Trích từ Dân Chúa

1.500 giáo dân tham dự cuộc hội thảo

Duy Kiếm

VietCatholic News (Thứ Sáu 20/06/2008 18:39)

80620DHYMan.jpg

Hội Thảo Giáo Dục Kitô Giáo Trong Gia Đình, Giáo Hội và Xã Hội Hôm Nay
Sáng Thứ Sáu Ngày 20.6.2008
(LĐCGVNHK Hành Hương Mẹ La Vang 19/6/2008 - 21/6/2008 @ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn)

Đề tài Hội thảo: Giáo Dục Kitô Giáo Trong Gia Đình, Cộng Đồng Giáo Hội và Xã Hội

• Điều Hợp: Lm Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic
• Chủ Toạ: Lm. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn; Lm. Nguyễn Đức Vượng, OP, Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ; Sr. Phạm Thị Hằng, OP, Liên Dòng Nữ Tu; Phó tế Nguyễn Ánh, CĐ Phó Tế Vĩnh Viễn; Ông Lê Thanh Liêm, CĐ Giáo Dân.
• Thuyết Trình: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn
• Tham Luận: Lm. Nguyễn Khắc Hỷ, Giáo sư Đại Chủng viện
• Ban Thư Ký: Cộng Đoàn Đồng Hành CLC

Chừng hơn 1.500 người đã tới tham dự buổi thuyết trình và hội thảo với ĐHY Phạm Minh Mẫn tại Nhà thờ hầm dưới Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Hoa Kỳ, nơi có Nhà nguyện Đức Mẹ La Vang ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Trước khi bắt đầu cuộc thuyết trình của ĐHY Phạm Minh Mẫn và cuộc thảo luận, LM Nguyễn Đức Vượng, trưởng ban tổ chức đã giới thiệu về thành phẫn chủ tọa đoàn và điều hợp viên.

Sau đó Cha Nghị giới thiệu ĐHY Tổng Giáo Phận Saigòn và cho biết Đức Hồng Y vừa từ Pháp đến Hoa Kỳ. Tại Pháp ĐHY cùng với 2 vị Tổng giám mục Huế và Hà Nội tham dự lễ mửng 350 năm thành lập Hội Thừa Sai Paris với mục đích truyền giáo cho Việt Nam. Cũng chính Hội Thừa Sai Balê đã lại mở cửa đón tiếp từng mấy trăm linh mục Việt Nam sang tu nghiệp tử 20 năm qua, vì sự cố này mà nhiều người cũng đã đặt câu hỏi tại sao trong chuyến Phái đoàn Tòa Thánh thăm Việt Nam các Tổng giám mục lại đi vắng hết. LM Nghị đã giải đáp cho thắc mắc nêu trên.

Sau đó Cha Nghị cũng xin phép được uyển chuyển trong tiến trình bài nói truyện hôm nay vì có những "điểm nóng" mà nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Do đó Ngài xin Đức Hồng Y trình bầy sơ qua về hiện tình và viễn tượng Giáo dục của Giáo hội Công giáo trong xã hội Việt Nam có tiến triển ra sao. Sau đi trình bầy về đề tài giáo dục Kitô giáo.

Cha cũng đề nghị là mỗi vị trong ban chủ tọa sẽ trả lời chia sẻ bằng kinh nghiệm cuộc sống qua những gì mà thính giả có thể đặt vấn nạn.

Cha Nghị đề nghị thính giả sau khi nghe ĐHY trình bầy sẽ viết xuống câu hỏi của mình và Cha sẽ chọn những câu hỏi có tính cách soi sáng cho lợi ích chung để hỏi Đức hồng y và Ban chủ tọa.

80620DHYdan.jpg

Ai cũng vui mừng chào đón và muốn đứng bên cạnh ĐHY

Trước hết Đức Hồng Y nói về tình hình giáo dục nói chung tại Việt Nam với những khó khăn và những tệ đoan mà xã hội và Giáo hội đang phải đương đầu.

Giáo hội đã chính thức xin chính quyền để mong muốn góp phần vào cong cuộc giáo dục con người nhất là giới trẻ hôm nay.

Nền giáo dục mà Giáo hội mong mỏi là giáo dục dữa trên nhân bản và dựa trên sứ điễp tình yêu của chính Thiên Chúa.

Đó cũng là nền văn minh sự sống và văn minh tình thương.

