương trình "cải cách ruộng đất" giống như những câu chuyện tôi đã từng nghe truyền miệng của Thầy tôi, của người già trong làng tôi. Nhưng với số liệu còn điều tra chính xác đến từng phần trăm một. (bài của Lữ Giang)
Tôi tự hỏi: Sách lịch sử là để ghi lại những biến cố có thật trong lịch sử phát triển của một cộng đồng người, của một dân tộc và của cả nhân loại. Sao khi học chương trình lịch sử Việt Nam lại không đề cập đến vấn đề quan trọng này? Mà chỉ lướt qua như "đứa trẻ hát hơi vậy"! Các người tưởng là không dậy trong chương trình học chúng tôi không biết sao? Một biến cố lớn như vậy các người còn định lấp liếm không cho thế hệ sau biết ơ? Thế thì còn biết bao điều khác các người còn dấu diếm chúng tôi nữa? Với lại một biến cố như vậy các ngươi định bịt miệng toàn dân sao? Các người không biết câu:
"Trăm năm bia đá vẫn mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn chơ chơ."
sao?
Tôi một sinh viên trẻ nhân danh những thế hệ bị bịt mắt, bịt tai nòi lên lời căm giận từ đáy lòng đối với chế độ chuyên quyền ngu muội của Đảng Cộng Sản. Chỉ biết nói lời ngon ngọt trên môi mép mà không hề đem ra thực hành.
Để hôm nay chính các người đã làm đổ vỡ lòng tin của tôi, của thế hệ chúng tôi vào Đảng. Những bài học chính trị, tư tưởng của các người làm hơn nửa lớp ngủ, những người thức không thèm chép bài thầy nói thầy nghe đó là hậu quả thất bại trước mắt của các người đó.
Sự tự hào với cha ông, tổ tiên lớn bao nhiêu thì sự đổ vỡ lòng tin của chúng tôi vào các người lớn bính nhiêu.
Sự sụp đổ hoàn toàn lòng tin vào Đảng trong tôi kể từ khi vụ tranh chấp đất đai của người công giáo nổ ra ở tòa Khâm Sứ và ở xứ Thái Hà.
Tôi đã trực tiếp thấy những người giáo dân có nhà mà Đảng và chính quyền gián tiếp dồn họ ra đường năm. Để canh giữ đất của giáo hội là tài sản của giáo dân dài ngày không giải quyết. Đảng yêu dân mà lại để cho dân từ già đến trẻ phải ra đường trông đất cả đêm cả ngày chịu bao mưa phùn, gió rét vậy sao? không nữa thì bị cướp mất phần đất của giáo hội. Mà giáo hội là cha, là mẹ của tâm hồn giáo dân thử hỏi bỏ cha, bỏ mẹ sao đành!
Biểu hiện đó cho thấy người dân không tin vào chính quyên nữa, vào Đảng nữa.
Từ nhiều sự kiện liên quan đến đất đai vừa qua ở Tòa Khâm Sứ và ở giáo xứ Thái Hà tôi cảm thấy thấm nhuần lời kể của Bà Nội tôi về một câu tục ngữ thời "cải cách ruộng đất" là có thật và đang tiếp diễn:
"Cướp đêm là giặc
Cướp ngày là quan."
Bây giờ chính quyền vừa là giặc vừa là quan.
Chính vì vậy mà giáo dân phải trông đất của mình cả ngày cả đêm. Không nữa, ban ngày chúng biến thành quan đến lấy. Ban đêm chúng biến thành giặc đến cướp.
Ôi! Chỉ khổ cho giáo dân thánh thiện, đạo đức bị lũ sói lật đi, lật lại nháo nhào ăn không ăn,tha không tha. Khiến kiệt sức mà chết dần chết mòn. Quả là thâm độc đến tột cùng!
URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/long-tin-bi-do-vo/