Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật VII Thường Niên -C

Lm Jude Siciliano, OP

I Samuen 26: 2, 7-9, 12-13, 22-23; Tv 102; I Cor. 15: 45-49; Luca 6: 27-38

Một phụ nữ nói khi cô ta còn nhỏ cô ta nghe bài Phúc âm hôm nay và nghĩ "Điều đó thật là khó thực hiện. Cho nên, trong giáo xứ tôi không ai làm cả, vậy thì tôi không cần phải làm". Nếu tôi có thể thay đổi bài Phúc âm, thì đây có thể sẽ là một bài được lựa chọn để thay thế bằng bài Phúc âm khác mà tôi sẽ chọn bằng một bài khác dễ hơn. (Thật ra, không có đoạn Phúc âm nào "dễ" cả. Nhưng, có vài bài ít đòi hỏi sự cố gắng trong việc đấu tranh với chình bản thân của người rao giảng).

Trong vùng Brooklyn ở New York, nơi tôi khôn lớn, bài Phúc âm hôm nay nói ngay về tư cách chúng ta được dạy dỗ lúc còn niên thiếu. Bạn có thể bị người ta cười nhạo ngay trước mặt nếu bạn đề nghị: "hãy thương yêu kẻ thù, hành xử thật tốt cho kẻ ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình". Và lẽ cố nhiên, không ai đề nghị "đưa má bên kia cho người ta vả". Chúa Giêsu nói là ngay cả nếu chú ý đến thì có ai đáp lại "À, đó là nói về thời trước, bây giờ thì không". Hay hoặc "À, người đó có thể làm như vậy vì đó là Thiên Chúa. Thiên Chúa không thể nghĩ rằng chúng ta, phàm nhân cũng làm như vậy". Và vì đó là vùng Brooklyn, nên một số người sẽ thêm "Bạn làm điều đó là không bình thường!".

Các bạn thấy vì sao người rao giảng nầy muốn tìm một bài phúc âm khác. Ai lại không muốn như thế? Có nhiều người ngây thơ bị áp bức bởi những người độc tài trên thế giới để làm cơ sở cho bài phúc âm này được chấp nhận ngay từ đầu. Chúng ta có thể là những "người không bình thường" nghĩ như vậy. Nhưng rồi, sau đó: khi xem xét tình trạng thế giới chúng ta, dường như không có điều gì khác tốt hơn đang hoạt dộng cả. Vậy chúng ta hãy bỏ qua đoạn phúc âm này một cách dẽ dàng. Chúng ta hãy để đoạn phúc âm này có dịp nói niềm tin giải thoát với chúng ta.

Chúa Giêsu đòi hỏi rất nhiều, quá nhiều thật!. Rõ ra là Ngài không chỉ đưa ra một cách sống dễ dàng hơn đôi chút, một quy tắc về đạo đức gồm một hoặc hai điều hơn các điều khác. Ngài không chỉ đề nghị một thái độ tích cực mà người tốt có thể cố gắng làm: "Hãy tốt bụng hơn một chút... hãy cắn răng tha thứ một lần nữa... "Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta chẳng cần Ngài. Với chút ít cố gắng, chúng ta có thể tự chúng ta làm và rồi sẽ được Thiên Chúa thưởng.

Chúa Giêsu đưa ra một điều hoàn toàn mới lạ. Không chỉ là một quy tắc đạo đức mới, nhưng là cả một đời sống mới với một thái độ hoàn toàn mới để chúng ta sống với nhau. Những ai bằng lòng nhận thái độ sống mới, và triều đại mới này, sẽ cảm thấy được ơn phúc đầy đẩy bởi một Thần Khí khác. Đời sống của họ sẽ thay đổi, ngay tận thâm tâm. Bây giờ họ nhìn vào cuộc sống qua một nhãn quan khác. Điều đó làm như trái ngược với sự khôn ngoan thông thường của con người. Và bây giờ là như với bản tính thứ hai của công dân của Nước Thiên Chúa. Những công dân của triều đại mà Chúa Giêsu loan báo. Họ trông thấy họ và những người khác qua ánh sáng mà Chúa Giêsu đưa đến cho thế gian.

Tôi không nhìn thấy những điều Chúa Giêsu dạy như những điều tôi phải làm để làm đẹp lòng Thiên Chúa, để hưởng phần thưởng, hay để được vào thiên đàng. Trái lại, trước hết tôi tin tưởng là Ngài đã làm điều gì trong thâm tâm đời sống của tôi, và gây nên một đời sống mới trong tôi thôi thúc và khuyến khích tôi sống một đời hoàn toàn mới mẻ. Vì tôi có đời sống mới này như dẫn dắt tôi đến một cách suy nghỉ khác về đời sống tôi và đời sống của những người khác xung quanh tôi. Qua nhãn quan và đôi tai của phúc âm tôi nghe và thấy thế gian một cách khác, và đáp lại thế gian một cách khác. Khi nào tôi bị đối xử không tốt tôi sẽ cố gắng đáp lại một cách phản chiếu sự hiên diện của Chúa Giếsu đang sống trong tôi. Tôi biết là tôi không thể tiếp tục hành động và đáp ứng như những người khác. Vì như thế có nghĩa là Chúa Giêsu đã chết, và sự sống lại của Ngài không bao giờ đã xãy ra và Thần Khí Ngài không hiện diện trong thế gian. Trái lại, đời sống của Chúa Giêsu cũng là một phương thế giúp tôi. Điều gì có thể là một thái độ không xãy ra được, dựa vào ý nghĩ phàm nhân, bây giờ đã xãy ra. Và bây giờ tôi có thể yêu thương, tha thứ như Chúa Giêsu đã làm.

