Trích từ Dân Chúa

Các đền thánh Đức Mẹ Trên Toàn Thế Giới (G-I)

Hồng-Việt

*** G - I ***

Ðền thánh Genazzano, Rôma

Ðền thánh Ðức Mẹ Chỉ Bảo Ðàng Lành tại một tỉnh nhỏ chừng 30 dặng Anh phía đông nam của Rôma. Nơi đây có một bức tranh Ðức Trinh Nữ và Chúa Con nổi tiếng. Câu chuyện của đền thánh Genazzano đi ngược lại vào năm 1467. Một bà góa trong làng, mặc dù không có tài nguyên, mong ước xây lại một ngôi nhà thờ Ðức Mẹ đã bị bỏ hoang, vào thời thế kỷ thứ 5. Không có một phương tiện nào để có thể thi hành ý định, bà bị nhạo báng bởi những người cùng làng cho tới khi vào lễ thánh Macô của năm đó, trong khi toàn làng vui vẻ mừng ngày hội chung, cả làng một cách huyền bí bị bóng tối bao phủ mặc dù trời vẫn trong sáng.

Trước hàng ngàn người chứng kiến, khi ánh sáng trở lại một bức tranh nhỏ Ðức Trinh Nữ và Chúa Con được tìm thấy trên một bức tường của ngôi nhà thờ chưa được hoàn thành. Chuông làng tự động đánh lên. Trong sợ hãi và lo lắng, dân làng đợi chờ sự phán quyết của vị giám mục trung dung người được gửi tới bởi ÐTC Phaolô 2 để kiểm chứng những dữ kiện. Bản báo cáo của ngài viết là khoảng tháng Tư và giữa tháng Tám năm 1467, ngài đã chứng kiến 171 phép lạ tại Genazzano.

Bức tranh được gọi là Ðức Bà Thiên Quốc. Một hội đồng điều tra giáo hoàng tìm thấy rằng bức tranh Genazzano được vẽ bằng một lớp mỏng bằng đồ sứ, mỏng như vỏ trứng, và không bao giờ có thể hoàn thành nổi bởi bàn tay con người. Bức tranh ngày nay được đặt ngay phía trước nhà tạm Thánh thể trên một rìa tường không có chống đỡ. Ngôi đại thánh đường được hoàn thành vào cuối thề kỷ 15, và sự tôn kính tới Ðức Mẹ Chỉ Bảo Ðàng Lành trải rộng khắp thế giới. Ngày kỷ niệm khám phá ra bức tranh nhỏ được tưởng nhớ hằng năm bằng một cuộc cung nghinh rất long trọng, và ngày lễ Ðức Mẹ Chỉ Bảo Ðàng Lành được kính trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Trong thời kỳ thế chiến thứ 2, Thành phố Genazzano bị bỏ bom, đại thánh đường bị trúng bom nên cái vòm hoàn toàn bị hư hại, phía bên trong, gồm cả bàn thờ, bức tranh vẽ, và ảnh tượng hoàn toàn bị phá hủy. Chỉ có bức tranh quý giá của Ðức Mẹ không bị hề hấn chi.

Mạng Nối Kết:
http://www.geocities.com/Heartland/Acres/4030/Genazzano.html
http://www.catholicreference.net/index.cfm?id=33704
http://americaneedsfatima.blogspot.com/2008/03/story-of-our-lady-of-genazzano.html
http://www.traditioninaction.org/religious/a004rp.htm
http://www.cassiciaco.it/ENG/pilgrim/genazzano.htm

