Trích từ Dân Chúa

Suy niệm của Đức Giáo Hoàng tại Lộ Đức về Thánh Thể

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

“Chúng ta không thể thinh lặng về điều chúng ta biết”.

LOURDES (zenit.org).- Bài huấn đức Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày tối Chúa Nhật khi kết thúc cuộc kiệu Thánh Thể trong sân cỏ đền Đức Mẹ Maria tại Lộ Đức.

* * *

80915pope.jpg

Lạy Chúa Giêsu, Chúa ở đây!
Và cả các người, những anh em, chị em, bạn bè của tôi,
Anh em ở đây, với tôi, trong sự hiện diện của Người!
Lạy Chúa, đã hai ngàn năm, Chúa đã sẵng lòng bước lên Thánh Giá ô nhục để rồi sau đó phục sinh và ở lại mãi với chúng con, là những người anh chị em của Chúa.
Và các người, những anh, chị, bạn bè của tôi, anh chị em đã sẵn sàng đễ Người ôm lấy anh chị em.
Chúng ta chiêm ngắm Người.
Chúng ta thờ lạy Người.
Chúng ta yêu mến Người. Chúng ta tìm kiếm lớn lên trong tình yêu đối với Người.

Chúng ta chiêm ngắm Người Đấng, trong bữa tiệc Vượt Qua, đã ban mình và máu Người cho các môn đệ, ngõ hầu ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế “Mt 28:20).

Chúng ta thờ lạy Người là nguồn gốc và mụch đích của đức tin chúng ta, Đấng mà không có Người chúng ta không có ở đây chiều nay, không có Người chúng ta sẽ không hiện hữu, không có Người sẽ chẳng có gì, hoàn toàn không gì! Người là Đấng “Vạn vật được tạo thành” (Ga 1:3), Người là Đấng nhờ Ngưới mà chúng ta được tạo thành, từ đời đời, Người là Đấng đã ban cho chúng ta mình và máu Người—Người ở đây chiều nay, ở giữa chúng ta, cho chúng ta được chiêm ngắm.

Chúng ta yêu mến, và chúng ta tìm kiếm lớn mạnh trong tình yêu đối với Người Đấng đang ở đây, trong sự hiện diện của chúng ta, cho chúng ta được ngắm nhìn, có lẽ cho chúng ta hỏi, cho chúng ta yêu

Dầu chúng ta đi hay là bị đóng đinh tại một giường bịnh; dầu chúng ta đang đi trong niềm vui hay là hao mòn trong vùng hoang dã linh hồn (x. Num 21:4): lạy Chúa, xin ôm tất cả chúng con trong tình yêu của Chúa; tình yêu vô cùng đó là đời đời Tình Yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con và Chúa Con đối với Chúa Cha, tình Yêu của Chúa Cha và Chúa Con đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa Con. Bánh truyền phép được đặt trước mắt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của Tình Yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình thành nghèo để làm chúng ta nên giàu trong Người, Đấng đã chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng ta cho Cha của Người. Bánh thánh là bí tích sống động, hiệu nghiệm và thật sự của sự hiện diện đời đời của đấng cứu chuộc loài người cho Giáo Hội Người.

Anh em, chị em, các bạn của tôi

Chúng ta hãy chấp nhận; ước chi chúng ta chấp nhận hiến mình cho Người là Đấng đã ban cho chúng ta mọi sự, Đấng đã giáng trần không phải để luận phạt thế gian, nhưng để cứu độ (c. Ga 3:17) thế gian, ước chi anh em chấp nhận nhìn biết trong các cuộc sống chúng ta sự hiện diện của Người là Đấng hiện diện tại đây, được đặt truớc mắt chúng ta. Hãy hiến cho Người chính những mạng sống của anh em!

Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ Maria, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, đã chấp nhận, từ hai ngàn năm nay, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng sáng Tạo.

Mọi sự đến từ Chúa Kitô, mẹ Maria cũng vậy; mọi sự đến qua Đức Mẹ Maria, Chúa Kitô cũng vậy.

Đức Maria, Trinh Nữ chí thánh, ở với chúng ta chiều này, trong sự hiện diện của Thân Xác Con mẹ, một trăm năm mươi năm sau khi hiện ra cho bé Bernadette.

Lạy Đức Trinh Nữ Chí Thánh, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy, xin giúp chúng con yêu mến, lớn mạnh trong tình yêu đối với Người Đấng đã thương chúng con dường ấy, hầu chúng con sống đời đời với Người.

