Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật I Mùa Vọng –B

Lm Jude Siciliano, OP

Isaia 63: 16b-17, 19b; 4: 2b-7;Tv 79; 1Côrintô 1: 3-9; Máccô 13: 33-37

Mùa Vọng năm nay chúng ta nhìn về Thiên Chúa với cặp mắt lo âu. Không phải vì chúng ta muốn tránh tranh đấu cho thế giới chúng ta được nên tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn "tiếp tục cố gắng mãi" để chống sự u tối. Nhưng, đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực. Sau những điều đã nói và làm, chúng ta đã thay đổi gì trong thế giới? Mọi sự có vẻ giống như chuyện "David và Goliath", và hình như người mạnh nắm phần thắng. Mùa Vọng hỏi chúng ta những câu chuyện căn bản: chúng ta có còn tin vào việc Thiên Chúa điều khiển mọi sự hay không, và Ngài trung thành với chúng ta, và sau cùng Ngài sẽ đưa chúng ta vào lòng yêu thương lâu dài của Ngài hay không? Phụng vụ Mùa Vọng và các bài sách Kinh Thánh khuyến khích chúng ta tin cậy vào Thiên Chúa Chúng ta. Các bài sách đó giúp chúng ta giữ niềm hy vọng, mặc dù những câu chuyện về đất nước gần chúng ta nói về sự tan rả của gia đình. Mùa Vọng không phải chỉ nói về quá khứ, không chỉ nhớ đến một thời gian trước kia khi mọi sự ổn định hơn bây giờ. Mùa Vọng nhìn về tương lai. Chúng ta nghĩ gì về tương lai?- Thiên Chúa Ngài là ai.

Hôm nay Mùa Vọng bắt đầu như thế nào? Mùa Vọng bắt đầu với một giọng chính trong mùa là Isaia. Isaia và Mùa Vọng hợp với nhau như găng tay bao lấy bàn tay. Isaia mở cửa cho Mùa Vọng và cho chúng ta ý nghĩ. Isaia cũng liên kết với những dân chúng than thở với Thiên Chúa như trong bài sách thứ nhất đọc hôm nay. Isaia nói lên sự bất lực của dân chúng và của chúng ta không thể tự mình làm mọi sự nên ngay thẳng với Thiên Chúa, chúng ta lần mò trong u tối. Isaia nói lên những nhu cầu của chúng ta và lời chán chường của chúng ta "Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con xa lạc đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá, chẳng còn biết kính sợ Ngài?". Dân chúng thời Isaia nghĩ là Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi sự xãy ra cho họ, tốt hay xấu. Bởi thế, suy nghĩ như thế này, nếu Thiên Chúa rút tay Ngài ra khỏi sự bảo trợ thì dân chúng sẽ rơi vào vòng tội lỗi. Isaia nói thay cho dân chúng. Ông ta cố gắng xin Thiên Chúa trở lại với dân chúng. "Xin Ngài mau trở lại". Isaia kết thúc với lời đầy tín nhiệm là Thiên Chúa sẽ trở lại với dân chúng. Vì Thiên Chúa là "Lạy Cha, chúng con là đất sét, còn Ngài chính là thợ gốm, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con ".

Từ ngày Isaia viết những lời đó, thời gian và văn hóa đã thay đổi. Isaia là ngôn sứ của một dân tộc bị đánh bại vừa ở nơi lưu đày về. Isaia nói lên tiếng than oán của dân chúng lúc trở về với những cỏi lòng tan nát của một thời oanh liệt trước kia. Isaia chấp nhận Thiên Chúa có quyền phẩn nộ "tất cả chúng con đã trở nên như người bị nhiễm uế!". Nhưng, có niềm tin mãnh liệt trong lời cầu khẩn của ông ta. Vì trong lời nói của ông ta có niềm tin cẩn là Thiên Chúa sẽ làm mọi sự như ông cầu xin để "Thiên Chúa xé trời mà ngự xuống". Chúng ta sống xa thời lịch sử lúc Isaia thưa cùng Thiên Chúa. Dù sao đi nữa chúng ta cũng cần Thiên Chúa "xé trời mà ngự xuống" để đánh tan thế lực đã đem Thiên Chúa ra khỏi đời sống tâm hồn chúng ta. Chúng ta cần Thiên Chúa xé tan thái độ ích kỷ và vô cảm đang chia rẻ nước này với nước khác, chủng tộc này với chủng tộc khác, đàn ông với đàn bà, người giàu với người nghèo, người trẻ với người già, tôn giáo này với tôn giáo khác, người lành mạnh với kẻ ốm đau v.v... Chúng ta cầu xin Thiên Chúa xé tan lòng trí chúng ta để Ngài ngự đến với chúng ta trong Mùa Vọng này, để cho sự chai đá tâm hồn chúng ta được xé tan và lòng chúng ta biết thông cảm và yêu thương.

