Trích từ Dân Chúa

Khi Nhà Nước Quản Lý

Lĩnh Nguyên

Báo Tiền Phong số phát hành ngày 21 tháng 09 năm 2008 trên trang nhất với hàng chữ lớn “Không có cơ sở để trả lại số 42 Nhà Chung” cũng trong bài nầy có đoạn viết rằng: “Trong thời kỳ thực hiện chính sách của Nhà nước về nhà đất, ngày 24/11/1961, Linh mục Nguyễn Tùng Cương (quản lý Tòa Giám mục Hà Nội lúc đó) đã bàn giao cơ sở nhà đất tại 42 Nhà Chung qua nhà nước thống nhất quản lý.”

Tôi phải ngồi xoa đầu bóp trán để hiểu hai chữ quản lý mà Nhà nước Việt Nam đang áp đặt cho sự việc quản lý Tòa Khâm Sứ Hà Nội, thông thường khi có ai đó nhờ quản lý một vật gì có nghĩa rằng họ ủy thác cho mình chỉ được quyền trông coi hộ mà thôi, rồi sau khi nhận lại thì sẽ họ đền ơn bằng cách nầy hay cách khác. Đấy là quản lý mà bất cứ một người Việt nào cũng hiểu được như thế! Trên phương diện nầy Linh Mục Nguyễn Tùng Cương, Ngài chỉ là quản lý Tòa Tổng Giám Mục thì cũng giống như một vị hậu cần lo gạo, cơm, đường, sửa cho đơn vị mà thôi, chứ ông quản lý không có quyền hiến tặng hay dâng tòa Khâm sứ cho bất cứ ai, thử hỏi công an quản lý trại giam ông ấy có quyền tha phạm nhân mà không cần tòa án hay không? dĩ nhiên là không được rồi.

Thế thì chỉ có luật pháp đội sổ của Nhà Nước Việt Nam mới có cái chuyện quản lý rồi tuyên bố không có cơ sở để trả lại.Trích BBC ngày 15/9/2008 có bài viết: “Pháp luật Việt Nam gần đội sổ Châu Á” . Thử hỏi ông quản lý Lăng Bác Hồ rằng: ông ấy có quyền bàn giao lăng Bác Hồ cho công ty may mặc Chiến Thắng quản lý hay không? và sau đó công ty may mặc Chiến thắng cải tạo thành khu vui chơi cho thiếu nhi thì đấy cũng là cách mà Nhà nước nói rằng không có cơ sở trả lại lăng Bác cho Ông thiếu tướng… hay sao? Cho nên, mặc dầu là một ông Tướng chăng đi nữa thì ông ta cũng không quyền bàn giao lăng của Bác vì ông ta chỉ là quản lý lăng Bác mà thôi. Nếu qúy vị trong UBND Thành Phố Hà Nội không đọc báo, nghe đài thì hỏi lại Thủ Tướng vừa rồi mới ký lệnh thăng cấp cho 39 vị đại tá lên thiếu tướng trong đó có ông quản lý lăng Bác thăng lên thiếu tướng đấy!

Trở lại vụ việc đòi lại tài sản của Tổng Giáo Phận Hà Nội, sau khi tình hình bùng nổ bằng các cuộc cầu nguyện lên đến hàng ngàn giáo dân, Nhà Nước đã hốt hoản và lúng túng trong cách xử lý đồng thời yêu cầu các cơ quan chuyên môn theo dỏi báo cáo chi tiết về tình hình, sau đó họ chỉ đạo. Nhưng trong thực tế trong các vị lãnh đạo ở Hà Nội đã có hai nguồn tư tưởng trái ngược nhau trong cách xử lý.Cho nên ngày xưa Ông Khương tiết Thiệu viết rằng:

Nhiêu nhơn bất thị si
Qúa hậu đắc tiện nghi
Cản nhơn bất yếu cản thượng
Tróc tặc bất như cản tặc

Nghĩa là:
Nhịn người không phải là dại, có can ngăn người khác thì đừng nên tỏ thái độ xin cho kẻ cả thì không ai nghe mình mà phải trong tinh thần đối thoại và ngăn giặc trước hơn là đi bắt giặc.

Lĩnh Nguyên

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/khi-nha-nuoc-quan-ly/