Trích từ Dân Chúa

Chùa Báo Thiên- Tòa Khâm Sứ- và Luật Đất Đai

Thợ Nề New York

VietCatholic News (Thứ Bảy 23/02/2008 00:28)

Trong thời gian qua, kể từ khi có việc đồng bào công giao lên tiếng đòi lại quyền sở hữu Tòa Khâm ở Hà Nội, chúng ta thấy có nhiều bài báo đã lên tiếng với những lời lẽ không đúng sự thật về Chùa Sùng Khánh Báo Thiên và ngôi Tháp Đại Thắng Tự Thiên, tức tháp Bảo Thiên, gây nên những hiểu lầm tai hại như người Công giáo cộng tác với thực dân Pháp phá chùa, phá tháp, cướp đất chùa, đặc biệt chúng ta thấy có Hòa Thựơng Thích Trung Hậu nhập cuộc. Hòa Thựơng đã lên tiếng chính thức như là môt đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam xác nhận quyền sở hữu Tòa Khâm Sứ thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Do Đó, trong bài viết này, tôi xin được tập trung vào một câu hỏi rất quan trọng là aì thực sự sở hữu Chùa Báo Thiên? Có phải mấy ông cố đạo tiếp tay với Tây để phá chuà cất nhà thờ? Và cuối cùng giải tỏa một thắc mắc về luật đất đai tại việt nam mà Ông Nguyễn Thế Duyệt đã lập đi lập lại nhiều lần trong suốt thời gian qua.

I. Ai Là Chủ Ngôi Chùa Báo Thiên?

Trứơc hết, theo sử liệu khi tôi còn học bậc tiểu học mà bây giờ hãy còn nhớ thì triều đại nhà Lý là một triều đại cực thịnh về Phật Giáo. Khởi đầu từ vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn, (1009-1028) người đã khai sáng thành lập triều đại nhà Lý, xuất thân từ một ngôi chùa. Chính ngài đã là một chú tiểu trong chùa. Chính ngài cũng có một vị Đại Quốc Sư Vạn Hạnh hộ giá tham chính như là một khai quốc công thần. Sau này khi rút lui khỏi việc triều chính, vua Lý Thái Tổ đã lui về ở ẩn trong chùa. Kế nghiệp nối ngôi, các vua nhà Lý rất thấm nhuần giáo lý Đức Phật. Chính sách trị nước đặt căn bản trên sự phát huy đức từ bi với chính sách “dân vi quý” mà toàn dân được sống trong thanh bình, ấm no, hoan lạc.

Về việc xây dựng chùa và tháp Bảo Thiên chúng ta biết rõ ràng rằng vị vua thứ ba triều Lý, Vua Lý Thánh Tông (1023-1072) đã cho dựng chùa Báo Thiên vào năm Bính Thân 1056. Tháng Giêng năm sau, Năm Đinh Dậu 1057, cũng chính vị vua n ày tự tay viết bài minh văn, đồng thời cho xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, tức tháp Báo Thiên. Riêng bảo tháp, đã nhiều lần bị sét đánh, đỉnh tháp rơi gãy, mãi đến năm Đinh Mùi 1547 thì tháp bị sập. (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ).

Cụ thể là:

Như vậy chúng ta phải công nhận rằng Tháp đã bị phá sập từ năm 1426. Còn chùa trở thành nơi họp chợ và pháp trường vaò cuối thế kỷ XVIII. Qua xuốt chiều dài lịch sử này chúng ta không tìm thấy một chứng từ nào xác minh là chùa và tháp thuộc Giáo hội Phật Giáo, nhưng nó thuộc về hoàng gia nhà Lý. Chùa và Tháp đựơc xây dựng bởi vua nhà Lý. Chùa và Tháp cùng theo số phận thăng trầm của triều đại nhà Lý, cuối cùng đã để hoang phế bởi những triều đại sau và trở nên vô thừa nhận.

II. Có phải mấy ông cố Tây tiếp tay với thực dân cướp đất chùa?

Theo như bài viết của Nguyễn Quốc Dũng, một Phật tử, với tựa đề “Tâm thư gửi đồng bào Công giáo đang “cầu nguyện” đăng trên Giao Điểm online nói về chùa và tháp Báo Thiên như sau: “Thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Joseph, tức Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay.”

