Trích từ Dân Chúa

Các đền thánh Đức Mẹ Trên Toàn Thế Giới (B)

Hồng-Việt

Nguồn: KinhMungMaria.com

*** B ***

Ðền thánh Banneux, Bỉ quốc

Banneux1.jpg

Ðền thánh Nữ Vương Kẻ Nghèo Khó, gần thành phố Lìege trong làng Flamish tại Banneux. Việc tôn kính Mẹ Maria được do tại một cuộc hiện ra tới một một thiếu nữ Bỉ nghèo vào tuổi 12 trong vườn của nhà cô vào ngày 16/1/1933. Ðức Mẹ cho cô hay rằng Mẹ tới để giúp đỡ những người ốm bệnh và đau khổ nghèo khó trong mọi quốc gia. Một bức tranh, vẽ trên tường của ngôi nhà nguyện của làng được phát họa theo sự diễn tả của thiếu nữ này, có hình Ðức Mẹ mặc áo trắng với một khăn thắt lưng mầu xanh dương và một chuỗi tràng hạt trên cánh tay phải của Mẹ. Vào ngày 18/1/1933, cha của em gái, một người vô thần công khai, đồng hành con gái mình tới ngôi vườn, và mặc dầu không trông thấy Ðức Mẹ nhưng ngay lập tức ông ta đã trở lại đạo, bị ngập tràn bởi sự hiện diện của một sức mạnh vô hình. Sau nhiều năm điều tra, Tòa thánh cho phép tôn kính công khai Ðức Mẹ Banneux, quan thày các Kẻ Nghèo Khó, vào năm 1942. Sự chuẩn nhận chính thức được ban bố bởi Ðức giám mục địa phận Lìege vào năm 1949, và một thánh tượng với tước hiệu Ðức Mẹ Banneux một cách cung kính được tôn vinh vào năm 1956. Khách hành hương từ nhiều quốc gia đã tới kính viếng đền thánh. Hơn 100 đền thánh trên toàn thế giới đã thánh hiến với tước hiệu Ðức Mẹ Banneux.

Mạng liên hệ:
http://members.chello.nl/~l.de.bondt/banneuxEng.htm
http://www.holyspiritinteractive.net/features/somethingaboutmary/banneux.asp
Video: http://www.youtube.com/v/WK6oE0KqiOE&hl=en&rel=0

Ðền thánh Beaupre, thánh Anna De, Gia-nã-đại

Beaupre4.jpg

Một đền thánh nổi tiếng thế giới của Ðức Trinh Nữ Maria tại Quebec, Gia-nã-đại. Nguồn gốc của nó được ghi nhận từ ngày một pháp lạ lành bệnh tới một người tàn tật tên Louis Grimont, vào ngày 16/3/1658. Từ một ngôi nhà nguyện nhỏ từ từ được trùng tu lớn thêm, và với kiến trúc hiện thời đã được tuyên bố là tiểu thánh đường vào năm 1888. Trong cánh ngang phía bắc của thánh đường có một hộp đựng thánh tích bằng vàng chứa xương cổ tay thật của thánh nữ Anna. Nhiều phép lạ đã ghi nhận hàng năm, hàng ngàn khách hành hương cầu nguyện tại nơi đó quanh năm, nhưng đặc biệt vào ngày 26/7, ngày lễ kính vị thánh này.

Mạng liên hệ:
http://www.ssadb.qc.ca/en/index.htm
http://www.moytura.com/stanne.htm
http://www.sacred-destinations.com/canada/sainte-anne-de-beaupre.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Sainte-Anne-de-Beaupr%C3%A9,_Quebec

