Trích từ Dân Chúa

Thứ Sáu Tuần Thánh Chúa chịu nạn

Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 52: 13-53: 12; Tvịnh 30; Do Thái 4: 14-16, 5: 7-9; Gioan 18: 1-19, 42

Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe bài Thương Khó của thánh Luca. Hôm nay là bài Thương Khó của thánh Gioan. Trong bốn sách Phúc âm, các bài Thương Khó rất giống nhau vì bài Thương Khó là bài chính của lời Chúa trong tin mừng. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt nhau. Mỗi tác giả Phúc âm trình bày quan niệm độc đáo trong cách nhìn của của mình về ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu và ý nghĩa của bài đó cho chúng ta.

Hôm nay trong Phúc âm thánh Gioan, chúng ta nghe một quan niệm khác về sự thương khó và vai trò của Chúa Giêsu trong đó. Trong suốt bài Thương Khó của thánh Gioan, Chúa Giêsu không phải là nạn nhân chịu đau khổ. Nhưng, Ngài là một vị vua chúa. Thí dụ: đáng lẽ Chúa Giêsu bị xét xử, thì thánh Gioan lại trình bày Ngài hoàn toàn kiểm soát mọi sự. Thật ra, hình như tất cả những người khác trong câu chuyện đều bị xét xử: ông Philatô, những người theo Chúa, các lãnh đạo tôn giáo và dân chúng. Bắt đầu từ khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn cây dầu cho đến khi Ngài chết, Chúa Giêsu tỏ ra rất bình tĩnh, và với tư cách vâng phục. Chúng ta nên để ý bao nhiêu thánh Gioan mô tả Ngài bằng từ ngử vua chúa, ngay cả khi Ngài bị nhục mạ bới binh lính và Philatô.

Chúng ta có thể miêu tả cây thập giá của Chúa Giêsu không còn là một dụng cụ để xử tội, nhưng trở nên như là mội ngai vua. Nên từ cây thập tự của mình, Chúa Giêsu điều khiển việc săn sóc Mẹ Ngài, và lên tiếng "Thế là đã hoàn tất". Chúa Giêsu xác định thời điểm chết của Ngài, và rốt cùng Ngài chiến thắng từ trên cấy thánh giá của Ngài. Trong Phúc âm thánh Gioan cái chết của Chúa Giêsu là một cái chết "vinh quang". Không có cách nào lột tả được sự can đảm tột bực của Chúa Giêsu, và Ngài đã hoàn tất một sứ mệnh vô cùng khó khăn. Sự chết của Chúa Giếsu là một cái chết hoàn toàn khác biệt. Thiên Chúa đã hoàn tất một việc lớn lao qua Chúa Giêsu. Một việc mà chúng ta không thể bắt chước được. Từ trên cây thánh giá chúng ta được giải thoát khỏi sức mạnh của tội lỗi trên chúng ta và sự chết đã bị đánh bại.

Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng chúng ta là những người thừa hưởng ân huệ của việc Thiên Chúa đang làm. Chúng ta giống như người thừa kế vào giờ phút vinh quang của Chúa Giêsu trên cây thánh giá. Chúng ta thử nghĩ chúng ta đang là “người làm gì đó”. Nhưng, ở không phải ở đây. Thánh Gioan không đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm về sự đau đớn của Chúa Giêsu, và bắt chước sự đau khổ đó của Ngài. Trên thực tế, điều này không hề xảy ra và hoàn toàn bị thiếu trong câu chuyện. Và cũng không có sự nhấn mạnh về cảm giác tội lỗi của loài người hay nói về lòng ăn năn sám hối. Mặc dù thánh Phêrô chối Chúa ba lần và các môn đệ khác (ngoại trừ ba người phụ nữ đứng dưới chân cây thánh giá) bỏ Ngài chạy mất. Chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để thánh Gioan nói rỏ về những đau đớn đó của Chúa Giêsu. (ông Mel Gibson tỏ rõ điều đó trong cuốn phim ông ta làm "Sự Thương Khó của Chúa Giếsu") Nhưng thánh Gioan không viết gì để làm chúng ta cảm nhận được Chúa Kitô trong sự thương khó của Ngài. Trái lại, Thánh Gioan viết bài Thương Khó là để hướng dẫn tín hữu cùng thốt lên lời than khóc như ông Tôma, người môn đệ hay nghi ngờ, khi ông ta gặp Chúa Giêsu sống lại, ông ta nói "Lạy Chúa là Chúa Trời tôi".

Cảnh xét xử trước tổng trấn Philatô là điểm chính trong bài Thương Khó của Phúc âm thánh Gioan. Trong đó chú trọng đến Cung cách là Vua của Chúa Giêsu, Đối với người La-Mã, bất cứ ai tuyên bố mình là Vua sẽ bị xem như là người chống đối, có ý định tranh chấp quyền hành với vua Xêda. Philatô gởi Chúa Giêsu cho các lãnh đạo tôn giáo và dân chúng khi họ thách thức Philatô khi ông muốn tha Chúa Giê su. Họ nói: "Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xêda". Nhưng, Chúa Giêsu là Vua, và dường như không có điều gì xãy ra nếu Ngài không cho phép. Người vô tội nhận lãnh tội lỗi của chúng ta, và Ngài sẵn sàng chấp nhận việc đó mà không ai ép buộc cả. Ngài sẽ chịu đau khổ thay cho chúng ta, và hậu quả là chúng ta sẽ là những người lảnh phần thừa kế, và được hưởng một đời sống mới.