Điều khó khăn nhất trong lời Chúa Giêsu dạy là nghĩ đến hậu quả cho những người đã bị áp bức, những nạn nhân. Có người có thể hiểu sai về lời giáo huấn của Chúa Giêsu và khi nghe Ngài nói là họ vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự áp bức. Chúa Giêsu không nói là chúng ta phải là nạn nhân (trong đoạn này, tôi dùng ý nghĩ của cha Fred Craddock và Robert Schrecter). Cha Craddock nhắc chúng ta là những thính giả nghe Chúa Giêsu là những người nghèo khổ tận cùng, là nạn nhân của chế độ cai trị La mã và đang bị bóc lột bởi những người giàu có địa chủ. Cha Craddock giải thích là lời Chúa Giêsu dạy phương cách làm sao để không trở thành nạn nhân.

Trong phần thư nhất bài Phúc âm hôm nay (câu 27-31) Chúa Giêsu nói: anh em hãy điều khiển đời sống mình và hoàn cảnh bằng cách chủ động bày tỏ lòng yêu thương, lo lắng và chia sẻ. Phần thứ nhì của đoạn sách (32-36) giồng như phần thứ nhất: Chúa Giêsu dạy không nên đối đáp lại. Nhưng, nếu những điều phần thứ nhất được áp dụng cho những người áp bức chúng ta, thì phần thứ hai sẽ được áp dụng cho những người hòa thuận với chúng ta. Trong cả hai hoàn cảnh, thái độ chúng ta không phải là thái độ của một người bạn hay một kẻ thù. Chúng ta hành động như thế vì Thiên Chúa mà chúng ta thờ kính ("hãy tỏ lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ"). Thiên Chúa không giữ lại lòng tha thứ của Ngài đối với người trước kia không muốn làm bạn với Thiên Chúa. Và Ngài cũng không cư xử khắc nghiệt với những ai trước kia không yêu mến Ngài – Vì Ngài là Thiên Chúa chứ không là con người. Nếu Thiên Chúa là tiêu chí cho hành vi của chúng ta thì chúng ta dựa vào lòng khoan hồng của Thiên Chúa để giúp chúng ta thực hiện lời giáo huấn của Ngài.

Phần thứ ba (câu 36-38) nhấn mạnh là Thiên Chúa đẫ rộng lượng với chúng ta "Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đỏ vào vạt áo anh em". Câu văn này như tràn đầy phần câu trước nói về đáp trả những điều chúng ta đã cho kẻ khác. Thiên Chúa bận rộn hành động, thay đổi và khuyến khích chúng ta đối xử với người khác như Ngài đối xử với chúng ta. Chúa Giêsu không cho phép chúng ta chỉ nghĩ đến trong vòng gia đình, bạn bè và hàng xóm tốt với chúng ta để yêu thương họ. Chúa Giêsu không để chúng ta quyết định ai là người "đáng" được chúng ta yêu thương. Ngài sắp xếp lại trong chúng ta khái niệm về các thành phần thân thuộc chúng ta để yêu thương vượt ngoài khuynh hướng tự nhiên và giúp chúng ta khi bày tỏ sự yêu thương là phản ảnh sự hiện diện của Ngài trong tấm lòng của chúng ta.

Nói về hoàn cảnh của những người là nạn nhân. cha Robert Schreider nói "... Thiên Chúa tự Ngài định việc hòa giải trong đời sống những nạn nhân". Thường khi, chúng ta nghĩ sự hòa giải bắt đầu với sự ăn năn thồng hối của những người áp bức kẻ khác. Nhưng, kinh nghiêm cho thấy là những người áp bức kẻ khác thường ít khi tự họ bằng lòng chấp nhận điều sai họ đã làm. Nếu sự hòa giải phụ thuộc vào sáng kiến của những người áp bức, thì sẽ không bao giờ có hòa giải đâu.

Thiên Chúa bắt đầu với những người là nạn nhân. Đem những nạn nhân đó trở lại tình loài người mà những người áp bức muốn phá hủy. Sự phục hồi tình loài người có thể được xem là kinh nghiêm nhờ ơn thánh sủng - là sự phục hồi cho tình loài người bị phá hủy trong liên hệ cộng sinh với Thiên Chúa (Sáng Thế 1:26). Đấy là hình ảnh cho thấy loài người là hình ảnh của Thiên Chúa. Bởi đó loài người liên hệ với Thiên Chúa và được bồi bổ lại. Đó là việc Thiên Chúa bắt đầu với nạn nhân, chứ không với người áp bức, và đó là hành động luôn luôn của Thiên Chúa trong lịch sử. Thiên Chúa đứng về phía người nghèo khó, người góa phụ, người mồ côi, người bị áp bức, và người bị tù tội. Thiên Chúa bắt đầu hành động làm cho muôn vật được hòa giải với Ngài qua Chúa Kitô Con của Thiên Chúa là nạn nhân tuyệt đối, (Colossê 1:20).

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-vii-thuong-nien-c/