Đây là một cáo buộc rất thâm độc và ngừơi công giáo Việt Nam đã phải gánh chịu biết bao đau thương, hận thù. Nếu chúng ta chịu khó truy tầm và đối chiếu lịch sử một chút thì chúng ta sẽ thấy rằng vào thời điểm Pháp xâm chiếm nứơc Việt Nam của chúng ta cũng là lúc nứơc Pháp ở vào thời cực thịnh của cách mạng. Với cuộc cách mạng này đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản Thành hình. Với Công Xã Paris, toàn bộ tài sản của giáo hội công giáo bị tịch thu. Tất cả các linh mục tu sĩ công giáo phải tuyên thệ trung thành với Cách Mạng và ly khai với Vatican. Bất cứ ai từ chối thì bị lãnh án tử hình hoặc tù ngục. Chính vì cuộc Cách Mạng này mà hàng chục ngàn linh mục đã vượt biên chạy trốn tới những quốc gia khác để dung thân, trong đó có Việtnam. Trong tinh thần đó, ở bất cứ đâu mấy ông Thừa sai luôn luôn bênh vực ngừơi bản xứ chứ không tiếp tay với Chính Quyền Cách Mạng Pháp. Không ít những ngừơi yêu nứơc ở Việt Nam đã nhờ sự giúp đỡ của mấy ông cố Tây giải thoát mỗi khi bị bắt bớ, giam cầm, tù tội. Cái gai mắt cho mấy cố Tây về miếng đất để cất nhà thờ Chính Tòa Hà Nội không phải vì đó là một ngôi chùa của Phật Giáo đang sinh hoạt mà là chỗ để hoang vô thừa nhận và đựơc dùng làm pháp trường xử tử những ngừơi Việt Nam yêu nước.

Do đó, có ai đã thấy hoặc bằng chứng nào chứng minh ngừơi công giáo Việt nam phá chùa phá tháp để cứơp đất?

Tiếp theo cáo buộc của Phật Tử Nguyễn Quốc Dũng, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban văn hóa trung ương Phật giáo, đã đựơc ủy nhiệm bởi HĐTS GHPGVN, gửi văn thư, đề ngày 16/2/2008, cho thủ tứơng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị “nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành phần trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên” thì chúng ta phải hỏi tại sao. Tại Sao Hòa Thượng chỉ lên tiếng đòi hỏi để được tham khảo ý kiến mà thôi? Mục đích Của Hòa Thượng là gì khi lên tiếng như vậy? Dựa vào yếu tố pháp lý nào để xác minh?

III. Luật đất đai ở Việt nam.

Nhiều người đã thắc mắc khi nghe ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ, cho rằng “ dứơi chế độ Xã hội chủ nghĩa, tất cả đất đai đều quyền sở hữu của Nhà nước,” Và đọc thấy Tác giả bài báo viết: “Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30-4-1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.” Thì đã ngỡ ngàng hỏi luật đó từ đâu ra? Xin thưa đó là luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như thời cách mạng ở Pháp. Luật này đựơc ban hành bởi chỉ đạo của đảng để làm căn bản đấu tố diệt địa chủ, cừơng hào, tư sản. Sau đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã sửa sai và sau này các đảng viên đã vất bỏ khi chính họ đã trở thành địa chủ, tư sản, cừơng hào. nếu có áp dụng thì chỉ áp dụng với ngừơi dân chứ không đựơc áp dụng cho các đảng viên, bằng không thì đấu tố sẽ bũng nổ và làm mất mặt đảng, mất uy quyền nhà nước. Tựu chung, luật này chưa được Quốc Hội biểu quyết và ban hành nên ngày nay không có hiệu lực. Cũng như năm 1959 Thủ Tứơng Phạm Văn Đồng viết thư xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, nhưng Quốc Hội chưa biểu quyết chấp thuận thì lá thư đó không có gía trị, và ngày nay ngừơi dân Việt nam vẫn có quyền đòi lai những hòn đảo này.

Để kết luận, Việc tranh chấp đất đai cấn phải áp dụng luật pháp một cách minh bạch. Việc cải cách ruộng đất đã được sửa sai, nhưng những nạn nhân chưa đựơc phục hồi và bồi hoàn những thiệt hại mất mát. đề nghị mấy ông Thợ Cãi thành lập ngay một website tư vấn luật pháp để giúp đỡ dân nghèo thấp cổ bé miệng.

Thợ Nề New York

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/chua-bao-thien-toa-kham-su-va-luat-dat-dai/