Ðền thánh Beauraing, Bỉ quốc

Beauraing1.jpg

Nơi hiện ra của Ðức Trinh Nữ Maria. Mẹ tỏ lộ chính mình tới 5 trẻ người Bỉ tuổi từ 9 tới 15 tất cả 33 lần trong một ngôi làng nhỏ tại Beauraing trong vùng Vallon, Bỉ quốc. Vào ngày 29/11/1932, các em đang đi bộ qua một cây cầu đường rầy xe lửa nhìn thấy một Người Nữ với đôi tay mở rộng trong bộ đồ trắng, lúp đội đầu với một triều thiên chiếu tỏa những tia sáng vàng rực chung quanh đầu Bà và một trái tim vàng trên lồng ngực Bà. Trong một cuộc hiện ra sau đó Bà khuyên răn các em hãy luôn là người tốt. Vào ngày 1/1/1933, lần hiện ra cuối cùng Bà nói với một em lớn tuổi nhất trong nhóm, “nếu con yêu Con Mẹ và Mẹ, hãy hy sinh chính mình cho Mẹ.” Ðầu tiên tất cả những việc tôn kính công khai bằng việc cung nghinh Mẹ đều bị cấm đoán. Mười năm điều tra tiếp sau đó. Nhiều phép lạ đã được ghi nhận bởi những người kính viếng đền thánh mà họ đã xây để tôn kính Mẹ Maria và đã được chữa lành bệnh. Cuối cùng vào ngày 2/7/1949, Ðức cha Charue của giáo phận Namur đã cho phép tôn kính công khai tới “Ðức Mẹ Beauraing”.

Mạng liên hệ:
http://www.medjugorjeusa.org/beauraing.htm
http://www.circleofprayer.com/approved-apparitions.html
http://www.catholictradition.org/Mary/shrines.htm

Ðền thánh Bonaria, Sardinia, Ý-đại-lợi

Bonaria2.jpg

Một đền thánh tại Cagliari, Sardinia, được dâng kính tới Nữ Vương các Thủy Thủ. Theo truyền thuyết, Cagliari là một vùng bị tràn nhiễm bịnh sốt rét. Một tu sĩ già tiên đoán rằng tên của thành phố sẽ bị đổi thành Bon-aria thay vì “bad-air,” sự chỉ đoán đã có. Lời tiên tri được thực hiện vào ngày 25/3/1370, khi một chiếc tàu chất đầy hàng hóa cố chạy vào bờ trong một cơn giông bão. Những hàng hóa của nó bị quăng xuống biển cho nhẹ tầu gồm cả một chiếc hòm nặng hiện giờ được bảo tồn tại cung thánh của nhờ thờ chính tòa. Khi chiếc hòm đụng tới biển, bão gió nguôi dần nhưng vẫn còn mạnh, chiếc hòm không bị chìm nhưng bị đánh vào bờ gần ngôi nhà thờ, nơi đó vị linh mục kiếm thấy, nó có chứa một bức ảnh Ðức Mẹ bế Chúa Con tuyệt đẹp.

Chúa Hài-nhi cầm một quả banh trong tay trái và chườn ra để nắm lấy một cây nến ngay bên cạnh một chiếc tàu kiểu mẫu đang cầm trong tay Mẹ. Nó chính xác ghi rõ chiều gió mặc dù nó đang ở trong một phòng không có gió lò. Ðức Mẹ Bonaria được công nhận là quan thày của Sardinia bời ÐTC Piô 10, và ngôi thánh đường đang xây dở sau đó được nâng lên hàng tiểu thánh đường bởi ÐTC Piô 11. Vào ngày 24/4/1970, ÐTC Phaolô 6 đã kính viếng đền thánh nổi tiếng này và dâng thánh lễ ngoài trời khuyên nhủ khách hành hương cần thiết phải tôn kính Mẹ Thiên Chúa.

Mạng liên hệ:
http://www.sardinian.net/sardinia/monuments/churches/sanctuary_our_lady_bonaria.htm
http://www.sardegnaturismo.it/index.php?xsl=108&s=6484&v=2&c=3213&c1=&t=1
http://www.sardinian.net/sardinia/monuments/churches/basilica_our_lady_bonaria.htm

Chuyển dịch từ mạng: www.therealpresence.org

Hồng-Việt, 10/7/2008

URL: http://danchuausa.net/duc-me/cac-den-thanh-duc-me-tren-toan-the-gioi-b/