ĐHY cho biết bối cảnh tình trạng gia đình ở xã hội Việt Nam hiện nay, giới trẻ lập gia đình rồi thống kê cho biết có tới 50% ly dị chính chức, đó là chưa kể những cuộc ly dị không đăng kí...

Như vậy Giáo hội cần phải dấn thân mang sứ điệp yêu thương hòa giải đến với mọi người, nhất là những người cần đến.

ĐHY đại khái nói rằng, hiện trong xã hội có những áp lực đề nặng làm cho tiến tình "bao dung, tha thứ, cảm thông" của sứ điệp Kitô giáo bị mất mút giữa những đả kích, hận thù, tư kiến đôi khi làm phai mời và có khi tệ hại hơn còn bị cắt nghĩa nghịch chiều... Ngài đưa ra thí dụ về tại Việt Nam trước đây có nuôi gà công nghệ, nên chúng phải chen chúc chật chội, nên chúng chỉ biết có mổ nhau và đấm đá nhau thôi...

Do vậy giáo dục Kitô giáo là giáo dục của yêu thương, tha thứ và được vậy đôi khi phải như Chúa Giêsu cũng phải chịu đóng đanh vì lý tưởng và niềm tin của mình.

Sau bài thuyết trình đến phần câu hỏi.

80620DHYMan1.jpg

Có rất nhiều câu hỏi trong cuộc thảo luận, nhưng ở lại đây chúng tôi xin ghi lại một câu hỏi mà khi LM Trần Công Nghị đặt câu hỏi với Đức Hồng Y, cũng nói rằng nhiều người đang mong chờ và muốn tìm hiểu, đó là trong những tuần lễ vừa qua, với tư cách là hồng y là giáo chủ của một Giáo hội địa phương, nên bất cứ những gì mà ĐHY nói lên đều có những tác dụng rất lớn, và ngay đôi khi ý tưởng chính mujốn nói ra để mang lại sự hòa giải yêu thương, có khi là là cơ hội để gây thêm bất hòa và tranh chấp hận thù thêm. Vậy trước sự kiện vừa được nêu ra, xin Đức Hồng Y "giải mã" và cho biết tâm tình và ý tưởng của ĐHY ra sao.

ĐHY đã thẳng thắn trả lời... và được toàn thể giáo dân tham dự nồng nhiệt tán thưởng.

Tuy nhiên, khi trình bày lại lời ĐHY trả lời ra sao, chúng tôi xin khất qúi độc giả trong một vài ngày để hoàn thành phần trả lời nguyên văn của chính ĐHY, sợ rằng viết xuống ở đây "sai một li, đi một dặm" lại trở thành đề tài "nóng bóng" thì tất cả chúng ta đều không ai muốn.

Xin độc giả cố gắng đợi chờ khi xong phần ghi âm chúng tôi sẽ công khai cho mọi người được biết.

Tham luận về Giáo Dục Kitô Giáo

Đây là bài thuyết trình nguyên gốc của ĐHY đã viết trước, tuy nhiên trong cuộc Hội Thảo đã không trình bày theo bài viết sẵn mà là nói buông và theo những đề nghị của phối trí viên đề nghị. Tuy nhiên chúng tôi đăng toàn bộ bài viết của ĐHY để mọi người tham luận như sau

I. Định hướng giáo dục Kitô giáo

Thiên Chúa là Tình Yêu và tạo thành con người theo hình ảnh của Người là Tình Yêu. Do đó định hướng căn bản của giáo dục Kitô giáo trong gia đình, trong cộng đồng giáo hội và xã hội là tạo khả năng và thuận lợi cho con người thể hiện hình ảnh Thiên Chúa là Tình Yêu.

II. Sức mạnh đổi mới trong giáo dục Kitô giáo

Khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, bí tích Thêm Sức, và khi cầu nguyện trong cuộc sống, người tín hữu không ngừng đón nhận Chúa Thánh Thần là nguồn lực tình yêu. Đó là sức mạnh dẫn dắt và thúc đẩy con người đổi mới lòng dạ và bản thân mình, là sức mạnh hỗ trợ mọi người quyết cùng nhau giúp cho thế hệ hậu sinh thể hiện căn tính của mình là tình yêu.

III. Thực hành giáo dục Kitô giáo

80619benme.jpg

Kỉ niệm với Mẹ La Vang DC

Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Khi đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã tỏ ra là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa, về con người, là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực.

Khi dạy "Kinh Lạy Cha", Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua Kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong trời đất và trong thiên hạ, trong gia đình và trong cộng đồng nhân loại.

