Trích từ Dân Chúa

Những hạt trân châu

Tú Nạc

Vào một buổi chiều Chúa Nhật ở Jinja, Uganda, Đông Phi châu. Một chiếc xe buýt dừng lại trước một trường học. Đó là thời gian nghỉ nhưng bảy mươi đứa trẻ đã bước xuống xe và đi vào ngôi trường. Chúng âm thầm, lặng lẽ. Một số trong chúng có vẻ như sợ sệt – nhưng những người lớn tiếp xúc với chúng với cử chỉ ân cần và niềm nở. Họ biết rằng chẳng mấy chốc những đứa trẻ này sẽ trở lại nhà được hạnh phúc và cười vui.

Những em này sẽ lưu lại ngôi trường một tuần. Nhưng chúng không phải làm những công việc tạp dịch thông thường của nhà trường. Chúng sẽ được đưa vào những lớp đặc biệt. Đây là bước đầu của chương trinh Ang Tulay.

Ang Tulay có nghĩa là “Nhịp Cầu” trong ngôn ngữ của người Phi Luật Tân. Đó là một loạt những nghiên cứu có thể giúp đỡ để thay đổi cuộc sống con người. Y như là họ đang đang bước qua một nhịp cầu từ khổ đau sang bến bờ hạnh phúc. Chương trình Ang Tulay được phát triển ở Phi Luật Tân. Đó là công việc của một tổ chức được gọi là Precious Jewels Ministry (Bảo Tồn Trân Châu) – được viết tắt PJM. Precious Jewels Ministry tin rằng mỗi đứa trẻ giống như một viên ngoc vô cùng quí giá – một “hạt trân châu”. Tổ chức này tin rằng trẻ em phát triển và trưởng thành tốt nhất trong một môi trường gia đình yêu thương. Nhưng nhiều đứa trẻ không được sống trong điều kiện như vậy, vì nhiều lý do khác nhau. Có thể cha mẹ chúng đã chết về bệnh hoạn hay tàn tật không chăm sóc được cho chúng. Có thể chúng đã sống sót sau một cuộc chiến và những thành viên trong gia đình đã bị giết. Hoặc đó là một đứa trẻ đang đối diện cái chết với căn bệnh hiểm nghèo.

Precious Jewels Ministry nỗ lực giúp đỡ trẻ em và những gia đình vướng mắc những hoàn cảnh như vậy. Ang Tulay là một trong những phương pháp được dùng. Ang Tulay nghiên cứu để giúp đỡ những người đối phó với những cảm xúc bị tổn thương như cáu giận dữ, sợ hãi, buồn chán, và tự ti. Những cảm xúc như vậy thường theo sau những trải nghiệm đau buồn. Chúng có thể dằn vặt tâm hồn và tâm trí con người hàng nhiều năm. Chúng có thể kiềm chế sự sống một ai đó một đời hạnh phúc. Thậm chí sau khi những từng trải đau buồn đã kết thúc.

Ang Tulay đã gặt hái kết quả mỹ mãn ở Phi Luật Tân. Nhưng PJM tin tưởng rằng nó cũng có thể được vận dụng ở những đất nước khác. Nên năm 2006, một toán Ang Tulay đã bắt đầu phát triển công việc này ở Uganda.

Ở đó nhiều người cần hình thức giúp đỡ này, đặc biệt là trẻ em. Vì hai mươi năm lực lượng Lord’s Registance Army chiến đấu chống lai chính phủ Uganda. Đám quân nổi dậy này đã dùng bạo lực ép buộc trẻ em trở thành những người lính. Một số trong chúng bị cưỡng ép giết cha mẹ mình. Những bé gái con bị buộc lấy những người linh của quân nổi dậy. Những em này đã trải qua những sự kiện kinh hoàng. Chiến tranh đã kết thúc nhưng ký ức vẫn hằn sâu.Những đứa trẻ này sống trong hờn sợ hãi, đau thương và hờn oán bởi những gì chúng đã phải trải qua. Một số em đã bị gia đình cự tuyệt khi chúng cố gắng tìm cách trở về nhà. Những đứa trẻ khác cần sự giúp đỡ để xua tan nỗi buồn thống thiết bởi cha mẹ chúng đã bị thảm sát trong chiến tranh hoặc hậu quả của bệnh AIDS.

