Trích từ Dân Chúa

Giáo Hội Hoa Kỳ giữa ngã ba đường

Đức Long

VietCatholic News (Thứ Ba 15/04/2008 21:42)
(Nguồn: La Croix)

WASHINGTON DC - Thứ Ba ngày 15/04/08, ĐTC bắt đầu chuyến tông du đầu tiên Hoa Kỳ nơi cộng đồng người công giáo rất năng động, và cũng luôn chứng kiến những hậu quả tai tiếng lạm dụng tình dục.

80415Pope.jpg

Đây là chuyến viếng thăm Hoa kỳ quan trọng của ĐTC, bắt đầu thứ Ba ngày 15/04/08. Ngài có 6 ngày gặp gỡ cộng đoàn công giáo lớn thứ tư thế giới ( sau Brasil, MêHi Cô và Phi Luật Tân) và đây là lần đầu tiên của ngài viếng thăm Mỹ.

Một Giáo Hội phát triển mạnh về con số và rất thực hành. Tại Hoa Kỳ, giữa những năm 1965 và 2007, số người công giáo đã vượt từ 46 triệu lên 64 triệu, và mỗi Chúa Nhật có tới một phần ba tín hữu đến tham dự thánh lễ.

Tính năng động này phần nhiều đến từ cộng đoàn thiểu số trẻ Tây Ban Nha đang phát triển nhanh. Nhưng nó cũng ghi nhận một lịch sử dài lâu. "Sự tách Giáo Hội khỏi Nhà Nước là điều tốt cho Giáo Hội Công Giáo, nó cho Giáo Hội sự tự do phát triển không chồng chéo thuộc quyến chính phủ. Hiện nay chúng tôi có phân nửa trường trung học và trường đại học trên thế giới, một hệ thống trường học đầy đủ, y tế, chương trình tư vấn xã hội cho người công giáo và ngoài công giáo", Cha Thomas Reese, cựu chủ bút tạp chí Dòng Tên Mỹ nhấn mạnh như vậy.

Tại Hoa Kỳ, phần nhiều là tín đồ tin lành, đang giữa chiến dịch bầu cử tổng thống, vậy mà tuần qua, báo chí đã bắt đầu nhắc đến chuyên viếng thăm của ĐTC với lợi ích thiết thực. "Tại sao ĐTC yêu mến Hoa Kỳ", tiêu đề tờ tuần báo Time đảm bảo ĐGH Biển Đức XVI say mê Hoa Kỳ và gọi ngài là "Giáo Hoàng Hoa Kỳ", "một đất tác tạo hình ảnh ngài", ngài sẽ thấy sự xen kẻ theo kiểu thế tục hoá Âu Châu.

Tạp chí Us New, ít sôi nổi hơn, nhấn mạnh 70 phần trăm công giáo Hoa Kỳ tán khen phong cách ĐCT Biển Đức. Thực vậy, theo lịch sử, người công giáo Hoa Kỳ rất trung thành với Toà Thánh: lịch sử Giáo Hội của họ bị nhầm lẫn với lịch sử Giáo Hoàng thời hiện đại, từ lâu Roma nhìn tín hữu công giáo Hoa Kỳ như là một trụ cột trong một xã hội bị đánh dấu bởi sự phản công giáo cho đến những năm 1960.

Công Giáo bị tổn thương và đau lòng

Vậy chuyến thăm này sẽ như thế nào cho lợi ích của "thế giới mới" ? Mọi viêc thật không đơn giản. Cũng vì công giáo bị tổn thương và đau lòng mà ĐTC đến viếng thăm. Một cộng đoàn luôn mang gánh nặng tai tiếng về những vụ lạm dục tình dục trẻ em bởi các linh mục. Những tai tiếng này phát ra từ 2002, làm dấy lên phẫn nộ công chúng, tủi hổ và mất uy tín đối với Giáo Hội Công Giáo.