IV. "Kinh Lạy Cha": chỉ nam thực hành giáo dục Kitô giáo

1. "Lạy Cha chúng con, Cha là Đấng ngự trên trời..." Lời kêu cầu cũng là lời tuyên tín: Cha là gốc của con người, là Đấng tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu, và mọi người là con một Cha, là anh em một nhà (Tứ hải giai huynh đệ). Lời tuyên tín trên mở ra ba ý nguyện và ba lời cầu.

2. Ba ý nguyện tạo ý thức cho mọi người bày tỏ với Cha trên trời quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong xã hội, nhằm thể hiện hình ảnh của Cha là Tình Yêu.

2.1 "Nguyện danh Cha cả sáng..." Quyết tâm làm cho danh Cha là Tình Yêu toả sáng trong mọi gia đình và cộng đồng nhân loại, đòi hỏi mọi người phải quan tâm cùng thể hiện lòng yêu thương qua mọi thăng trầm của cuộc đời.

2.2 "Nguyện Nước Cha trị đến..." Cha đã thương gởi Ngôi Con Giêsu là hiện thân của Tình Yêu đến sống giữa loài người, để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu vô biên vô tận. Đạo làm con và làm người là góp phần xây dựng Nước Tình Yêu của Cha trên trời. Góp phần qua nỗ lực bước theo Đường Giêsu đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lặng nhục, đem hoà hợp vào nơi bất đồng và chia rẽ, đem chân lý vào nơi gian dối, đem đạo lý vào chốn áp bức bất công..., với niềm hy vọng cùng nhau xây dựng gia đình an bình, đất nước thịnh vượng.

2.3 "Nguyện ý Cha thể hiện ở mọi nơi và mọi thời..." Cha đã thương ban Chúa Thánh Thần là nguồn lực tình yêu tạo khả năng cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời thi hành ý Cha là mến Cha và yêu thương nhau. Mến tin Cha có nghĩa là trong mọi tình huống trung thành tuân hành ý Cha là Đấng tạo thành và giàu lòng xót thương. Yêu thương nhau có nghĩa là hiếu thảo với ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục, chung thủy với nhau theo giao ước tình yêu, từ bi bao dung đối với mọi người là anh em một nhà.

3. Ba lời cầu tạo ý thức về những điều bản thân thiếu thốn, đồng thời cũng tạo tâm an tĩnh và khiêm tốn mở ra đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn mạch mọi ơn lành trên trời dưới đất.

3.1 "Xin Cha ban lương thực hàng ngày..." Kỳ thực Cha đã trao cho con người nhiệm vụ quản lý vũ trụ vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại. Tình trạng nghèo đói trong thế giới hôm nay nhắc nhở giới hữu trách thực hiện việc quản lý không những bằng khối óc với những kiến thức khoa học kỹ thuật, song còn bằng cả con tim với đạo làm người trong trời đất. Đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người: - Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, - Lời của Cha nơi Chúa Giêsu Thánh Thể là Lời ban sức sống mới và sự hiệp nhất trong gia đình và xã hội. Tuân hành ý Chúa và thi hành Lời Người dạy là con đường dẫn cộng đồng nhân loại đi đến sự sống dồi dào.

3.2 "Xin Cha thương ban lòng từ bi bao dung tha thứ..." Đây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng từ bi bao dung. Để có khả năng sống từ bi bao dung, con người cần ý thức mở rộng tấm lòng đón nhận Đức Giêsu là Vua Tình Yêu, đón nhận Lời của Ngài là Lời yêu thương, đón nhận Thập giá của Ngài là Đường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ.

3.3 "Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ…" Lời cầu nầy gây ý thức và nhắc nhở mọi người liên kết với nhau trong tình huynh đệ quảng đại tương thân tương trợ, chung sức giúp nhau vượt qua tình trạng nghèo đói và bệnh dịch, xoá dần những tiêu cực và tệ nạn xã hội phát sinh từ lòng tham sân si cũng như từ tình trạng bần cùng, khắc phục nguyên nhân gây tai nạn và hậu quả thiên tai xảy ra trong đất nước ngày nay (lá lành đùm lá rách).

Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho người người và nhà nhà nỗ lực sống như vậy.

