Trích từ Dân Chúa

Thánh Gia Thất năm A

Lm Jude Siciliano, OP

Huấn ca 3:2-7,12-14;; T.vịnh 127; Côlôxê 3: 12-21; Mátthêu 2: 13-15,19-23

Chúng ta vẫn có máng cỏ được trang hoàng đẹp mắt trong nhà thờ và dưới cây thông Giáng Sinh trong nhà chúng ta. Đó là hình ảnh thân thương thích hợp với các bài ca lễ Giáng Sinh mà mọi người ưa thích "Đêm thánh vô cùng" ..."Trong giây phút yên bình tràn đầy ánh sáng" phải không? Hôm nay bài Phúc âm nói đến những gì chưa "yên lành và tươi sáng" cho Thánh Gia. Những điều Thánh Gia đang trãi qua rất đáng ưu tư do đang ở trong tình trạng đầy rối rắm, với nổi lo sợ và sự hối hả.

Thánh Mátthêu cho chúng ta thấy khung cảnh từ hang đá, nơi Chúa Giêsu sinh ra, và chuyến viếng thăm của các nhà chiêm tinh và tiếp theo sau đó nhanh chóng chuyển đến cảnh ngày hôm nay - cha mẹ phải chạy trốn để che chở cho người Con của họ. Bài Phúc âm hôm nay nói bằng lời văn mạnh mẽ mô tả sự nguy hiểm mà người Con sẽ phải chịu, Điều này nói lên những mối đe dọa trong tương lai của đời sống đứa bé sẽ phải gặp từ lúc nhỏ cho đến lúc trưởng thành.

Thật là một quyết định được thực hiện một cách dứt khoát của cha mẹ Chúa Giêsu nhằm giữ người Con thoát khỏi tay của vua Herode. Hãy tưởng tượng sự khó khăn nguy hiểm xảy đến cho gia đình đơn sơ này là phải rời xa bà con, quê hương, để đưa em bé đến xứ lạ quê người. Nghe có vẻ giống như tình cảnh của những người ở biên giới miền nam Hoa Kỳ trong những ngày nầy phải không? Chúng ta cũng có thể xem hình ảnh của họ trong báo chí, trên truyền hình và trên máy vi tính về những gia đình tương tự trên khắp thế giới: những người chạy trốn nội chiến, thiên tai, áp bức tàn bạo ở quê hương họ. Họ phải chày qua biên giới một cách bất hợp pháp để tìm việc làm nuôi dưởng gia đình họ. Hôm nay, chúng ta có thể nhường một bữa ăn cho người tị nạn và các gia đình di dân vì lòng yêu thương của Thiên Chúa được không? Vì Ngài đang ở ngay giữa những người nghèo và những gia đình bị bỏ rơi như gia đình Chúa Giêsu cần phải sống.

Điều thánh Mátthêu nói rõ trong Phúc âm hôm nay là Thiên Chúa quan tâm hướng dẫn gia đình Chúa Giêsu – Giống như Ngài đã hướng dẫn và che chở cho dân Israel thoát khỏi sự áp bức kềm kẹp khắc khe của các vua ở Ai Cập. Điều này sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên về câu chuyện thời thơ ấu của Chúa Giêsu qua lời văn của Thánh kinh, chính là sự tiếp nối của câu chuyện về tình yêu thương và sự quan tâm của Thiên Chúa cho sự thịnh vượng và viên mãn cho mọi gia đình; nhất là những người đang bị trấn áp sống bé mọn nhất.

Thánh Gia đang thể hiện những gì mà tất cả các gia đình chúng ta tự làm, tự chăm sóc, tự bảo vệ trong yêu thương cho các thành viên trẻ của gia đình trong sự hy vọng vào ơn thánh của Thiên Chúa vì đó là thành phần yếu đuối nhất, dễ bị tổn thương về tâm sinh lý nhiều nhất. Thật đáng tiếc là trong cộng đoàn chúng ta có những người mang những hội chứng về tình cảnh và bị yêu kém về thể lực. Những người bị đau khổ vì gia đình và phải chịu đựng suốt đời. Khái niệm về một gia đình thánh là một chuyện đầy mâu thuẫn của họ. Tôi tự hỏi liệu có giúp lời cầu nguyện nào dể chữa lành, hay hiệp thông trong lời kinh nguyện của giáo dân cho những người như vậy đang cần đến sự giúp đở của Thánh Gia hay không?

Không phải chỉ có những gia đình đang gặp đau khổ làm cho chúng ta để ý đến họ hôm nay. Còn “Những gia đình bình thường” thì sao? Họ cũng có nhiều áp lực trong cuộc sống hằng ngày. Phần đông trong chúng ta phải làm nhiều công việc cùng một lúc. Nhiều thành viên trong những gia đình nghèo phải làm hai việc. Những con trẻ trong nhà cũng bị áp lực trong việc có thành tích học tập cao trong lúc phải luôn tích cực tham gia sinh hoạt ngoại khóa của trường. May ra chỉ có bữa ăn tối mới có thể có mặt tất cả gia đình nhưng thường khi lại là một điều hiếm. Vì thế người giảng lễ nên thận trọng trong cách mô tả một gia đình hiện tại đầm ấm như Thánh Gia. Bức tranh vẽ lên một gia đình hiện tại như Thánh Gia chỉ là gia đình lý tưởng trong thời buổi này. Hãy nhớ ngoại trừ các phó tế vĩnh viển đã kết hôn, và các thầy giảng không có gia đình có chút ít kinh nghiệm tiếp xúc gần gũi về cuộc sống gia đình như thế nào trong những thời gian này mà thôi.

