Trích từ Dân Chúa

Thứ Năm Tuần Thánh -C

Lm Jude Siciliano, OP

Xuất hành 12: 1-8, 11-14; Tvịnh 115; 1Cor. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

Cuộc sống của Chúa Giêsu đang đến lúc gặp nhiều khó khăn. Đêm nay Ngài sẽ bị bắt, và ngày sau sẽ bị giết. Chúa Giêsu biết những giờ phút cuối cùng của Ngài đã gần kề. Những dấu chỉ thù hằng của những thế lực về tôn giáo cũng như về chính trị ngày càng lộ rõ thững thái độ chống đối Ngài. Thế nên, Ngài có thể lựa chọn thái độ gì trước những mối đe dọa mà Ngài sẽ hứng chịu? Ngài có thể trốn chạy xa để giữ gìn sự sống của Ngài rồi lên kế hoạch trở lại sau khi mọi sự đã dịu xuống. Tôi tự hỏi, trong khi Ngài nhìn các môn đệ ngồi chung quanh bàn ăn với Ngài, Ngài đã sa chước cám dỗ và tự hỏi, liệu có phải tất cả mọi sự Ngài làm đều trở nên vô hiệu sao? có xứng đáng cho sự hy sinh của Ngài hay không? Nếu Ngài định ở lại, như phúc âm thánh Gioan nói là Ngài sẽ ở lại, thì việc cuối cùng nào có thể giúp các môn đệ thay đổi đời sống họ? Sự sống hy sinh của Ngài, hoàn toàn đầu tư cho sức sống của họ đó là cách thể hiện cho họ biết là Thiên Chúa yêu thương họ ngần nào. Sự hy sinh đó sẽ tuôn đổ đến ngày hôm sau. Nhưng, trong đêm nay, Ngài ăn bửa tiệc cuối cùng với họ, Ngài có thể làm gì để họ hiểu thật sự ý nghĩa đời sống của Ngài, và tất cả trách nhiệm của họ là trở nên môn đệ của Ngài?

Nơi bàn tiệc, đêm trước khi Chúa Giêsu chịu chết, Ngài làm một việc có ý nghĩa tóm tăt đời sống của Ngài. Ngài làm việc của người tôi tớ thấp hèn hay như công việc của người nô lệ thường làm trong một gia đình. Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Ngài muốn cho các ông biết rõ ràng: Ngài không đến để nắm giữ một quyền lực trong thế gian, nhưng là để phục vụ và hy sinh đời sống Ngài cho tất cả.

Trong một nghi thức mạnh dạng Chúa Giêsu tóm tắt mục đích đời sống của Ngài cho các môn đệ. Trong khi các ông cùng đi theo Ngài rao giảng, họ đã trông thấy cách Ngài tỏ tình thương yêu người khác như là anh chị em của Ngài: những người đau ốm, nghèo nàn, ốm yếu và sống bên lề xã hội. Nếu các ông thấu hiểu thật sự những việc Ngài làm trong suốt những năm Ngài thi hành sứ vụ thì họ không ngạc nhiên như ông Phêrô nói về việc Ngài rứa chân cho ông ta. Thật ra thì không cách này hay cách khác, Chúa Giêsu vẫn luôn luôn cuối xuống rửa chân cho người khác.

Cử chỉ khiêm nhường, rửa chân cho các môn đệ, Ngài đã dạy chúng ta cách sống đời Kitô hữu như thế nào. Ngài hỏi các môn đệ và cũng sẽ hỏi chúng ta: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?". Còn chúng ta, chúng ta có hiểu không?

Trong Bí tích Thánh Thể này, chúng ta có thể cám ơn những người Kitô hữu đang sống tỏa ánh quang, do đời sống của họ đã được tác động bởi mẫu gương của Chúa Giêsu. Họ đã trở nên như "cái chậu nước và khăn lau" trong việc rửa chân. Tôi nhớ ngay những tên như Mẹ Têrêsa, Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero và bà Dorothy Day. Và tôi cũng có bức hình về Đức Thánh Cha Phanxicô quỳ xuống rửa chân cho một em trai thiếu niên rồi hun chân em đó sau khi rửa tại trung tâm giáo dưỡng cho thanh thiếu niên ở Roma. Ngồi bên cạnh em đó là một em gài đang xem việc Đức Thánh Cha làm. Cô ta lấy tay che miệng lại một cách rất ngạc nhiên về việc Đức Thánh Cha làm.

Nghi thức rửa chân trong phụng vụ không phải chỉ dành cho những Kitô hữu nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng không phải là sự kiện hiếm thấy hoặc gây sửng sốt trong xã hội. Khi chúng ta đến tham dự bàn tiệc thánh tối nay, đều được Chúa mời gọi hãy làm như Ngài trong đời sống của mình.

