Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật XXVI Thường Niên -C

Lm Jude Siciliano, OP

Amos 8:1, 4-7; T.vịnh 145; I Timôthê 6:11-16; Luca 16: 19-31

Hôm nay trong dụ ngôn về ông Ladarô và người nhà giàu có nhiều câu hỏi nẩy sinh mà dụ ngôn chưa giải đáp được, Có một số chi tiết khác thường làm chúng ta phải nhức đầu. Thí dụ như: Sự giàu có của ông nhà giàu bởi đâu mà đến? Ông ta được hưởng gia tài phải không?; Ông đã làm việc chăm chỉ khó nhọc hay phải đi học thêm ban đêm để có một nghề giỏi phải không? Hay ông đã đem tiền đầu tư một cách khôn ngoan nên nhận được món lời lớn nên nay tận hưởng được thánh quả đầu tư mỹ mãn phải không? Dụ ngôn chỉ nói "ông đã nhận được những gì tốt đẹp nhất đến suốt đời của anh ta rồi". Dụ ngôn không nói Thiên Chúa là nguồn gốc của sự giàu có của ông ta, và Thiên Chúa chúc phúc cho ông ta. Một số người cho rằng những của cải mà họ đã nhận được là "phần phúc" của Thiên Chúa đã ban cho họ, vì họ là người tốt. Nếu lấy sự suy nghĩ này mà áp đặt trên người nghèo; có phải là họ đã không nhận được "phần phúc" là do vì họ đã làm điều gì xúc phạm đến Thiên Chúa nên họ bị loại ra hay sao?

Dụ ngôn không nói là người giàu có đã làm những điều xấu xa, hay ông ta là người biết rõ mọi việc bên trong cho nên ông đã xử dụng đồng tiền của mình có lợi hơn là những tiểu thương buôn bán bên ngoài thường bị lỗ lả. Hay ông ta có cửa hàng áo quần thuê người làm việc với giá công rẻ mạt nên ông ta mới trở nên giàu có. Hay hoặc nữa ông ta là một người có những căn nhà nhỏ để cho thuê trong khu ổ chuột của thành phố với giá rẻ. Ông đã làm gì để biện minh cho sự ông đã cực nhọc ở lần phán xét ngày sau hết? Ông đã không nói được gì cả. Vì đã không ít lần ông đã ra khỏi nhà để đi làm việc hay giải trí và về nhà của mình mà không thèm để ý đến người nghèo ngồi trước cửa nhà (như một con chó) trước cửa nhà ông. Và đó chính là lý do vì sao ông ta phải chịu khổ hình lúc cuối đời của ông. Nơi ông ta ở phía bên kia vực thẳm lớn ngăn cách ông ta với ông Abraham và ông Ladarô.

Lại còn nhiều câu hỏi phải đặt ra làm chúng ta nhức đầu: Vì sao ông Ladarô lại nghèo khó đến thế? Có phải ông là người nằm trong số 95% người nghèo khó thời Chúa Giêsu hay không? Ông ta có bị tai nạn khi đang làm ngoài đồng hay không? Có phải ông ta sinh ra bị mù bẩm sinh hay bị tàn phế hay không? Có phải anh ta bị bệnh tâm thần hay điên trước mọi người không? Dụ ngôn cũng không nói ông Ladarô là người thánh thiện đã được phước ngồi trong lòng ông Abraham. Câu chuyện không trả lời những câu hỏi đó và cũng không nói các đức tính của ông Ladarô và nhờ thế ông ta đã được phúc.

Một phụ nữ có lần đưa cho tôi tờ giấy năm đô-la ngay cửa nhà thờ sau thánh lễ. Bà ta nói "Thưa Cha, xin Cha cho người nghèo nào xứng đáng được". Bà ta làm tôi trờ thành một thẩm phán để ra phán quyết ai là người xứng đàng được số tiền đó, và ai là người không đáng được. Nếu tôi là người đói và lạnh ở ngoài đường, tôi nghĩ tôi sẽ ăn trộm thức ăn. Vậy thi theo bà đó tôi có phải là người xứng đáng nhận được số tiền của bà ta chăng? Dụ ngôn không nói ông Ladarô trước đây là người tốt hay xấu. Ông ta là người nghèo hay có tiền; nhưng có đáng được tiền hay không?; ông ta có phải là người vừa ra khỏi tù hay không? Ông Ladarô chỉ là một người nghèo ngồi ở trước của nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai đẻ ý đến. Ông ta không có áo choàng như Harry Potter trong phim khoát trên mình để trở nên vô hình và người qua lại không ai trông thấy. Ông Ladarô chỉ là người ngồi trước cửa nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai để ý đến vì họ có nhiều việc phải làm. Ông Ladarô là hoàn cảnh của những người mà chúng ta thường thấy mà không để ý đến. Cũng như những người sống trong các mái lều dười các gầm cầu qua các cao tốc. Cũng như các gia đình nơi biên giới đất nước Hoa Kỳ chạy tránh nạn bạo lực nơi quê hương họ từ Nam Mỹ lên Bắc Mỹ để được che chở.