Ðền Thánh Ðức Mẹ Guadalupe, Mễ-tây-cơ

Một đền thánh Ðức Trinh Nữ Maria tai trung phần Mễ-tây-cơ, vùng ngoại ơ của thành phố Mễ-tây-cơ. Một trong những đền thánh đứng đầu của Thiên Chúa Giáo. Chính nơi hiện ra của Ðức Mẹ, vào tháng 12/1531, tới một người nơng dân làng Aztec, tên là Juan Diego 51 tuổi. Ngài và phu nhân là người mới trở lại đạo. Ðức Maria đã hiện ra trên một triền đồi gần đền Aztec tại Tepeyac và nĩi cho Juan rằng Mẹ muốn xây một thánh dường tại đĩ. Khi Ðức Giám mục Zumarraga xin được một dấu chỉ, Juan được sự chỉ dẫn của Ðức Mẹ để hái hoa hồng(khơng vào đúng thời kỳ nở hoa), rồi ngài đem tới cho Ðức Giám mục và khám phá ra chiếc áo ngài đang mặc cĩ một bức tranh kỳ diệu vẽ trên đĩ một hình Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù tấm vải là một loại vải thơ làm bằng những sợi thơ của cây xương rồng và hồn tồn khơng thích hợp cho những vẽ họa trên đĩ, bức hình vẫn cịn giữ nguyên vẻ sáng lạng mãi mãi và đĩ là một điểm chính của sự tơn kính tại Guadalupe. Một thánh đường và đền thánh, nguyên thủy được dâng hiến vào năm 1709, đuợc kính viếng hàng năm bởi hàng triệu người, và muơn số phép lạ được báo cáo đã được tác động tại nơi đĩ. Một đại thánh đường mới được thánh hiến tại đền thánh vào năm 1976. Thơng điệp chính của Ðức Mẹ Guadalupe, tỏ ra trong lần hiện ra đầu tiên trong 5 lần hiện ra của Mẹ, được duy trì trong một tập hồ sơ cổ. Tới Juan Diego Mẹ nĩi, “Con phải biết, và phải rất tin thật trong tim rằng, hỡi con của Mẹ, Ta thật là Ðấng Trọn Ðời Ðồng Trinh, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa thật, chúng ta sống qua những ân huệ của Ngài, Ðấng Tạo Thành, Chúa của trời cao và là Chúa của trái đất.” ÐTC GP II vào ngày 27/1/1979, đã khai mạc tại Guadalupe tổng cơng hội các Giám mục châu Mỹ La-tinh lần thứ ba. Thánh Giáo hồng Piơ 10 vào năm 1910 đã chọn Ðức Mẹ Guadalupe làm quan thày Giáo hội vùng châu Mỹ La-tinh, và ÐTC Piơ 12 vào năm 1945 cơng bố Mẹ làm quan thày cho tồn vùng châu Mỹ. Lễ kính Mẹ Gaudalupe vào ngày 12/12, và là một ngày lễ buộc tai Mễ-tây-cơ.

Mạng Nối Kết:
http://en.wikipedia.org/wiki/Our_Lady_of_Guadalupe
http://www.sancta.org/
http://www.sancta.org/intro.html
http://www.inside-mexico.com/guadalupe.htm

Ðền thánh Mẹ Gyor, Hung-gia-lợi

Ðền thánh Mẹ Maria tai Hung-gia-lợi, miền tây của thành phố Budapest. Vật chính của việc tôn kính là một bức tranh Mẹ Maria đang cầu nguyện ngó vào Chúa Hài-nhi đang ngủ. Vào năm 1649, khi Oliver Cromwell tới Ái-nhĩ-lan, Giám mục của vùng Clonfert thuộc giáo phận Tuam, bị bắt và bị lưu đầy tới đảo Innisboffin. Ngài có mang theo một bức hình đã được treo trong nhà thờ chính tòa. Vào năm 1652 ngài trốn thoát và cuối cùng tới được Hung-gia-lợi, nơi đó ngài được chân thành tiếp nhận.

Trong thành phố Gyor ngài được làm giám mục phụ tá cho giáo phận Hung-gia-lợi. Sau khi qua đời ngài có di chúc bức hình Ðức Mẹ Ái-nhĩ-lan cho những người bạn Hung-gia-lợi của ngài, họ cảm nhận thầy sự hiện diện của Mẹ ở giữa họ đã cho nhiều cuộc chiến thắng binh trận tới quân Thổ-nhĩ-kỳ và đã cứu họ trong nhiều những tai họa quốc nội khác. Vào năm 1697 sự bắt bớ tại Ái-nhĩ-lan được đổi mới. Cùng lúc đó tại Hung-gia-lợi vào ngày 17/3/1697, hàng trăm người đang cầu nguyện trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa đã chú ý thấy hình Ðức Mẹ Ái-nhĩ-lan đang chảy nước mắt rơi vào đầu Chúa Hài-nhi đang ngủ.