Một đoàn vô số chứng nhân đang hiện diện vô hình bên cạnh chúng ta, rất gần hang thánh và trước nhà thờ này mà Đức Trinh Nữ Maria muốn thiết lập; đoàn tất cả những người nam và người nữ này đã chiêm ngắm, đã sùng kính, đã thờ lạy sự hiện diện thật của Đấng đã hiến mình cho chùng ta tới giọt máu cuối cùng; đoàn những người nam và người nữ này đã đã trải qua nhiều giờ trong sự thờ lay Thánh Thể chí thánh bàn thờ.

Chiều nay, chúng ta không thấy họ, nhưng chúng ta nghe họ đang nói với chúng ta, với mỗi người nam và mỗi ngừơi nữ giữa chúng ta: ” Hãy đến, Thầy gọi bạn đấy! Thầy ở đây! Thầy đang gọi bạn (c. Ha 11:2o)! Người muốn lấy sự sống anh em và và kết hợp nó với sự sống của Người.

Hãy để Người ôm anh em! Đừng có nhìn nữa trên những vết thương của anh em, hãy nhìn lên Người. Đừng có nhìn tới cái gì chia rẽ anh em với Người và với những kẻ khác; hãy nhìn tới quảng cách vô cùng Người đã bỏ, để mặc lấy xác phàm của anh em, để bước lên Thánh Gía mà người ta đã chuẩn bị cho Người, và chịu chết hầu chứng tỏ tình yêu của Người cho anh em. Trong những thương tích của Người, Người nắm giữ anh em, trong những vết thương của Người, Người che giấu anh em. Đừng có từ chối tình yêu của Ngườ!”

Đoàn chứng nhân vô số, những kẻ đã để cho tình yêu của Người ôm lấy, là đoàn các thánh trên trời không bao bao giờ ngưng cầu bàu cho chúng ta. Các thánh là những kẻ tội lỗi và các thánh biết điều ấy, nhưng các thánh sẵn sàng thôi nhìn trên những vết thương của mình và chỉ nhìn lên những vết thương của Chúa mình, hầu khám phá ở đó vinh quang Thánh Giá, khám phá ở đó chiến thắng của sự Sống trên sự chết. Thánh Pierre-Julien Eymard nói với chúng ta mọi sự khi ngài la lên: “Thánh Thể là Chúa Giêsu Kitô, hôm qua, hôm nay và ngày mai” (“Những Bài giảng và những Huấn Giáo tại Giáo Xứ sau năm 1856,” 4-2. 1, “Về sư Suy Gẫm”).

Chúa Giêsu Kitô, hôm qua, trong sự thật lịch sử của buổi chiều ở Lầu Trên, mọi cử hành Thánh Lễ đều dẫn chúng ta về lại đó.

Chúa Giêsu Kitô, hôm nay, bởi vì Người đã nói với chúng ta: “Hãy nhận lấy và ăn, tất cả các con, nầy là mình Thầy, này là máu Thầy.”

“Nầy là”, trong thời hiện tại, ở đây và bây giờ, cũng như trong mọi cái ở đây và cái bây giờ suốt lịch sử nhân loại. Sự hiện diện thật sự, sự hiện diện vượt quá những môi miệng chúng ta, những tâm hồn chúng ta, những ý nghĩ nghèo nàn của chúng ta. Sự hiện diện được cống hiến cho chúng ta để nhìn lên như chúng ta làm ở đây, chiều nay, bên hang nơi Đức Maria tự mạc khải như Đấng Đầu Thai vô Nhiễm.

Thánh Thể cũng là Chúa Giêsu Kitô, ngày mai, Chúa Gêsu Kitô phải đến. Khi chúng ta chiêm ngưỡng bánh truyền phép, Thân xác vinh hiển của Người được biến đổi và phục sinh, chúng ta chiêm ngắm điều chúng ta sẽ chiêm ngắm trong cõi đời đời, nơi chúng ta sẽ khám phá rằng toàn thế giới sẽ được điều khiển bởi Đấng Sáng tạo ra nó trong mỗi giây lịch sử của nó. Mỗi khi chúng ta rước lấy Người, cũng như mỗi lúc chúng ta chiêm ngưỡng Người, chúng ta loan truyền Người cho tới khi Người lại đến, “donec veniat”. Đó là lý do tại sao chúng ta rước Người cách kính cẩn vô cùng.

