Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật IV Phục Sinh A

Lm Jude Siciliano, OP

Cv 2: 14a, 36-41; T.vịnh 22; 1 Phêrô 2: 20b,-25; Gioan 10: 1-10

Hôm nay chúng ta hãy suy niệm về bài đọc thứ nhất, trích từ Công Vụ Tông Đồ. Đây là bài tiếp theo bài đọc 1 trong tuần trước. Thánh Phêrô giảng giải trước quần chúng đang tụ họp vào ngày lễ Ngũ Tuần. Khi họ nghe các tông đồ nói bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, họ tự hỏi "việc gì đang xãy ra vậy?" Có người đứng đó nói là các ông đó đang say rượu, vì vậy thánh Phêrô đứng dậy giảng cho họ nghe. Thánh Phêrô nói là Thiên Chúa đã hứa với người Do thái từ trước lâu rồi và nay đã được thực hiện. "Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi..."

Đời sống đức tin của chúng ta cũng dựa vào lời hứa mà chúng ta đã được nghe. Chúng ta không phải lúc nào cũng có dấu chỉ rõ ràng về điều cam kết đó. Khi nào sự việc trở nên khó khăn cho chúng ta thì với sự lạc quan tự nhiên của chúng ta thường mách bảo với chúng ta là "mọi sự sẽ bằng an", nhưng không thế đâu. Sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn sẽ không đủ cho chúng ta đặt hy vọng ngay cả lúc chúng ta thiếu lòng tin và thiếu trông cậy. Như Thiên Chúa đã hứa, Ngài sẽ ở với chúng ta. Chúng ta không biết trước được lời hứa đó sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng chúng ta dựa vào hy vọng là nếu Thiên Chúa đã hứa thì Ngài sẽ ở với chúng ta. Và mặc dù có vẻ như Ngài không có ở đó trong những lúc chúng ta rất cần đến Ngài, Ngài sẽ không bỏ chúng ta đâu. Thiên Chúa trung thành với lời hứa và Ngài sẽ lo cho chúng ta suốt đới chúng ta.

Tất cả những dấu chỉ rõ ràng và hy vọng đã không được thể hiện khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá. Nếu chỉ nghĩ đến những lạc quang và vui vẻ thì không hề có cho Ngài hay cho các môn đệ của Ngài. Trái lại, thánh Phêrô nhắc mọi người nên biết là Đấng mà họ đã giết chết trên cây thập giá đã sống lại bởi Thiên Chúa "bao gồm cả Chúa và Chúa Ki tô". Thiên Chúa đã trung thành với người tôi tớ của Thiên Chúa, và qua Chúa Kitô đã giữ lời hứa là Ngài sẽ trung thành với dân Israel. Những lời hứa đã được thực hiện cho dân chúng trong lúc Thánh Phêrô giảng.

Thánh Phêrô là người đã giúp cho những người đứng ở đó hiểu các sự việc đã xãy ra nơi họ, sợ họ quên những điều Thiên Chúa đã làm. Nếu không có người giảng dạy bởi Chúa Thánh Thần thì "tiếng động" (Cv 3:2) họ nghe và "những ngôn ngử lạ lùng" (Cv 3:4) chỉ là những thanh âm kỳ lạ đang xãy ra để rồi họ sẽ tranh cải với nhau trong bửa ăn tối. Thay vào đó, thánh Phêrô giúp họ nhìn thấy những điều họ đã sai lầm làm cho Chúa Giêsu kêu gọi họ nên ăn năn thống hối. Chúng ta cần người giảng thuyết nói lên để giúp chúng ta hiểu biết thế giới mà chúng ta đang sống qua lời Thiên Chúa. Ngài không bao giờ ngưng hoạt động ở giữa chúng ta. Nhưng, đối với nhiều người, đó chỉ là một "tiếng động lạ", hay vô nghĩa, và chỉ là một câu chuyện bên lề để tranh cải với nhau thôi.

