Trích từ Dân Chúa

Chúa Nhật I Mùa Chay A

Lm Jude Siciliano, OP

Sáng Thế 2: 7-9; 3: 1-7; T.vịnh 50; Rôma 5: 12-19; Mátthêu 4: 1-11

Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Sự cám dỗ đã được nói đến trong các bản văn của Kinh thánh Do thái và trong cả Phúc âm nữa.

Sách Sáng Thế trình bày câu chuyện quen thuộc về việc tạo dựng con người và những cách cám dỗ con người. Không có ai có mặt ở đó để ghi lại công việc tạo dựng, nhưng chúng ta điều biết những câu chuyện đó không được ghi nhận theo cách nhìn của khoa học, hay mang tính biên niên sử. Thật ra thì các các sử gia xưa viết theo khái niệm tổng thể của sự việc như từ ngày (một lần tác diễn). Tác giả quan sát được việc hiện thực đang diễn ra. Và câu hỏi được đặt ra của họ; cũng có thể là câu hỏi của chúng ta thời nay. Chúng ta bởi đâu mà đến? Làm sao chúng ta trở thành con người từ mớ hổn độn của vạn vật như ngày hôm nay? Tôi là ai? Thiên Chúa có phần việc gì trong đời sống của chúng ta, và trong đời sống của thế giới?

Ngay từ đầu sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng trời đất, và cứ sau mỗi ngày chúng ta được biết là "Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp". Tất cả mọi sự Thiên Chúa tạo dựng đều được tốt đẹp. Bài sách Sáng Thế đọc hôm nay nói đến sự tạo dựng con người (viết vào lối năm 1,000 trước Công Nguyện) như sau: Sự tốt đẹp của con người không được công bố, chúng ta hãy tự hiểu. Thiên Chúa lầy từ bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật. Thật rất tiếc là việc tạo dựng người nữ không được nói đến. Trái lại, trong bài đọc hôm nay, người nữ là người bị cám dỗ đầu tiên vì ăn trải cấm, và sau đó thuyết phục chồng cùng ăn.

Chúng ta luôn luôn nghĩ trái cấm mà ông Adong và bà Eva ăn là trái táo. Nhưng trong câu chuyện không xác nhận đó là trái gì. Ngay cả đến điểm chính của câu chuyện, hai ông bà phạm tội không gọi lỗi phạm đó là "tội tổ tông" Đó không phải là tên gọi trong Kinh Thánh. Chúng ta thường đổ tội cho những sự dữ trong thế gian là bởi ông Adong và bà Eva khởi sự trước. Để làm giãm nhẹ cho hành vi vấp phạm của chúng ta để trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng ta nói "nếu không phải do bởi ông Adong và bà Eva vấp phạm, thì chúng ta sẽ không phạm tội, và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp, như trước kia Thiên Chúa đã tạo dựng" Đổ lỗi như thế để làm nhẹ đi trách nhiệm chính của chủng ta phải không? Thật đáng thương cho loài người, chịu tội vì việc mà chúng ta không thực hiện.

Có thật phải là chúng ta sinh ra trong một thế giới đầy tội lỗi và chúng ta "thừa hưởng" tội lỗi vì chúng ta bị ảnh hưởng và bị cám dỗ bởi tội lỗi không? Sách Sáng Thế nói là chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta bắt đầu là con người tốt. Nhưng chúng ta được tự do chọn điều chúng ta nghĩ sẽ phải làm để trở nên “như Chúa". Chúng ta nhận sự cám dỗ của tội. Tội lỗi lan rộng, không phải vì chúng ta được sinh ra trong tội lỗi, nhưng vì tội lỗi luôn hiện diện trong xã hội và thế giới nơi chúng ta sinh trưởng.

Hôm nay thánh Phao lô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta phải liên kết với nhau trong tội lỗi. Nhưng, nhờ Chúa Kitô chúng ta đã được "giải thoát" khỏi tội lỗi của mình. Chúa Kitô đã phá bỏ quyền lực của tội lỗi luôn đè nặng trên chúng ta và trong sự phục sinh của Chúa Kitô; Ngài đã toàn thắng sự chết.

Bài Phúc âm của thánh Mátthêu nói về sự khởi đầu của cơn cám dỗ của Chúa Giêsu khác với sự vấp phạm trong hoàn cảnh sa ngã của chúng ta. Khung cảnh nơi Chúa Giêsu bị cám dỗ không phải là khu vườn tươi tốt của địa đàng nhưng là một nơi hoang địa. Như khi con người được dựng nên bởi Adong thì bây giờ Chúa Giêsu là "Adong Mới". Sự cám dỗ có khác biệt. Nhưng, kẻ gây chước cám dỗ cũng chính là kẻ đã cám dỗ ông Adong và bà Eva trong hình thù con rắn: Để tìm vinh quang của chính mình và dùng quyền lực đó cho chính lợi ích của họ. Đó là "tội tổ tông" đã dùng thân xác của mỗi người trong chúng ta qua sự tự do lựa chọn chống lại ý định của Thiên Chúa.