Do vậy, việc rửa chân không phải là chuyện hiếm gặp, không chỉ dành riêng cho một số Kitô hữu nổi bật. Chúng ta có thấy nó đang diễn ra chung quanh ta không?: Một người cha dành nhiều thì giờ để dạy dỗ con cái, chăm sóc cho con bị bệnh tự kỷ. Thành viên của hội Thánh Vincent de Paul trong giáo xứ của chúng ta dành nhiều thời gian rảnh rổi đi xin thức ăn và áo quần rồi đem đến tặng cho người nghèo; những nhân viên trong các nhà dưỡng lão ngồi bên cạnh giường người hấp hối; các giáo viên dành giờ nghỉ để dạy phụ đạo cho các học sinh yếu kém v.v... Có biết bao nhiêu ví dụ của những người đã thấu hiểu cử chỉ gương mẫu của Chúa Giêsu trong đời sống Ngài, và họ trở nên mẫu gương phục vụ người nghèo, người ốm đau, người hấp hôi, trẻ con, người già, người trong lao tù, người di cư v.v... Trong cuộc sống Chúa Giêsu luôn muốn giúp những người thiếu thốn và đau khổ, những người mất hết hy vọng. Điều đó trở nên như tấm gương và bài học của Ngài dạy các môn đệ trong bửa tiệc ly nên làm như vậy nếu họ muốn theo Ngài.

"Việc rửa chân" có thể mệt mỏi và chán nản. Đó là một cử chỉ khiêm nhượng mà không phải lúc nào cũng mang lại thành quả đáng hài lòng cả. Điều gì khiến chúng ta làm việc đó mặc dù thành quả có dấu hiệu là không đạt? Trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần nhờ Thiên Chúa là nguồn gốc mời gọi chúng ta. Qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, Thần Khí Thiên Chúa ban năng lực cho chúng ta "cứ vững tâm hành động".

Đêm nay chung quanh bàn thờ chúng ta nhớ và mừng việc Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Bánh và rượu chúng ta chia sẻ với nhau để chúng ta cảm nhận được thánh ân tràn đầy để cảm tạ Thiên Chúa chúng ta. Trước hết, như các môn đệ, chúng ta có thể không hiểu, hay hoàn toàn chấp nhận mẫu gương của Chúa Giêsu nêu lên cho chúng ta. Nhưng, vì chúng ta tiếp tục cùng nhau thực hành phụng vụ, để mừng và nhớ lại toàn diện đời sống Chúa Giêsu và tin mừng Ngài đem đến thì việc đó sẽ từ từ tỏ sáng ra cho chúng ta.

Thánh Phêrô và những môn đệ gần gũi nhất với Chúa Giêsu có thể đã muốn làm việc đúng - là can đảm sát cánh với Ngài. Nhưng họ đã không làm được. Tự họ do không đủ can đảm và đủ năng lực. Vậy chúng ta có thể làm tốt hơn hơn các tông đồ không? Tự chúng ta thì không. Nhưng trong đêm nay, và mỗi khi chúng ta đến bàn thờ Chúa, chúng ta được thêm can đảm do bởi Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu làm lại cho chúng ta một lần nữa vì chúng ta là những môn đệ yếu đuối và sợ sệt. Ngài cho chúng thêm sức mạnh để chiến thắng sự sợ sệt, sự do dự, sự kỳ thị, sự yếu hèn và tội lỗi đó của chúng ta để chúng ta có thể hoàn toàn lãnh trách nhiệm rửa chân cho những anh em bé mọn nhất của chúng ta. Trong bánh thánh hóa thân của thân xác Chúa Giêsu, và máu thánh của Ngài trong ly rượu, Chúa Giêsu ban cho chúng ta toàn thể thân Ngài.

Khi Chúa Giêsu cầm bánh và đưa ly rượu lên, Ngài làm phép và chia cho các môn đệ với lời dạy "Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy". Trong câu chuyện về bửa tiệc ly, Thánh Gioan lại mở thêm trí tưởng tượng của chúng ta về Chúa Giêsu và các môn đệ để giúp chúng ta hiểu "việc này" là gì. Vậy chúng ta làm việc gì để nhớ đến Chúa Giêsu? Chắc chắn là chúng ta họp nhau để cùng chia sẻ tiệc Thánh Thể Chúa Giêsu để lại cho chúng ta. Nhưng, trong bửa tiệc "việc này" còn có ý nghĩa là hãy chú ý lắng nghe lời Chúa Giêsu và làm việc Ngài đã dạy chúng ta.

Chung quanh bàn thánh là những người yếu đuối, rã rời, trong đó có người sẽ giao nộp Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta như những phàm nhân yếu đuối. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta cùng nhau liên kết với Chúa Kitô và với nhau. Chúng ta cũng nhớ là Thiên Chúa không xa lạ gì với nỗi đau khổ của sự phản bội. Nhưng, tội lỗi, sự yếu đuối, và sự phản bội không có lời nói cuối cùng vì chúng ta tin và hy vọng vào sự sống lại. Cho đến lúc đó, nhờ bánh và rượu được cộng đoàn nâng đỡ và thêm sức mạnh cho các môn đệ của "chậu nước và khăn lau".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//thu-nam-tuan-thanh-c/