Một số người trong chúng ta không thể--hay là chưa có thể--rước Người trong Bí Tích, nhưng chúng ta có thể chiêm ngắm Người với đức tin và tình yêu và bày tỏ lòng ao ước của chúng ta là sau cùng được kết hợp với Người. Lòng ao ước này có giá trị lớn trong sự hiện diện của Thiên Chúa: mỗi người chờ đợi Người trở lại cách tha thiết hơn; họ chờ Chúa Giêsu Kitô Đấng phải lại đến.

Khi, trong ngày sau lần rước lễ lần đầu của em, một người bạn của Bernadette đã hỏi em: “Cái gì làm cho chị hạnh phúc hơn: việc rước lễ lần đầu của chị hay là những lần hiện ra?”, Bernadette trả lời, “Đó là hai sự đi chung, nhưng không thể so sánh. Tôi được hạnh phúc trong cả hai” (“Emmanuelite Estrade,”4/6/1958). Chị bạn đã đưa ra bằng chứng này cho Giám Mục Tarbes liên quan với việc rước lề đầu lòng của em: “Bernadette có thái độ rất tập trung, với một sự chăm chú không để lại điều gì phải ao ước….em xem ra ý thức sâu sắc về hành động thánh đang diễn tiến. Mọi sự phát triển trong em một cách đáng ngạc nhiên.

Với Pierre-Julien Eymard và Bernadette, chúng ta viện dẫn chứng từ của vô số thánh nam và thánh nữ, những vị thánh có tình yêu lớn nhất đối với Thánh Thể. Nicolas Cabasilas kêu lên với chúng ta chiều nay: “Nếu Chúa Kitô ở trong chúng ta, chúng ta cần gì? Chúng ta thiếu gì? Nếu chúng ta ở trong Chúa Kitô, chúng ta có thể ước muốn gì hơn? Người là khách của chúng ta và là nhà ở của chúng ta. Chúng ta hạnh phúc vì nên nhà ở của Người! Vui mừng cho chúng ta là dường nào được nên chỗ ở của một cư dân như thế!”

Chân phước Charles de Foucauld sinh năm 1858, chính năm những sự hiện ra tại Lộ Đức. Không xa hài cốt của ngài, đã khô cứng vì chết, nằm tại đó, giống như hạt lúa gieo trên đất, mặt nhật chứa đựng Bí Tích Thánh mà Anh Charles thờ lạy hằng ngày qua nhiều và lâu giờ.

Cha de Foucauld đã ban cho chúng ta một kinh nguyện từ đáy lòng ngài, một kinh nguyện dâng lên Cha chúng ta, nhưng là một kinh nguyện mà, với chúa Giêsu, chúng ta có thể trong tất cả sự thật làm nên kinh nguyện của chúng ta trong sự hiện diện của bánh thánh: “’Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha.’ Đó kinh nguyện cuối đời của Thầy chúng ta, Đấng chúng ta thương yêu… Mong sao kinh nguyện đó cũng là kinh nguyện của chúng ta, nhưng không phải là kinh nguyện cuối cùng, nhưng mỗi lúc trong đời sống chúng ta:

Lạy Cha, con phó mình con trong tay Cha; Lạy Cha, con tín thác nơi Cha; Lạy Cha, con phó mình con cho Cha; lạy Cha, xin hãy làm cho con điều Cha muốn; điều gì Cha có thể làm, con tạ ơn Cha; tạ ơn Cha vì mọi sự; con sẵng sàng cho tất cả, con chấp nhận tất cả; con cảm tạ Cha vì tất cả. Chỉ xin cho ý muốn của Cha được thực hiện trong con, lạy Cha, chỉ xin cho ý muốn của Cha được thực thi trong tất cả tạo vật của Cha, trong tất cả con cái Cha, trong tất cả những người lòng Cha yêu, con không muốn điều gì hơn điều này, ôi lạy Cha. Con phó dâng linh hồn con trong tay Cha; con dâng nó cho Cha, lạy Cha với tất cả tình yêu của tâm hồn con, vì con yêu Cha, và như vậy con cần hiến mình trong tình yêu, khuất phục trong tay Cha, không dè dặt, và với sự cậy trông vô bờ bến, vì Chúa là Cha con.” Amen.

- Pope's Reflection at Lourdes on Eucharist [2008-09-15]
"We Cannot Be Silent About What We Know"

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

URL: http://danchuausa.net/giao-hoi-hoan-vu/suy-niem-cua-duc-giao-hoang-tai-lo-duc-ve-thanh-the/