V. Giáo dục còn là quan tâm giúp nhau phát huy đạo làm người trong xã hội

80620hiepsi.jpg

Nhiều bậc tiền nhân đã có nhiều nỗ lực phát huy đạo làm người, và đã xây dựng những nhân cách khá hoàn chỉnh, góp phần phát triển đất nước và con người, phát triển nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong thế giới hôm nay. Họ để lại cho hậu thế một kho tàng nghệ thuật đối nhân xử thế, nhiều bí quyết ứng xử đắc nhân tâm giúp họ thành đạt trong sự nghiệp (xem loại sách học làm người, như Đắc nhân tâm của Dale Carnegie...).

Kỳ thực, đây là những kinh nghiệm thực tiễn về những cách thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng con người, về những cách thể hiện lòng từ bi bao dung đối với các đồng nghiệp, đối với mọi đối tượng mình phục vụ, nói khác đi là những cách thể hiện căn tính con người là tình yêu.

1. Trong gia đình, hãy chỉ bảo nhau; trong công sở, công ty, xí nghiệp, hãy quan tâm nhắc nhở nhau luyện thuật đối nhân xử thế, giúp nhau trở nên người đắc nhân tâm:

1.1 Trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh xã hội chuyển biến, đổi thay, hãy mở rộng tầm nhìn, để có những suy nghĩ mới, những sáng kiến mới;
1.2 Hãy ứng xử thân thiện với mọi người, cả lúc bất đồng và tranh cãi;
1.3 Hãy mở đường cho người khác đi đến đồng cảm và đồng thuận;
1.4 Trong mọi việc, hãy tạo tương giao chân thành, lành mạnh và xây dựng với mọi người quanh cận;
1.5 Hãy khơi dậy sự hứng khởi cho các đồng sự thi hành trách nhiệm;
1.6 Hãy trở nên trợ lực cho các đồng sự hoàn thành nhiệm vụ;
1.7 Hãy tạo bầu khí hài hoà cho mọi người cảm thấy an lòng trong nhiệm vụ.

2. Các bạn trẻ đang giữ vai trò lãnh đạo và quản trị trong xã hội ngày nay, ngoài việc tiếp thu kiến thức khoa học và chuyên môn, hãy nhắc nhở và giúp nhau thực hành những bí quyết giúp bạn thành đạt trong sự nghiệp:
2.1 Hãy luôn khởi đầu bằng lời khích lệ chân thành;
2.2 Tưởng thưởng những thành quả, nhẹ nhàng lưu ý những sai sót;
2.3 Khi cần đề cập đến những khiếm khuyết của các cộng sự, trước tiên hãy nói về những giới hạn của bản thân;
2.4 Hãy đặt ra những câu hỏi mở đường cho các cộng sự tự nguyện đảm nhận trách nhiệm, tránh áp đặt và truyền lệnh suông;
2.5 Hãy tránh làm mất mặt các cộng sự;
2.6 Khi thấy có tiến bộ, hãy có lời khen chân thành;
2.7 Hãy tạo ra tiếng tốt thúc đẩy các cộng sự cố gắng sống tốt hơn;
2.8 Hãy khuyến khích mọi người đổi mới và tạo cho họ cảm giác sửa sai là điều dễ thực hiện;
2.9 Hãy tạo bầu khí phấn khởi khi các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.

Thay Lời Kết

+ Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục

Tóm lược nội dung phần câu hỏi với Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy:

Giáo dục Kitô giáo đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại, nhất là góp phần xây dựng văn hoá Âu Châu. Ngày nay tại Hoa Kỳ, giáo dục Kitô giáo, đặc biệt là giáo dục Công giáo, tiếp tục phát huy những ưu điếm cúa cơ hội tự do, dân chủ kết hợp với môi trường học hỏi kỹ thuật cao, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đem lại kết quả khả quan hơn.

Tuy nhiên, giáo dục Công giáo không chỉ thuần tuý là giáo dục nhân bản và khoa học. Vì thế, trước những thách thức hiện đại của chủ nghĩa tục hoá và tương đối hoá, thử thách tách biệt đức tin khỏi sinh hoạt xã hội, giáo dục Công giáo cần phải

(1) khẳng định lại căn tính Công giáo của mình
(2) là sứ giả truyền bá Tin mừng Kitô giáo,
(3) và trung thành với Giáo hội Công giáo.

Duy Kiếm

URL: http://danchuausa.net/duc-me/1500-giao-dan-tham-du-cuoc-hoi-thao-giao-duc-kito-giao-day-khoi-sac-voi-dhy-pham-minh-man/