Thánh Phêrô kêu gọi dân chúng và chúng ta nên ăn năn thống hối. Vậy thống hối về điều gì? Thánh Phêrô nói "anh em hãy tránh xa thế giới gian tà này để được cứu độ" Đó là một nhiệm vụ khác cho người rao giảng và làm chứng cho sự sống lại, tất cả những người đã chịu phép rửa hãy sống như thế nào để chúng ta thể hiện được các giá trị mà chúng ta đã hấp thụ được trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta đã xem những người khác dựa theo bề ngoài của họ, theo tuổi tác, theo chủng tộc, theo thành quả kinh tế, theo của cải, địa vị trong xã hội v.v... Chúng ta đã thấy những người khác nhau với nhiều cách biểu lộ khác nhau như: Tính cách mau lẹ hơn, rộng lớn hơn, và những gì mới hơn làm chúng ta thèm muốn phong cách của họ.

Khi nói về những điều mà Thiên Chúa đã thể hiện qua Chúa Giêsu, và quần chúng đã không hiểu Ngài và thế nên đã giết Ngài. Thánh Phêrô nói động đến trái tim của họ: “Khắc ghi trong tim họ”. Phêrô đã giãi chiếu ánh sáng vào nơi tối tăm cúa họ. Ông đã trình bày những việc làm sai trái và đầy xuẩn ngốc của họ. Ông ta đã cho họ nhận thức được những gì họ đã bỏ lỡ, và thúc đẩy sự đáp ứng theo bản năng tự nhiên trong họ.

Sách "Tự Điển về Kinh Thánh của Harper" nói là trái tim là từ về thân thể học quan trọng nhất trong Kinh Thánh Do thái. Người Do thái hiểu trái tim là trung tâm của sự cảm nhận, làm tăng cảm xúc và đam mê. Trong trái tim có sự vui vẻ, buồn phiền, tức giận và sợ hải. Trái tim cũng là nguốn gốc của suy nghĩ và phân tích, trái tim cũng có năng lực hoạt động cho trí tuệ. Nên trái tim luôn thông hiểu và có sự khôn ngoan để phân biệt sự dữ và sự lành. Chính từ trong trái tim con người nghe lời nói của Thiên Chúa (1 Sam 12-24; Jer. 32: 40). Vì thế, chính trái tim là nơi con người nói chuyện với Thiên Chúa. Khi một người làm cho trái tim ai đó rung động, thì tự người đó có sự rung động tự trong thâm tâm của họ là nơi sâu đậm nhất của họ. Đối với chúng ta, những người thời nay, thường phân biệt giữa lý trí và trái tim, thế nên hình như họ chỉ sống được trong lý trí chúng ta và rất xa cách trái tim của chúng ta. Lý trí có thể ngăn cản sự tiếp cận trái tim, khiến chúng ta phải xin lỗi để xa lánh sự thật mà chúng ta cần phải biết.

Một khi đời sống của những ai đó gây được sự hòa nhịp của họ khi nghe lời giảng của thánh Phêrô mời gọi họ nên ăn năn thống hối và chịu phép rửa. Đối với hầu hết chúng ta, nhất là những người đã chịu phép rửa lúc còn bé, phép rửa trở nên là việc xa vời. Chúng ta đã rời xa giếng rửa tội. Tôi có một người bạn nói với tôi là năm 2000, năm lễ toàn xá, vị linh mục chánh xứ của ông ta đã khuyên giáo dân trong giáo xứ là nên đi hành hương trở về cội nguồn của bí tích rưa tội. Ông bạn của tôi đã ra đi và đến đúng giếng rửa tội nơi ông ta đã chịu phép rửa. Ở nơi đó, bên cạnh tên của ông ta, có tên của cha mẹ và tên cha mẹ đở đầu của ông ta. Vị linh mục trong giáo xứ đó cho phép ông ta lấy quyển sách rửa tội để tìm ra ngày ông ta đã được chịu phép rửa. Lúc ông ta đứng nơi giếng rửa tội, ông cảm thấy vô cùng cảm tạ về cha mẹ của mình và gia đình đã giúp ông bắt đầu sống chặng đường đức tin. Nay ông đã đến tuổi lục tuần. Ông hiến thân lại cho phép rửa tội và xin Thiên Chúa dẫn dắt ông trong chặng đương đức tin tiếp theo. Cử chỉ đức tin đơn sơ này thúc đẩy đức tin của ông và hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa đấng mà ông đã cảm thấy Ngài luôn thực hiện lời hứa cách đây rất xa cho một đứa bé bây giờ là một người lớn tuổi. Ông bạn của tôi cũng đã củng cố được đức tin ngày càng mạnh hơn cho quảng đường tiếp theo trong đời sống đức tin về tình yêu chân thành của Thiên Chúa đối với ông ta.