Chúng ta không thể tách riêng ngày hôm nay với nghi thức phụng vụ mà chúng ta cử hành trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh hay ngày chúng ta mừng Lễ Phục Sinh. Ba ngày này là một Bộ Lễ. Không thể có việc suy ngẫm về sự Thương Khó ngoài bối cảnh Phục Sinh. Chúng ta không mừng ba ngày riêng biệt như việc theo thứ tự các sự kiện có trình tự thời gian đã xãy ra trong quá khứ. Mặc dù mỗi ngày đều có một tính cách phụng vụ đăc biệt, nhưng không thể tách rời ngày đó ra khỏi ngày khác. Người giảng thuyết ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không nên khơi dậy tính xúc cảm của giáo dân, hay gây lòng sám hôi về những tội lỗi “chúng ta đã làm cho Chúa Giêsu”. Thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu hoàn toàn biết rõ và điều khiển mọi sự. Ngài sẵn sàng chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Bởi thế, chúng ta không đau buồn về cái chết của Ngài. Hôm nay, trong màu tím ảm đạm, đã gợi cho chúng ta niềm vui về những việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta hưởng nhờ qua Chúa Giêsu.

Cây thánh giá không trở nên là một việc bất ngờ cho chúng ta, những người chăm chỉ theo Phúc âm thánh Gioan cho đến giờ này. Thánh Gioan nói Ngôi Lời Nhập Thế làm người. Trong Chúa Giêsu chúng ta thấy được sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. Nhưng, bóng tối âm u không chịu được Đấng tạo thành Ánh Sáng, và bởi thế ma lực của quỷ dử cố gắng sớm đè bẹp ánh sáng. Trong khi Thiên Chúa hiện diện qua những điều Chúa Giêsu nói và làm, thì cây thánh giá thể hiện sự mặc khải hoàn toàn đó. Vì nhìn lên cây thánh giá chúng ta được nghe điều gì thánh Gioan đã viết trước: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một ..." (Gs 3:16).

Hôm nay cây thánh giá thành toàn khối tình yêu thương của Thiên Chúa cho loài người tội lỗi. Khi Chúa Giêsu chịu chết máu và nước chảy ra bên cạnh sườn Ngài. Ngài sẽ "phó thác Ngài cho Thần Khí Chúa", và Giáo hội được ra đời từ đó. Chúng ta tham dự nghi thức tưởng niệm Thứ Sáu Tuần Thánh để mong đợi phần kết của câu chuyện được nói lên trong ngày Phục Sinh, khi Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ và thổi hơi Thần Khí Ngài trên các ông ban năng lực cho các ông tiếp tục công việc của Ngài để mạc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho thế gian.

Chúng ta sẽ tôn kính hôn chân thập giá hôm nay. Để nhắc lại sự hy sinh của Chúa Giêsu và cũng là biểu hiệu sự vinh quang của Ngài chiến thắng sự chết – chính là sự Phục Sinh của Ngài. Điều gì Chúa Giêsu đã hoàn tất trên cây thánh giá được thể hiện cho chúng ta trong khi chúng ta nghe bài Thương Khó đọc lên. Hôm nay chúng ta chăm chú lắng nghe, trung thành lãnh nhận câu chuyện và để câu chuyện tiếp tục triễn khai ơn cứu chuộc trong chúng ta. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta, Giáo hội, sẽ sống đời sống hy sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ hy sinh chúng ta cho những ai cần đến sự giúp đỡ của chúng ta để chống đối sự bất công và tội lỗi dưới bất kỳ chiêu bài nào mà họ thực hiện cho chúng ta - như Chúa Giêsu đã làm.

Hôm nay, cây thánh giá đưa lên cao và đi vào nhà thờ cho chúng ta thờ lạy, liên kết chúng ta với nhau trong cộng đoàn. Chúng ta nâng đỡ và đứng bên cạnh những người đau khổ, hay đang chịu nhiều hy sinh để sống đời sống trung thành của người Kitô hữu. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang bị thứ thách, ngay cả bị giết vì đức tin. Nhân danh cây thánh giá, chúng ta, các Ky-Tô hữu, hy sinh đời sống chúng ta để phục vụ người khác với tình yêu thương. Mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá và vẻ dấu thánh giá trên mình chúng ta, chúng ta được nhắc nhở là chúng ta sống dưới dấu thánh giá. Cũng như các phụ nữ đứng dưới chân cây thánh giá trong lúc Chúa Giêsu hấp hối, thì chúng ta cũng tỉnh thức với những ai đang buồn phiền đau khổ và hấp hối. Dấu thánh giá cũng nhắc chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu là Ngài không xa lạ gì với sự đau khổ và mất mác của chúng ta. Ngôn sứ Isaia giúp chúng ta thấy phần việc Chúa Giêsu qua việc người Tôi Tớ Đau Khổ thực hiện cho chúng ta: "Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta. đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta".

Chúa Kitô đã lãnh nhận trên cây thánh giá những yếu đuối, những lúc hấp hối của chúng ta, những cử chỉ bạo tực, bất công, hèn hạ và cả sự chết và nổi sợ sệt về cái chết của chúng ta. Thật là một sự kỳ lạ, là với cây thánh giá qua sự chết chúng ta được lãnh nhận sự sống. Bởi thế hôm nay chúng ta tôn kính cây thánh giá trước mắt chúng ta, và chúng ta làm dấu thánh giá trên chúng ta, để lập lại đức tin của chúng ta vào sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn tiến trong đời sống chúng ta trong khi nghe câu chuyện về sự cứu chuộc trong Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//thu-sau-tuan-thanh-chua-chiu-nan/