Phép lạ đã xảy ra trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Bức ảnh được lấy ra khỏi khung hình và từ chỗ trên tường để cố gắng khám phá ra một nguyên nhân tự nhiên , nhưng hiện tượng vẫn tiếp tục và được chứng nhận bởi nhiều chứng nhân. Sự tôn kính tới Ðức Mẹ Gyor vẫn được tiếp diễn qua nhiều thế kỷ. Ðức Hồng-y Mindszenty (1892-1975) được chụp hình khi ngài một cách công khai cầu nguyện trước bức ảnh Ðức Mẹ Ái-nhĩ-lan đầy yếu quý, cầu xin phúc lành của Thiên Chúa trên chính những dân của ngài đã bị bách hại.

Mạng Nối Kết:
http://www.catholicculture.org/library/view.cfm?recnum=3052
http://www.communio.hu/hitvallas/hitv05kulon/hitv05ext07en.html
http://www.communio.hu/hitvallas/hitv05kulon/hitv05ext04en.html

Ðền thánh IL Sasso, Ý-đại-lợi

Ðền thánh Ðức Mẹ del Sasso, khoảng 9 dặm Anh phía đông bắc của thành phố Florence, Ý-đại-lợi. Ðôi lúc được gọi là Ðức Mẹ Ban Ơn, nằm trong một ngôi thánh đường giống như pháo đài trên đỉnh một núi Rock ngó về một làng nhỏ tại Santa Brigida. Ðược chùm trong chiếc áo choàng đậmï, Mẹ Maria đang bế Chúa Con bên tay trái, đôi chân không của Ngài một phần cuộn trong những nếp gấp áo Mẹ. Trên đầu Chúa và Mẹ được quấn những hào quang sáng lạng. Tại đền thánh này các Kitô hữu mừng kính ngày đầu tháng 5 mà nó được bắt đầu từ Ý-đại-lợi sau Thế Chiến thứ 2.

Mạng Nối Kết:

Ðền thánh Mẹ Iviron, Nga-sô

Một đền thánh có hình vẽ icon Ðức Me nổi tiếng nhất. Ðược đặt trong một ngôi nhà nguyện nhỏ ngay tại cổng Công Trường Ðỏ bên Nga-sô là một bức ảnh Ðức Trinh Nữ không triêu thiên đầy thâm trầm với Chúa Hài-nhi trên cánh tay trái Mẹ. Không một đại đế Nga nào khi rời khỏi thành phố mà không kính viếng để xin Mẹ hướng dẫn và bảo vệ. Nguyên thủy của bức tranh nổi tiếng này là từ trong một tu viện Hy-lạp tại núi Athos. Khi đại đế Alexis bị bệnh nặng, vua đã xin rẵng “Ðức Trinh Nữ Cửa Thiên Ðàng,” như bức tranh núi Athos được gọi, được mang tới cho ông. Một bản sao của bức hình được gửi tới cho vua. Vua liền được lành bệnh tức thời. Bức tranh này liền được đặt trong một nhà nguyện nhỏ trước điện Cẩm-linh, cũng ngôi nhà thờ nhỏ này đã giúp dân chúng như một nơi cư trú trong suốt cuộc cách mạng Bolshevik. Trong thời kỳ cách mạng này ngôi nhà thờ đã bị phá hủy, nhưng bức ảnh được giữ gìn và có một thời gian được tôn kính tại tu viện Donskoi. Từ khi Cộng sản nắm quyền, nơi chốn hiện thời của bức tranh không được rõ.

Mạng Nối Kết:
http://www.catholicculture.org/library/view.cfm?RecNum=3201
http://www.homebusinesslink.com/BVM9.html
http://www.catholicculture.org/library/view.cfm?recnum=3202
http://campus.udayton.edu/mary/MountAthosandMary.html

Chuyển dịch từ mạng www.therealpresence.org

Hồng-Việt, 30/7/2008

URL: http://danchuausa.net/duc-me/cac-den-thanh-duc-me-tren-toan-the-gioi-gi/