Thánh Phêrô nói "hãy sám hối". Chúng ta sám hối vì đã nhận thấy không xứng hợp với lời thánh Phêrô kêu gọi. "anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này". Chúng ta hãy hiến thân chúng ta lại như những gì chúng ta đã làm trong ngày lễ Vọng Phục Sinh, lúc chúng ta lập lại lời hứa mà cha mẹ chúng ta đã làm thay cho chúng ta nơi giếng rửa tội. Đây là một cách mà ông bạn của tôi đã làm: Là lập lại lời hứa trong phép rửa tội. Khi nào chúng ta có thể tham dự vào việc phụng vụ như hôm nay, như khi chúng ta bước vào nhà thờ, chúng ta chấm nước thánh làm dấu thánh già trên trên chúng ta, chúng ta hãy dâng lời hứa xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trung thành với tin mừng của Chúa Giêsu. và làm mới lại đời sống đức tin mà phép rửa rội kêu gọi chúng ta hãy vác thập giá và theo chân Chúa Giêsu.

Đôi khi một câu văn trong Kinh Thánh đã được khen ngợi vì được chú thích lâu ngày. Đó là một câu văn được chọn mà chúng ta không hề hỏi ý nghĩa của câu đó đối với chúng ta như thế nào. Hôm nay trong bài đọc thứ hai, trong bài trính thơ thánh Phêrô có câu như sau: "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành". Chắc chắn là chúng ta đã nghe câu đó trước kia rồi, nhưng chúng ta có nghĩ câu văn đó có ý nghĩa gì cho chúng ta không? Thật ra thì có nhiều cách áp dụng câu văn đó. Có thể lời trích từ một bài tiều luận về sự đóng đinh sẽ giúp chúng ta hiểu lời của thánh Phêrô "Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành".

Lưu ý:

"... chúng ta, những người đang hành hương ở trần thế này, mang gánh nặng của đau khổ vì sự yếu đuối của thể xác và tâm hồn, do tội lỗi và sự lo sợ hình ảnh của cái chết đang tới. Những điều này diễn tả hình ảnh của chúng ta như là một tạo vật đã lãnh nhận một thế giới đang bị hư họai do tội lỗi, nên bị xóa đi những liên hệ với Đấng Tạo Dựng chúng ta, nên chúng ta không có ý tưởng gì rõ ràng để giải thích cho hoàn cảnh của chúng ta.

Chúa Giêsu người Nazareth đến ở giữa khung cảnh này như một người đi rao giảng tình thương. Ngài tiết lộ Ngài là chính ngôn sứ của Thiên Chúa - Ngài là Con của Thiên Chúa. Ngài làm thiên hạ sửng sốt vì Ngài loan báo lòng thương xót và lòng tha thứ của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, địa vị, quốc tịch hay tôn giáo. Ngài quả quyết với mọi người rằng Ngài bởi Thiên Chúa mà đến, bằng cách Ngài dùng quyền năng để chữa lành và làm phép lạ. Đây là Chúa Giêsu, Đấng bước vào khung cảnh cuối cùng về sự mặc khải lòng Thiên Chúa yêu thương và cứu độ khi Ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.

Tất cả những ý nghĩ về sự lo lắng và yếu đuối của chúng ta, và nỗi lo sợ về sự chết, những ý nghĩ dày xéo về sự yếu ớt của tinh thần của chúng ta, và những ý nghĩ rõ rệt về những việc làm bất công, độc ác và nhỏ mọn - tất cả những ý nghĩ này trở nên thấm nhập vào mầu nhiệm mà thánh Phaolô diễn tả trong thư gởi cho người Do thái là chúng ta được cưu rỗi.

Cây thánh giá của Chúa Kitô đã lãnh nhận sự yếu đuối và sự chết của chúng ta. Nếu chúng ta có đức tin vào Đấng đã bị đưa lên trên cây thập giá, chúng ta sẽ được sự sống chứ không phải sự chết, vượt qua những đau khổ của cây thập giá. Qua mầu nhiệm này, về sự chết của chúng ta, Chúa Kitô bước vào đời sống "Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cữu cho tất cả những ai tùng phục Người..." (Dt 5:8-9)

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-iv-phuc-sinh-a/