Chúng ta sẽ làm gì trong Mùa Vọng này? Mặc dù sự chia rẻ đã có hiện tượng xảy ra giữa chúng ta trong giáo hội và thế giới với Thiên Chúa, chúng ta vẫn giữ đức tin trong Mùa Vọng này là Thiên Chúa sẽ không buông thả chúng ta. Chúng ta tìm đến Thiên Chúa, và nhận thấy Ngài đang bảo bọc chúng ta trong tình yêu thương của Ngài. Có một từ gồm 3 chữ trong bài sách đọc hôm nay là một tiếng lớn. Isaia nói rõ ràng là Thiên Chúa có đủ dữ kiện để ngoãnh mặt làm lơ chúng ta. Nhưng Isaia nói "YET" là "THẾ". ("Thế nhưng, lạy Đức Chúa, Ngài là Cha chúng con. chúng con là đất sét, còn thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con".

"THẾ" là từ chúng ta giữ với chúng ta trong Mùa Vọng này. Khi sự thiếu kém, nhỏ hẹp và tội lỗi làm chúng ta nghĩ là Thiên Chúa có dư thừa dữ kiện chống lại chúng ta: những cá nhân, giáo hội, và dân tộc. Chúng ta sẽ dâng lời cầu xin với hy vọng "THẾ" . Đó là lời nhắc Thiên Chúa và chúng ta là chúng ta là dân Ngài đã dựng nên. Vì Thiên Chúa đã nhập thể sống giữa chúng ta. Chúa Giêsu là dấu chỉ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. "Thế Ngài là Thiên Chúa". Chúng ta dừng lại đây trong việc chúng ta rơi xuống để lòng Thiên Chúa thương xót đưa tay giúp đở.

Sao lại không bắt đầu Mùa Vọng với kết thúc? Đó phải chăng là việc "rơi xuống" với lòng buồn phiền chỉ vài ngày sau lễ Tạ Ơn? Chúng ta vừa mới mừng lễ với bà con và bạn bè, và bây giờ hình như một màn tím phủ trùm trên sự vui vẻ đó, trên những kỷ niệm êm ấm và trên phần thịt gà tây còn lại. Hôm nay trong nhà thờ, không phải chỉ những lời khuyên nhủ nên cẩn thận, nhưng ngay cả cách trang hoàng cũng thay đổi khác hẵn với ngày lễ Tạ Ơn. Các trái bí đỏ, dưa xanh và các lá vàng và đỏ của mùa thu trang hoàng trong nhà thờ đã thành màu tím hay màu xanh đậm.

Mặc dù trong các cửa hàng và phố xá trang hoàng lễ Giáng Sinh đã bắt đầu ngay từ sau ngày 31 tháng 10 ngày lễ các cô hồn, những ai đi nhà thờ đều nghe nhạc Giáng Sinh. Tuy vậy, nhạc trong nhà thờ đượm lời "sửa soạn đường cho Đức Chúa" Một cách để thầy giảng bắt đầu lời giảng hôm nay là cho thấy sự khác biệt giữa đời sống bên ngoài nhà thờ và khung cảnh bên trong nhà thờ. Các bài hát và các bài Kinh Thánh đượm lời phụng vụ Mùa Vọng.

Ấn tượng đầu tiên của chúng ta khi nghe bài Phúc âm hôm nay, là có cảm nghĩ như là Mùa Vọng không bắt đầu bằng sự vui vẻ để mừng đón ngày Chúa Kitô giáng sinh. Hay là mừng sự bắt đầu của năm Phụng vụ mới với những nghi lễ mừng vui năm mới như ngoài xã hội. Trái lại, ngay từ đầu bản văn, chúng ta được khuyến khích nên tỉnh thức và khôn ngoan như Chúa Giêsu đã nói với chúng ta "anh em phải coi chừng!, phải tỉnh thức!". Không phải bài Phúc âm này là chương mở đầu của Phúc âm thánh Máccô, nhưng là chương thứ 13 gần cuối Phúc âm. Đó là lời chia tay, và trước chương nói việc Chúa Giêsu bị bắt.

Trong đoạn này của Phúc âm thánh Máccô, Chúa Giêsu diễn tả sự tàn phá của Đền Thờ và ngày Ngài sẽ lại đến trong vinh quang. Trong ý tiên đoán của đoạn văn này gồm tóm tắc thái độ của các môn đệ là chúng ta hãy coi chừng đợi ngày Chúa Giêsu trở lại. Và chúng ta được nhắc nhở chúng ta có thể phải chờ đợi lâu dài, vì "người chủ nhà" có thể trở về giữa lúc đêm khuya hay gần sáng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-i-mua-vong-b/