Việc làm sáng tỏ chắc đã có kết quả. Năm 2007, những lời tố cáo hành động lạm dụng tình dục trẻ em vi phạm bởi các linh mục đã giảm xuống 3 % so với năm 2006, và 36% so với 2004. Nhưng cơ quan Giáo Hội sẽ phải gánh chịu lấy đạo đức lâu dài và phải cấp tài chánh cho một vụ bê bối: 1,5 tỷ đô la đã bị ngốn sạch bởi vụ khủng hoảng này và hoá đơn không dừng lại ở đó. Chỉ trong 2007, các giáo phận đã chi ra 625 triệu đôla bồi thường chính thức cho các nạn nhân.

Mọi người ở đây đồng ý nhận ra rằng, trước hết các giám mục chậm chạp trả lời cho vụ tai tiếng, để rồi cuối cùng phải cầm nắm mọi việc trong tay. Giúp đỡ nạn nhân, bồi thường tài chánh, phòng ngừa, giám sát, điều tra… "Giáo Hội có sự cố gắng lớn để một ngày nào đó đem lại lợi ích cho toàn thể xã hội", Têrêsa Kettelkamp, giám đốc thư ký bảo vệ trẻ em thiếu niên cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận xét (USCCB)

"Sẽ còn dài, và rất dài để lấy lại lòng tin"

Sự giám sát trong năm 2007 cho thấy những kết quả khích lệ. Trong 180 giáo phận trên 194 tổ chức những khoá đào tạo nhằm cung cấp "môi trường chắc chắn" cho trẻ em và thanh thiếu niên. "Mặc dù khoá đào tạo được mãn nguyện, nhưng cũng chỉ có 18% người công giáo biết đến điều Giáo Hội làm để đáp ứng cho vụ bê bối. Tuy nhiên còn phải lâu dài, thậm chí còn rất lâu mới lấy lại được lòng tin, ít là một thế hệ hoặc hàng thập kỷ", cô thư ký Kettelkamp cho biết.

Nếu như vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em huy động nhiều năng lực trong những năm gần đây. Thì đây không phải là thách thức duy nhất mà Giáo Hội phải vực dậy. Từ nhiều thập niên nay, sự giảm sút số tu sỹ linh mục đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của Giáo Hội. Hiện nay đang có 30 000 giáo dân được đào tạo thần học và mục vụ được các giáo xứ và giáo phận nhận vào làm việc. Trong số đó có 80 đến 90 % là nữ, họ là phần lớn làm cho Giáo Hội sống động mỗi ngày.

Cuộc khủng hoảng gần đây ảnh hưởng đến uy quyền của giám mục, làm tăng khoảng cách với hàng giáo phẩm công giáo. "Ngày hôm nay vấn đề truyền chức cho nữ giới ít nhạy cảm hơn. Giới nữ trẻ ngày nay được nuôi dạy trong viễn cảnh được đối xử bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên họ ngạc nhiên về lập trường của Giáo Hội, nhưng họ cũng không đưa ra vấn đề sống còn cho việc truyện chức phụ nữ" Sheila Garcia, nữ giám đốc văn phòng giám mục giáo dân ghi nhận.

Ưu tiên: một vị trí thực sự cho giáo dân

Quả thực chỉ có 58% người công giáo muốn truyền chức linh mục cho nữ giới, nhưng đối với Sheila Garcia, sự ưu tiên "mà chúng ta có thể hành động là cho giáo dân một vị trí thực sự. Câu hỏi cho giáo dân còn được mạnh thêm bởi gánh nặng thiểu số giáo dân Tây Ban Nha rất ít linh mục và tu sỹ.

"Chúng tôi cần tất cả mọi thừa tác viên cho cộng đoàn Tây Ban Nha, những giáo dân Tây Ban Nha ít sẵn lòng, họ lo kiếm tiên sinh nhai, không có thời gian rãnh rỗi, họ không có học hành nhiều, không nói tiếng Anh nhiều. Chúng tôi đang đứng trước câu hỏi lớn, tôi không chắc chắn cách thức chúng tôi có thể đảm nhiệm" Sheila Garcia nhận định.

Đức Long

URL: http://danchuausa.net/giao-hoi-hoan-vu/giao-hoi-hoa-ky-giua-nga-ba-duong/