Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật XXXII Thường Niên -A

Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XXXII Thường Niên -A
Khôn ngoan 6: 12–16; Ps 62; 1 Thêsalonica. 4:13– 18; Máttthêu 25: 1-13

Thường ở miền nam ấm áp, lá đỏ và vàng chói với mùa thu. Cảnh vật trông rất ngoạn mục. Đối với phần đông trong chúng ta, đốt pháo bông là điều rất thích thú. Mùa đông giá lạnh chưa đến, gió mạnh chưa thổi làm lá vàng rụng xuống. Ánh mặt trời vàng cuối mỗi ngày đệm thêm vào ánh sáng của lá vàng đỏ. Ánh sáng cuối cùng của mặt trời lặn gây một cảm nhận yên tĩnh cuối ngày. Chúng ta gắng tập thả bộ trong chốc lát trong ánh sáng đủ màu của những ngày cuối mùa thu.

Nhưng, chúng ta biết điều gì khác trong lúc này. Những màu sắc rực rỡ trong cảnh vật rồi cũng sẽ tàn úa. Màu sức lá có nghĩa là lá đã chết trên cành cây và rồi sẽ rụng xuống. Rồi phải cào lá trên sân chơi lại để bỏ vào thùng rác. Đông chắc sẽ đến và kết thúc một năm trên miền bắc. Người lớn tuổi và bệnh hoạn rất sợ mùa này, vì lúc này là lúc họ phải có thời gian ở trong nhà lâu dài trong khi chờ đợi tuyết và băng đá tan để họ có thể ra ngoài lại.

Mùa Phụng vụ cũng đi đôi với cảnh vật bên ngoài. Đến cuối mùa Phụng vụ, 3 tuần trước Mùa Vọng, lời cầu nguyện của chúng ta cũng đưa đến cuối năm. Chúng ta được khuyên bảo không những chỉ nghĩ đến cuối thời gian là sự chết, nhưng cũng nên nghĩ đến những kinh nghiệm cuối cùng của đời sống. Các bài sách Kinh Thánh đọc trong những tuần cuối này khuyến khích chúng ta suy nghĩ đến những gì lâu dài và vững chắc trong đời sống chúng ta, và những gì sẽ qua đi- không đáng để năng lực quý hóa của chúng ta chú trọng vào đấy. Điều gì đáng chú trọng trong đời sống chúng ta? Điều gì có thể quên đi? Điều gì chúng ta có sẽ ở lại với chúng ta và gìn giữ chúng ta qua cơn sóng gió cuộc đời?

Tác giả sách Khôn Ngoan nhắc chúng ta là chúng ta chỉ có một sự hiện diện vững chắc để hướng dẫn đời sống là sự Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan "sáng chói và không hề tàn tạ". Trong khi chúng ta, người phàm, đặt bao nhiêu tín nhiệm vào những gì phai lạt và qua đi. Khi đời sống chấp nhận sóng gió của mùa đông và không được tin vui- điều gì chúng ta cần dựa vào trở lại, điều gì trong đời sống chúng ta "sáng chói và không hề tàn tạ", và có thể dẫn dắt chúng ta trong giá lạnh và tăm tối?

Chúng ta có thể đáp lại bài đọc thứ nhất trong Thánh Thể bằng cách mời gọi Đức Khôn Ngoan đến và ở lại với chúng ta. Chúng ta được khuyến khích nên canh chừng và hy vọng cho Đức Khôn Ngoan, vì Đức Khôn Ngoan sẽ "bước đi trước mà tỏ mình cho chúng ta biết". Bài sách có ý nói là tất cả những ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan thì Đức Khôn Ngoan sẽ cho gặp, và sẽ lãnh nhận ơn này bởi Thiên Chúa. Điều cần thiết là phải tìm kiếm với một lòng thành thật. Ở nơi khác trong Kinh Thánh, chúng ta được biết là Đức Khôn Ngoan mà người tìm kiếm thì người đó sẽ đạt được "một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa, và phân biệt phải trái" (1V3:9). Trong khi mọi sự đều qua đi, Đức Khôn Ngoan sẽ dẫn dắt chúng ta đến những gì không phai lạt, vì Đức Khôn Ngoan cũng như Thiên Chúa rất toàn năng và vĩnh cửu (Kn 7: 22-27). Bài sách đọc hôm nay đưa ý là nếu khởi sự tìm kiếm là sẽ gặp được Đức Khôn Ngoan. Đó là ơn huệ hơn là cố gắng chiếm hữu. Sự cố gắng đến từ mội đời sống trung thực theo đường lối Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho chúng ta.

Vì đối với người Kitô hữu, Chúa Giêsu là hiện thân của Đức Khôn Ngoan. Những ai tìm kiếm Ngài trong đời sống hằng ngày họ sẽ gặp ánh sáng "chói lòa và không hề tàn lụi". Trong phúc âm hôm nay, chúng ta ngồi dưới chân Chúa Giêsu và học hỏi khôn ngoan từ Ngài để chúng ta có thể nên khôn ngoan theo đường lối của Thiên Chúa, để không bị thất vọng vì những gì trước kia lôi kéo chúng ta và qua đi.