Một toán PJM đã đến Uganda. Họ gặp những người dân địa phương tại nhà để tim hiểu về văn hóa Uganda. Họ đã thay đổi chất liệu giảng dạy để tạo sự phù hợp với nhu cầu địa phương. Sau đó, họ đào tạo giáo viên người Uganda. Giáo viên phải được đào tạo kỹ càng bởi công việc của rất khó khăn. Họ cần có một tình yêu quảng đại dành cho trẻ và hiểu hoàn cảnh những đứa trẻ đã trải qua. Những giáo viên này phải nói rằng đức tin Ki-tô giáo đóng một phần rất quan trọng trong cách họ tiếp xúc với những đứa trẻ này.

Chương trình Ang Tulay bắt đầu việc giảng dạy cho những trẻ em này biết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các em và Người yêu thương các em. Sau đó, vào ngày đầu tiên, các em học để nhận thức và hiểu biết của sự tổn thương, giận dữ hay bị ruồng bỏ mà chúng cảm nhận.

Ngày thứ hai, chúng nhìn vào những vào những vấn đề bi thương, buồn thảm. Nhiều em đã mất hết cha mẹ và người thân trong gia đình. Những em này chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt có lien quan đến gia đình. Sau ngày đó, chúng biết cách để đối phó với những cảm xúc buồn đau. Chúng biết cách làm thế nào để giải tỏa những giận dữ, những xúc phạm mà không tự tác hại cho bản thân hay người khác.

Những giáo viên Ang Tulay đã dùng nhữn bài hát, tranh ảnh và những câu chuyện kể để giúp các em hiểu những ý tưởng này. Tất cả những chất liệu họ dùng dựa trên nền tảng về việc giảng dạy Thánh Kinh Ki-tô giáo.

Ngày thứ ba của chương trình là ngày đặc biệt quan trọng. Đây là ngày mà các em có thể bước qua nhịp cầu từ đau buồn sang hạnh phúc. Thoạt đầu chúng nhìn vào những sợ hãi làm thế nào mà nó có thể giết chết mọi hy vọng vào tương lai. Có lẽ chúng sợ tương lai bởi chúng không thấy nó.. nhưng chúng cứ sống mãi trong sợ hãi, âu lo chúng sẽ không bao giờ có thể hướng tới cuộc sống lành mạnh, những cuộc sống hạnh phuc.

Giờ đây chúng có cơ hội để đổi thay. Các em đã biết những gì đã hủy hoại mình. Chúng hiểu về quá khứ và chúng có thể nhìn thấy ở đó là hy vọng cho một cuộc sống tốt hơn. Chúng phải quyết định những gì mình phải làm. Chúng sẽ mãi ôm ấp quá khứ và những cảm xúc thê lương hay bước vào tương lai?

Đến lúc này, tất cả các em theo chương trình Ang Tulay đã can đảm bước về phía trước. Đó là một quá trình đau thương đầy nước mắt vì các em đã dằn vặt suy tư và ký ức của mình. Những giáo viên này rất băn khoăn khi họ nghe những vấn đề phức tạp sâu lắng trong tâm hồn và tâm trí của những đứa trẻ. Nhưng chẳng bao lâu, khi mỗi em tiến về phía trước “bước qua nhịp cầu”, những tiếng cười lại đến với các em.

Sau khi học được yêu thương và tha thứ, có một nghi thức đặc biệt. Một cây thập giá được làm bằng những cành cây đặt trên mặt đất, mỗi em nhặt hai cúc đá. Các em kiểm nghiệm những cục đá này cứng như thế nào. Đoạn đặt những cục đá này trên cây thập giá. Một tượng trưng cho những người gây thương đau cho đứa trẻ. Và một tượng trưng cho những người mà đứa trẻ gây tổn thương.

Đối với những Ki-tô hữu, cây thập giá gỗ ấy là biểu tượng của hy vọng. Chúa Giê-su Ki-tô đã bị tử hình trên cây thập giá và những Ki-tô hữu tin rằng mãnh lực của tội lỗi, đau thương và xúc phạm trên thế gian sẽ bị đập tan vì hình ảnh đó. Nên các em này đã tin rằng việc đặt những viên đá của chúng trên thập giá là một dấu hiệu giải thoát tất cả những điều tồi tệ đã xảy ra trong đời chúng.

Ngày cuối cùng là một nghi lễ long trọng. Các em chấp nhận rằng quá khứ đã xảy đến. Chúng không thể thay đổi được điều đó. Các em đã để nó ra đi. Rồi các em ăn uống và múa hát. Chương trình đã hoàn tất. Các em chuẩn bị trở vế nhà. Những đau thương tâm hồn được hàn gắn và các em sẵn sàng để sống cuộc sống tràn đầy.

Jos. Tú Nạc, NMS

URL: http://danchuausa.net/giao-hoi-hoan-vu/nhung-hat-tran-chau/