Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng -A

Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 7: 10-14; T.vịnh 23; Rôma 1: 1- 7; Matthêu 1: 18-24

Chỉ còn 2 ngày nữa dế mua sắm quà cho lễ Giáng sinh.

Xung quanh chúng ta, chí ít là ở những vùng đông dân cư trên thế giới, hầu hết chúng ta sống với tâm tình con trẻ tổ chức vui chơi đón mừng và đầy mong ước cho điều sắp đến được an bình. Họ mơ thấy bầy tuần lộc, đến bánh kẹo, với nền trời đầy những ước mơ kỳ diệu. Còn lòng trí chúng ta ở đâu? Và những giấc mơ của chúng ta sống vào những ngày cuối cùng của Mùa Vọng là gì? Chúng ta có lòng trí của vua Ahaz hay không, hay của thánh Giuse mà chúng ta nghe đọc trong Kinh Thánh hôm nay không?

Tinh thần của vua Ahaz được thể hiện trong bài đọc Mùa Vọng là gì? Ông là một chiến binh, một vị vua của Giuda đã mệt mỏi. Ông ta đã nghĩ đến việc sẽ phải từ bỏ hy vọng chiến thắng dân Assyria của người dân bằng cách liên minh với họ. Thế nên ngôn sứ Isaia đã phản đối ông và mời gọi ông ta hãy cầu xin cùng Thiên Chúa đấng luôn trung tín với dân chúng cho một dấu chỉ. Nhưng ông ta từ chối vì quá mệt mỏi về tinh thần và kiệt sức chiến đấu. Ông ta không thể tin vào một lời hứa mông lung. Nhưng, Thiên Chúa đấng trung tín vẫn cho ông ta một dấu chỉ. Không phải một dấu chỉ mà tới 2 dấu chỉ.

Dấu chỉ thứ nhất là ông ta được một người con trai, bảo đảm cho dòng dỏi của vua David sẽ có người kế tục. Nhưng, dấu chỉ quan trọng hơn là dấu chỉ của tình yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Cho dù chúng ta mệt mỏi và chọn lựa không đúng, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta Đấng Emmanuel, Đấng Thiên Chúa đã hứa.

Suy nghỉ của ông Giuse được ghi trong kinh thánh hôm nay là gì? Ông Giuse đang nặng lòng lo nghỉ về Maria người vợ sắp cưới của ông. Ông Giuse trằn trọc suy nghĩ trong tinh thần đấu tranh hết sức để giải quyết tình trạng một cách êm đẹp trong yêu thương. Nhưng, cũng như ông Ahaz, ông Giuse được thần sứ của Thiên Chúa giúp đở. Và với tâm hồn cởi mở và trái tim sẵn sàng, ông Giuse mạnh dạng tin vào giấc mộng để cùng sống cho tương lai. Ông Giuse đã thành hôn với Maria trong đức tin và kiên nhẫn chờ đợi việc nhập thể của Thiên Chúa dể sống giũa chúng ta là Emmanuel.

Người giảng lễ có thể đặt vài câu hỏi quan trọng cho mọi người trong bài giảng này:

- Khi bạn kết thúc Mùa Vọng này, bạn nghĩ bạn có đồng cảm với ông Ahaz, hay ông Giuse hay Maria?

- Có khi nào bạn đang trong tình trạng lòng trí mệt mỏi, sợ tin vào các dấu chỉ, không hề nghĩ đến một tương lai nào khác không? Hay bạn đến với tâm hồn của một người mơ mộng luôn tin rằng Thiên Chúa sẽ luôn là Đấng Emmanel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài sẽ đến một cách bất ngờ không biết trước được hay không?

Câu mở đầu của bài phúc âm hôm nay nghe có vẽ bình thường. "Sau đây là gốc tích của Đức Giêsu" thay vì viết đây là sự thật, bạn nghĩ sao? Nhưng, đừng để những câu chuyện về thời thơ ấu trong phúc âm của thánh Mátthêu hay thánh Luca làm rối trí chúng ta. Và chúng ta cũng đừng để những câu chuyện đó ru ngủ tình cảm trong khi chúng ta đang suy ngẫm và giảng về những đoạn này. Những lời tường thuật về việc Đức Giêsu giáng sinh bằng những ngôn từ, lời văn và hình ảnh mô tả đức tin của giáo hội tiên khởi cùng sự tuyên xưng đức tin đó cho chúng ta.

Các câu chuyện trong cả 2 kinh thánh Do thái và Kitô giáo có điều giống nhau. Một thần sứ báo tin, đặt tên cho đứa bé sẽ sinh ra và sứ mệnh của đứa bé là gì để phải hoàn tất nhân danh Thiên Chúa. Lời tường thuật trong phúc âm thánh Máthêu nói rõ ràng là chính Thiên Chúa đang hành động trong tất cả mọi sự việc sẽ xãy đến "Người con cúa bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần". Thiên Chúa có chương trình đã định từ trước xa xưa, và đã chọn loài người để thực hiện chương trình đó.

Yếu tố chính được nhấn mạnh trong đoạn văn này không phải là cách nhập thể của Chúa Giêsu. Thật ra, thánh Mátthêu muốn nhấn mạnh tên và sứ vụ của đứa trẻ, bởi thế, đời sống của đứa bé mang một ý nghĩa quan trọng cho chúng ta. Thiên Chúa chọn tên cho đứa trẻ và tên đó biểu tỏ về bản tính và nhiệm vụ của đứa bé. Tên đứa bé là Giêsu, một tên (giống như Joshua) nghĩa là "Yahvê cứu giúp" hay là "Yahvê cứu chuộc". Sứ thần nhấn mạnh là bản tính Chúa Giêsu sễ đi đôi với tên Ngài. "vì đứa bé sẽ cứu dân mình cho khỏi tội lỗi". Bởi thế khi đứa bé lớn lên tất cả những ai gặp Người sẽ cảm nghiệm tình yêu thương hòa hợp của Thiên Chúa. Tất cả những gì Người làm và nói đều là về việc "cứu chuộc" chúng ta.

