Trích từ Dân Chúa

Bài giảng của ĐC Nguyễn Chí Linh tại Thái Hà 10.9.2008

Thăng Long

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH,
TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ LÚC 14 GIỜ 15 NGÀY 10/09/2008

Kính thưa quý ông bà anh chị em

(Mất mấy câu)

Chúng ta đang có mặt tại đây, mặc dù chúng ta không ngồi đầy nhà thờ, nhưng tính đại biểu của người nọ người kia nói lên rằng chúng ta đang tỏ tình hiệp thông với nhau.

Chính vì tình hiệp thông cao quý đó mà Đức Cha giáo phận Vinh và tôi đây có mặt. Ngài thay mặt cho Giáo phận Vinh và tôi thay mặt cho Giáo phận Phát Diệm và Thanh Hoá ra chia sẻ với anh chị em qua thánh lễ này để nói lên tình hiệp thông rộng lớn của Giáo Hội Việt Nam.

Cách đây mấy ngày có một viên chức chính quyền có hỏi tôi thế này: “Cụ Linh ơi, cụ có định viết thư hiệp thông với vụ Thái Hà hay không?”

Tôi đã trả lời như thế này: Viết hay không điều đó không quan trọng. Quan trọng là ông hiểu cái chữ hiệp thông như thế nào! Nếu chúng ta nghĩ ràng hiệp thông là một thái độ chính trị thì hiệp thông thì hiệp thông là một điềi nguy hiểm. Nếu nghĩ rằng về Thái Hà hiệp thông là tiếp tay với những người mà trên truyền thông nhà nước gọi là phạm pháp thì hiệp thông đã mang mầu sắc chính trị, không còn mang cái ý nghĩa Giáo Hội nữa!

Thật ra hiệp thông là hiệp thông trong Thánh Thần. Hiệp thông có nghiã là chia sẻ với nhau niềm vui nỗi sầu. Cuối cùng thì vụ tranh chấp Thái Hà ra sao chưa ai biết trước được. Chỉ biết rằng người đồng đạo của chúng tôi ở Thái Hà có những nười đang bị tạm giữ. Có những người đang bị hỏi thăm và những tình huống phức tạp như thế phải được kể như là những tình huống đang ở trong tình trạng thứ thách.

Cho nên về hiệp thông không phải là về đây để tiếp tay với những người gây bạo loạn. Về hiệp thông có nghĩa là về chia sẻ nỗi đau của Giáo xứ Thái Hà. Về hiệp thông còn có nghĩa là về chung lời cầu nguyện với Giáo xứ Thái Hà.

Năm 1975 ngày đất nước thống nhất đã 33 năm, lòng người Việt Nam vẫn còn ngăn cách, vẫn còn cảnh nồi da xáo thịt, cho nên về hiệp thông có ghĩa là chúng ta cầu nguyện không những cho những người Công giáo cùng một tinh thần, một quan điểm, cùng một con tim, mà chúng ta còn cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho dân tộc Việt Nam được có chung một tấm lòng. Hãy thương lấy nhau. “Nhiễu điều phủ ấy giá gương/ ngừơi trong một nước phải thương nhau cùng”.

Một quãng thời gian dài đã trôi qua, tại sao người Việt Nam vẫn còn làm khổ nhau ngay tại thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà? Phải chăng đó là một điều rất đau lòng cho dân tộc Việt Nam. Vậy hôm nay Đức Cha Giáo phận Vinh và tôi về đây để chẳng những là hiệp thông nhưng còn là để kêu gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho lòng người Việt Nam được thoát khỏi những ngăn cách. Ai cũng nói tới công lý, luật pháp, an bình nhưng tạo sao ta vẫn còn tranh chấp với nhau; tại sao từ phía quyền lại thấy khác; tại sao từ phía Công giáo lại thấy khác, tại sao người bên lương lại thấy khác?

Chúng ta đã thống nhất về lãnh thổ, nhưng chúng ta chưa thống nhất về lòng người, về tinh thần và đó là một điều rất đáng đau lòng cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

Vậy chúng ta hãy phó thác tâm tư nguyện vọng của chúng ta cho Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Xin Đức Mẹ hãy cứu giúp chúng ta thật sự. Xin Đức Mẹ hãy san bằng tất cả những mô đồi ngăn cách trong lòng ngừơi Việt Nam để mọi chúng ta cùng nhìn về một hướng. Trên thế giới, các cộng đồng tôn giáo, các quốc gia, các dân tộc bạn đang bước đi vững vàng trên con đường xây dựng tổ quốc, còn người Việt Nam cứ mãi ngồi đó mà tranh cãi với nhau làm cho công cuộc hiện đại hoá cũng như cuộc hôi nhập thế giới nên trì trệ.

Xin Đức Mẹ hãy chúc lành cho thiện chí của chúng ta. Xin Đức Mẹ hãy uốn nắn lòng người Việt Nam. Xin Đức Mẹ soi sáng cho tất cả mọi phía liên hệ tới vụ tranh chấp Thái Hà này để một ngày nào đó không xa, một ngày nào đó sớm hết sức có thể, chúng ta hy vọng là thế, moi người chúng ta không còn phải tranh chấp với nhau nữa. Đó cũng là mong muốn của Chúa Giêsu qua bài phúc âm hôm nay. Ngài cũng chỉ nhắc tới hạnh phúc, hạnh phúc và hạnh phúc. Hạnh phúc đó chỉ có được khi nào chúng ta biết vứt bỏ lại sau lưng, biết xếp về một bên cái tư lợi của mình, để chỉ thấy con người dành trọn cho nhau cái tình yêu thương nhân ái. Đó cũng là điều Đức Mẹ chờ đợi ở chúng ta và chờ đợi toàn thể mọi người dân Việt Nam. Chúng ta hãy tin tưởng rằng Đức Mẹ sẽ bầu cử cho chúng ta. Amen./.

(Ghi từ máy máy ghi âm)

Thăng Long

URL: http://danchuausa.net/hiep-thong/bai-giang-cua-dc-nguyen-chi-linh-tai-thai-ha-1092008/