Trong khi chúng ta bước vào dụ ngôn hôm nay, chúng ta gặp phong tục của một thế giới và một không gian khác. Theo lệ thường cô dâu và các người phụ dâu đợi ở nhà để chú rể đến rồi vào bửa tiệc. Vì sao chú rể có thể đến trễ? Theo phong tục cưới hỏi thời đó, chú rể phải bàn thảo với người cha và gia đình cô dâu. Bà Patricia Sanchez trong sách (Chúng ta mừng năm A) nói là sự bàn thảo với gia đình cô dâu có thể kéo dài suốt đêm, hay suốt nhiều ngày. "Bàn cãi lâu dài là việc đáng khen và là dấu hiệu nói lên cô dâu là người đáng quý trọng". Sau cùng chú rể và gia đình đi theo để rước cô dâu về nhà. Một khi gia đình chú rể đến là bữa tiệc bắt đầu. Và tiệc rượu lễ lạc như thế có thể kéo dài trọn tuần hay hơn nữa. Thế nên Chúa Giêsu có thể dùng một chút việc xãy ra trong đời sống hằng ngày như là hình bóng của Nước Thiên Chúa thình lình báo đến. Mặc dù chúng ta biết lúc sự việc đến, chúng ta có thể xao lãng và không sẵn sàng.

Tôi nghĩ là lời cuối cùng của dụ ngôn đến một cách bất ngờ. "Rồi người ta đóng khóa cửa lại". Không phải chỉ đóng cửa, mà khóa lại. Điều gì đã được mở ra và mời khách vào, bây giờ đã khóa lại. Chúng ta có thể nghe tiếng cửa đóng rồi khóa lại. Việc này nhắc tôi nhớ tiếng cửa lao tù đóng khóa lại sau khi người tù bước vào bên trong. Nhưng đây không phải là lao tù. Những người ở bên trong đã vui vẻ vì chờ đợi lâu. Họ đến đây để dự tiệc. Những người ở bên ngoài phải ở bên ngoài mãi mãi. Thật là một dịp họ mất đi vì họ mất thì giờ làm việc họ không sẵn sàng là dự trử "dầu". Thật là một điều rất đáng tiếc. Nếu họ sẵn sàng trong lúc chờ đợi chàng rể, nếu họ biết họ phải dự trử dầu thì làm gì họ đã không đến lúc bực tức như vậy.

Trong lúc tôi viết bài này, một người bạn tôi gọi cho biết là người láng giềng anh ta có một người con trai 45 tuổi ngã chết trong lúc chạy bộ. Người đó để lại một vợ và hai con còn nhỏ, và gia đình bạn bè thương tiếc. Một người thể thao không ngờ buổi chạy bộ buổi trưa mùa thu lại là việc cuối cùng anh ta làm trong đời anh ta. Chúng ta hy vọng đèn của anh ta sẵn sàng và anh ta có đủ dầu để châm thêm, và anh ta nghĩ đến lời anh ta muốn nói trong tình yêu thương cho người nào và lời tha thứ cho kẻ khác. Chúng ta hy vọng anh ta đã chọn điều khôn ngoan trong đời sống, và những người quen biết anh ta nhiều hay ít đã thấy lòng thương xót nơi anh ta, và anh ta là một người sẵn đó để đưa tay giúp bạn, cho lương thực cho người đói, cho nước uống cho kẻ khát. Mong anh ta đón tiếp người xa lạ, cho quần áo cho người nghèo, và thăm viếng người đau ốm và người trong lao tù. (trong phúc âm của 3 tuần cuối năm, Ngày lễ Chúa Kitô là Vua, chúng ta được biết đó là những việc Đấng Con Người sẽ xét xử chúng ta).

Dụ ngôn hôm nay chỉ là một lúc, không phải lúc cánh chung, nhưng là ngay bây giờ. Dụ ngôn gọi chúng ta hãy lợi dụng thời cơ trong đời sống chúng ta theo sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. Chúng ta chưa thấy Chúa Kitô đến. Điều chúng ta cảm nghiệm là những bận rộn của việc làm ăn, của chương trình học tập và thể thao, các bửa cơm ăn vội vàng, xem truyền hình, nghe tin tức trong xe hơi. mua bán, thăm viếng bà con lớn tuổi, bạn bè và gia đình, đi nhà thờ v.v... Những việc đó chúng ta biết trước được. Nhưng thói quen có thể thay đổi vì nhũng đòi hỏi thình lình trong đời sống của chúng ta và những người thân thương. Chúng ta có sẵn sàng để đáp ứng hay không? Việc đó tùy dầu chúng ta dự trử. Nếu chúng ta không chú ý đến điều đó mà bỏ mất cơ hội, thì chúng ta sẽ tìm đến điều gì giúp đỡ trong lúc khó khăn. Có thể chúng ta chỉ còn nghe tiếng đóng cửa và khóa lại, thì đó là trễ lắm rồi.

Nhưng, bạn biết là không trễ đâu. Dụ ngôn nói về cửa khóa lại chưa xãy ra đâu. Chúa Giêsu nhắc chúng ta bây giờ là lúc chúng ta còn thì giờ mà Thiên Chúa luôn sẵn sàng chờ đón chùng ta để ban ơn Khôn Ngoan, để chỉ cho chúng ta điều gì chúng ta còn phải làm để giữ số dầu dự trử đầy đủ. "Đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng". Trong Bí tích Thánh Thể này chúng ta nhận biết chúng ta cần giúp đỡ và dựa vào Thiên Chúa. Chúng ta ao ước và tìm kiếm Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan được ban cho chúng ta trong Kinh Thánh và trong lương thực soạn sẵn nơi bàn tiệc trước mắt chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-xxxii-thuong-nien-a/