Có sự đồng sắc thái giữa sự cám dỗ của tổ tiên chúng ta và những sự cám dỗ của Chúa Giêsu. Nhưng, Chúa Giêsu chọn phương cách của Thiên Chúa, là không hành sự nhằm để cho Ngài tự hài lòng với chính uy quyền của mình. Thế nên, Chúa Giêsu không muốn Thiên Chúa làm theo ý Ngài mong muốn. Chúa Giêsu làm điều mà thường con người không muốn làm, đó là Ngài luôn đặt để Thiên Chúa lêntrước hết.

Thánh Mátthêu không chỉ nói đến một dịp cám dỗ mà Chúa Giêsu gặp. Từ lúc này cho đến khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá Chúa Giêsu có thể đã bị cám dỗ nhiều lần trong việc xử dụng dùng quyền năng của Ngài cho vương quốc của Ngài ở trần gian. Chúa Giêsu chắc có đủ ảnh hưởng trên dân chúng, qua các điều Ngài giảng dạy và các phép lạ Ngài làm để tập họp được một đạo binh hùng mạnh nhằm lật đổ sự thống trị và đô hộ của La mã và đem đến vinh quang cho Ísrael... Đối với dân chúng, Chúa Giêsu như là mội vị vua vĩ đại của Ísrael giống như vua Solomon hay vua David. Chúa Giêsu không muốn chấp nhận vì đó là quyền năng của quỹ dữ trao cho Ngài cai trị các "vương quốc của trần gian".

Như câu chuyện trình bày trong các sự cám dỗ trong hoang địa, Chúa Giêsu không chấp nhận những quyền uy và quyền hành. Trái lại, suốt trong những năm Ngài thi hành sứ vụ, Ngài đã hy sinh lần này đến lần khác cho các tín hữu và tôi tớ khổ cực trung thành với Chúa Cha. Chúa Giêsu không chịu chấp nhận dấu chỉ của quỹ dử cám dỗ Ngài. Ngài không gieo mình xuống để các thiên sứ sẽ ra tay nâng đỡ chở che cho Ngài khỏi vấp chân vào đá để chứng minh là Thiên Chúa ở về phía Ngài. Ngài cũng không muốn làm cho dân chúng tin vào Ngài vì Ngài làm phép lạ như làm bánh hóa nhiều cho đám đông quần chúng. Ngài muốn để việc đó cho các môn đệ Ngài.

Trong khi Ngài chịu treo trên cây thập giá, sự cám dỗ trong hoang địa lại trở lại một lần nữa "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì xuồng khỏi thập giá xem nào (Mt 27:40). Chúa Giêsu chống lại sự cám dỗ cuối cùng đó để tránh khỏi sự đau đớn như khi Ngài đã tỏ ra lúc Ngài vứa bắt đầu sứ vụ. Vì những lý do mầu nhiệm, Chúa Giêsu không chấp nhận những gì trông như việc dễ dàng mà quỹ dữ cám dỗ. Vậy Ngài có thể cứu dân Ngài vì Ngài là một vị vua hùng mạnh có quyền uy? Vậy Ngài có thể chấp nhận sự khen ngợi của đân chúng không? Trái lại, chịu sự nhục mạ Ngài đã chịu khi đi qua Giêrusalem đến nơi bị treo trên cây thập giá phải không?

Sau sự bị giam cầm, nổi đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. Chúng ta có thể chấp nhận mầu nhiệm đời sống của Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta là phải bước qua sự đau khổ và sự chết mới đến được một đời sống mới phải không? Và chúng ta vẫn chưa chấp nhận sự sống đời sau phải không? Khi, nhân danh Chúa Giêsu, người Kitô hữu phải chịu khổ cực; nhưng nhờ quyền năng của Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta qua Chúa Kitô, sự đau khổ và buồn phiền bây giờ có thể được hoán đổi thành đới sống sâu đậm và luôn luôn vui vẻ.

Mùa Chay kêu gọi chúng ta hãy vác thánh giá Chúa Kitô, theo con đường của người tôi tớ đau khổ, và theo Ngài đi vào nơi tối tăm là nơi Ngài sẽ chia sẽ ánh sáng và đời sống mới của Ngài cho chúng ta. Chúng ta khước từ sự cám dỗ, của sự nhiệt tình tìm tiền của, tìm danh vọng có thể làm chúng ta xao lãng mất sự chú trọng vào tìm kiếm tình thương yêu của Thiên Chúa và theo Con của Ngài hằng yêu dấu để chúng ta chỉ tôn vinh Ngài mà thôi.

Thánh Mátthêu bắt đầu câu chuyện cám dỗ của Chúa Giêsu với lời "Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa". Chúng ta hợp cùng Thần Khí đó qua Bí Tích rữa tội, vì phép rữa đã giúp chúng ta chống lại cám dỗ hằng ngày là chọn chúng ta hơn là chọn Thiên Chúa. Cám ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể nhận thấy và chấp nhận đới sống của Chúa Giêsu ban cho chúng ta bây giờ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

URL: http://danchuausa.net//chua-nhat-i-mua-chay-a/