Người giảng lễ có nhiều chọn lựa. Vì có bao nhiều điều cần phải được cứu độ. Thí dụ như: Chúng ta cần được cứu khỏi chính mình; chúng ta gục đầu xuống và sống tìm tòi những lợi ích riêng tư, ưu tư lo lắng về những giá trị ưu tiên trong đời sống của chính mình; chúng ta cần được cứu thoát khỏi những việc làm và những suy nghĩ ích kỷ, làm chúng ta sống cô độc, xa cách môi trường xung quanh, và những cộng đoàn đang mời gọi chúng ta sống; Đất nước chúng ta cũng cần phải được cứu thoát khỏi quan niệm hẹp hòi trong việc theo đuổi những lợi ích riêng tư trong thế giới. Đời sống chúng ta không chỉ có bản thân chúng ta mà thôi, nhưng chúng ta là một phần trong một cộng đoàn bao gồm tất cả các dân tộc.

Phúc âm thánh Máthêu nhấn mạnh về tính cộng đoàn trong nguồn gôc chính về người Do thái. Người Do thái được cứu độ ra khỏi cảnh lưu đày và hưỡng được sự tự do của một dân tộc. Bởi thế, chúng ta được nhắc nhở là chúng ta không được cứu thoát như một người riêng biệt, nhưng như là một thành viên trong cộng đoàn. Thiên Chúa đã thấy được cách sống ích kỷ của nhân loại trong chúng ta khiến chúng ta trở thành những hòn đảo đơn lẻ. Vì hoạt động theo lợi ích riêng, không quan tâm gì đến những hậu quả tệ hại của hành vi đó gây ra cho môi trường và cho thế giới: nào nạn trầm cảm, nạn kỳ thị, chủ nghĩa duy vật, nạn sống phô trương, nạn khai thác các nguồn ltài nguyên quá đáng, nạn bạo lực, sự mất niềm tin vào tha nhân, nạn bạo lực giữa các chủng tộc v.v... Có rất nhiều điều chúng ta cần được cứu thoát. Qua Chúa Giêsu chúng ta được kéo ra khỏi cảnh cô đơn trong tội lỗi, khiến phải xa lánh các cộng đoàn của tình yêu và của ánh sáng. Tên Giêsu được bảo đảm là Đấng được chọn từ Thiên Chúa; Ngài sẽ thực hiện những điều chùng ta không thể tự chúng ta làm được. Ngài sẽ cứu chúng ta. Ngài sẽ phá tan mọi cô đơn trong tội lỗi của chúng ta bằng cách xây dựng nên một cộng đoàn yêu thương nhau, tha thứ và hòa hợp tất cả, chăm sóc cho những người yêu đuối nhất v.v... Đấy chỉ là một vài dấu chỉ của một cộng đoàn đã được cứu độ, như Chúa Giêsu đã rao giảng "Triều đại thiên đàng đã đến".

Người giảng cũng có thể nói đến những cách thức mà những dấu chỉ về ơn cứu chuộc đã tỏ rõ trong cộng đoàn phụng vụ. Những phương thế sứ mệnh của Chúa Giêsu đã được thực hiện ở giữa chúng ta. Và người giảng lễ cũng có thể nói đến những cách thức mà chúng ta đã làm cùng cộng đoàn nhưng thất bại, Cộng đoàn mà Đấng Mesia tạo dựng. Chúng ta được gọi để để trở nên một cộng đoàn của Đấng Mesia "Yahvê Đấng cứu chuộc" Trong cộng đoàn được cứu chuộc đó không thể có người sống xa cách riêng biệt; không ai có thể xem là thua kém; không ai bị đau yếu mà không đươc chăm sóc; không ai bị đói khát; không ai ở tù mà không được viếng thăm; trần truồng mà không có quần áo mặc. Và cũng không một cộng đoàn phụng vụ nào dưới danh thánh Đấng Mesia bỏ qua những tha nhân ở ngoài cộng đoàn đang ở trong hoàn cảnh của cô lẻ. Chúng ta được mời gọi để trở nên như dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa là Đấng đã đến để thăm viếng nhân loại và đã cứu độ chúng ta nên như một gia đình.

Thánh Mátthêu viết phúc âm cho một cộng đoàn tín hữu gồm nhiều người Do thái trở lại. Bởi thế, những người tín hữu thời đó nhận biết ngay lời sứ thần loan báo "Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai, và sẽ đặt tên là Emmanuel". Danh tính và sứ vụ của Chúa Giêsu được thánh Mátthêu xác định mạnh mẻ; nên các người mới trở lại không thể quên lời của ngôn sứ Isaia, vì ông ta thêm lời giải thích "Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Ở đây Người giảng có nhiều chỗ để mở rộng và để áp dụng. Có nhiều hoàn cảnh của từng cá nhân, gia đình và dân chúng nghĩ là Thiên Chúa không ở với họ. Những khi đời sống gặp khó khăn, chúng ta có thể nghĩ là chúng ta bị cô đơn và bị Thiên Chúa bỏ quên. Những người có đức tin là Đấng Emmanuel sẽ sinh ra, họ chỉ cần nghĩ đến Đấng Emmanuel là dấu chỉ là Thiên Chúa không quên họ và "Thiên Chúa ở với chúng ta".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-thu-iv-mua-vong-a/