Có rất nhiều áp lực trong nội dung của đời sống gia đình. Thánh Phao lô khuyên những giáo hữu đầu tiên ở thành Côlôsê sẽ là lời khuyên tốt dành cho các thành viên trong gia đình nên đối xử với nhau.

"Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiển thánh và yêu thương. Vì thế anh em hãy có lòng thông cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có diều gì trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau".

Người đọc Kinh Thánh sẽ lưu ý cách thánh Mátthêu mô tả về Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là Đấng gợi nhớ lại lịch sử của dân Ngài, nhất là nhũng sự kiện chính về các vị lãnh đạo Israel và các tổ phụ trước đây như David và ông Môsê. Thánh Mátthêu nhanh chóng lướt sơ qua về vua Herođê trong câu chuyện hôm nay. Vì ông chỉ là vua trên thế gian nên được bỏ sang một bên vì vị vua thực sự của người Do thái đả được sinh ra. Các nhà chiêm tinh đi tìm vị Vua thực của dân Do thái và đã gặp Ngài. Thánh Mátthêu liên hệ Chúa Giêsu với vua David, vì cha mẹ Chúa Giêsu đưa Ngài rời khỏi Bê lem, quê hương của vua chăn chiên của Israel đến Ai Cập và chúng ta được dịp nhắc đến ông Mosê; một đứa bé sơ sinh khi xưa; cũng được che chở khỏi việc tìm giết của vua. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với đời sống Chúa Giêsu. Vì thánh Mátthêu đang viết theo "Chủ đề hoàn tất" trong suốt phúc âm. Chúa Giêsu, Ngài là ai, và điều gì xãy đến cho Ngài là để nhắc người đọc những lời của các ngôn sứ nói về Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã không bỏ quên dân Ngài chọn, Vị Vua mới của họ đã đến.

Sau cùng, vị Vua của người Do thái này đã không được đem ra khỏi Ai Cập trong huy hoàng của vương triều để lên ngôi. Chỉ đơn giản, khi sự nguy hiểm đã qua, gia đình Thánh Gia trở về trong thầm lặng và về sống ở Nadarét, một làng nhỏ không ai để ý đến. Một lần nữa, thánh Máthêu nhắc chúng ta, Chúa Giêsu đã thực hiện lời Kinh Thánh "...để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ Người sẽ được gọi là người Nadarét". Xuyên suốt lời tường thuật của thánh Mátthêu cho thấy rõ qua lời truyện của thần sứ. Thiên Chúa đang bảo vệ vị Vua mới của Israel.

Lúc đầu các tín hữu trong Giáo hội tiên khởi họp nhau trong các ngôi nhà khác nhau để cùng nhau cầu nguyện và cữ hành phụng vụ. Và theo truyền thống; chúng ta gọi đó là "nhà thờ nội vi". Các giám mục Hoa Kỳ trong sách giáo lý gọi là "Chia sẻ ánh sáng đức tin" nhắc chúng ta rằng gia đình Kitô hữu là "Yếu tố cơ bản của cộng đoàn; ở đó đã nuôi dưởng đức tin".

Chắc chắn trong đời sống hằng ngày của Chúa Giêsu phải diễn biến như thế. Chúa Giêsu sinh ra là người Do thái, nuôi dưởng trong một gia đình Do thái. Dựa theo điều chúng ta biết được qua phúc âm, Chúa Giêsu sông trong một gia đình sùng đạo tuân giữ và thực hành theo lề luật của đức tin Do thái. Ở nhà trước hết Chúa Giêsu học Kinh Thánh, và những giá trị nghi lễ tôn giáo theo lề luật. Vì gia đình đó là một gia đình sùng đạo nên thường cầu nguyện chung với nhau. Tôi sinh trưởng gần các gia đình Do thái và thấy rõ đức tin người Do thái là ngoài việc theo lề luật ở đền thờ địa phương thì "gia đình là nơi sống tôn giáo". Có lể vì thế mà họ có thể tồn tại qua suốt bao thế kỷ bị bách hại. Khi họ không được cử hành phụng vụ ở ngoài, họ vẫn có thể cử hành phụng vụ trong nhà. Hãy nhớ là những lễ lạc quan trọng của người Do thái, nhất là lễ Vượt Qua, được mừng trong nhà.

Chúng ta người Kitô hữu, nhấn mạnh việc cử hành phụng vụ trong ngày Chúa Nhật đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Nhưng, chúng ta cũng được khuyến khích nên sống đức tin trong gia đình. Như, trong Mùa Vọng năm nay chúng ta có vòng hoa Mùa Vọng trong nhà, được gắn kết những lời kinh nguyện đọc chung trong gia đình. Phần đông trong các nhà chúng ta thường có cây Thánh giá hay các ảnh tượng các thánh, có đèn nến, và nước thánh v.v... Những gì chúng ta làm cùng nhau trong ngày Chúa Nhật phải xuất phát từ những điều chúng ta thường làm ở nhà - chia thức ăn với nhau, cầu nguyện và những nghi thức cộng đoàn đơn giản với nhau. Thường chúng ta học hỏi nhiều điều trong nhà chúng ta những gì chúng ta thể hiện trong Phụng vụ ngày Chúa Nhật - chúng ta là thành phần thân thể của Chúa Kitô. Điều gì chúng ta thể hiện trong nhà thờ gia đình chúng ta, thì chúng ta sẽ thể hiện lại khi tụ họp trong nhà thờ để cử hành. Chúng ta là một gia đình được nuôi dưởng bởi Lời Chúa, qua các Bí tích hiệp thông với nhau.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//thanh-gia-that-nam-a/