Câu chuyện cho biết ông Ladarô và ông nhà giàu sau khi chết. Nhiều điều đã thay đổi tột bực cho họ. Bây giờ ông Ladarô được êm ấm an toàn trong lòng ông Abraham là tổ phụ đáng quý của người Do thái. Ông nhà giàu bị đau khổ. Những không có gì thay đổi cho ông ta ngay cả bây giờ. Từ nơi ông ta bị đau khổ ông ta còn muốn người tôi tớ giúp ông ta "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưởi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!"

Con người chúng ta đã không thay đổi. Trong các dụ ngôn Chúa Giêsu nói: dụ ngôn người phụ nữ nhồi bột; dụ ngôn người làm nông gieo hạt giống; dụ ngôn người chủ vườn thuê người làm công gặt hái, và đây chỉ là một dụ ngôn mà có tên một người. Không như trong thế giới chúng ta những người giàu và nghèo đều có tên trong câu chuyện. Trong câu chuyện này người giàu không có tên, chỉ có người nghèo tên là Ladarô nghĩa là "người được Thiên Chúa giúp đở ".

Thiên Chúa không thay đổi. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ trong câu chuyện là Thiên Chúa để ý đến người không được ai để ý; Thiên Chúa trân trọng những người không quan trọng như là người quan trọng; Thiên Chúa sẽ an ủi những người thế gian ghét bỏ trong cảnh đau thương; chúng ta được biết Thiên Chúa biết tên những người nghèo khó và thương yêu họ. Khi ông Ladarô chết, thiên thần đem ông ta lên ngồi trong lòng ông Abraham, đó thật là một lễ nghi cho cuối đời một người mà thế gian không để ý đến. Trong khi đó ông nhà giàu cũng chết, nhưng không có lễ nghi "Người nhà giàu chết và được chôn cất..." thế thôi.

Dụ ngôn nghe như một đồng hồ báo thức làm chúng ta thức tỉnh. Đó là báo cho chúng ta biết tấm lòng của Thiên Chúa ở đâu. Giàu có và an toàn không phải là dấu chỉ Thiên Chúa yêu thương, và điều gì chúng ta gọi là "đời sống tốt" hay "phúc" không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc. Nói cách khác, có nhiều tiền của không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc của Thiên Chúa. Như có người đã nói "tôi là người rất nghèo, những gì tôi cần có chí là tiền".

Đồng hồ báo thức đang đổ chuông và Chúa Giêsu nói với chúng ta "Hãy tỉnh thức, bạn còn có thì giờ. Hãy để ý và hành động theo điều bạn trông thấy".

Người nghèo ngồi ngay nơi bực cấp trước cửa nhà bạn. Và đó là nơi bạn nên để ý, để xem và đáp lại sự giúp đở cần thiết của người cần chúng ta để ý và lúc chúng ta để ý. Những dụng cụ tối tân thời nay như TV, máy vi tính, báo chí đã cho chúng ta thấy những nghèo ở gần chúng ta. Các dụng cụ đó cũng giúp chúng ta nghe bài phúc âm hôm nay vì bài phúc âm này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô để ý. Trong khi các biên giới các đất nước cần được chú trọng, thì các nhu cầu của những người thiếu thốn ở nơi ngưởng cửa nhà chúng ta cũng phải được chú trọng. Quốc hội cần phải tìm phương thế thay đổi luật về di trú một cách toàn diện để giải quyết những vấn đề của những người cần được vào Hoa Kỳ để tìm việc làm vì họ quá thiều thốn. Chúa Giêsu và Cha Mẹ Ngài chắc đã biết hoàn cảnh người di cư khi họ phải di cư xuống Ai Cập để tránh bạo lực ở quê hương.

Các Giám Mục ở Hoa Kỳ kêu gọi chúng ta nên tôn trọng giá trị con người và giữ gia đình êm ấm. Các ngài chỉ trích có hành vi bạo lực nơi làm việc và việc bắt người để trục xuất, tách xa vợ chồng, con cái và trẻ em. Những hành động đó không chứng tỏ sự tôn trọng sự sống là chủ điểm dạy dổ của giáo hội chúng ta. Chúng ta có thể không biết tên những người đến với chúng ta vì thiều thốn ngặt nghèo. Nhưng, như ông Ladarô, họ cũng được gọi là "người được Thiên Chúa yêu thương". Chúng ta đã trông thấy họ phải không? Họ ngồi nơi ngưởng cửa nhà chúng ta phải không? Bài phúc âm hôm nay dạy chúng ta hãy tìm gặp ông Ladarô là người không ai để ý, nhưng được Thiên Chúa yêu thương.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-xxvi-thuong-nien-c/