Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Phép Lạ Thánh Thể ở Brussels, Thủ Đô Nước Bỉ, năm 1370

§ Dân Chúa

Phép lạ Thánh Thể ở Brussels nước Bỉ xẩy ra vào thời người Công Giáo và Do Thái kình địch nhau rất ghê sợ. Năm 1369, có một người Do Thái tên là Jonathan cư trú trong một tỉnh nhỏ tên là Enghien, cách Bruxelles thủ đô của nước Bỉ chừng 24 cây số. Jonathan có một người bạn cũng là người Do Thái tên là Jean, người nguyên quán ở thành phố Louvain nhưng lại cư ngụ tại Bruxelles. Anh này giả vờ xin trở lại Đạo Công Giáo, anh vẫn tới nhà thờ Công Giáo tham dự thánh lễ và các buổi đọc kinh cầu nguyện để dò xét. Khi tham dự thanh lễ, anh còn sợ chưa dám lên rườc lễ.

Một hôm anh Jonathan nhắc Jean lấy cho anh ta một Mình Thánh Chúa. Lúc đầu Jean không đồng ý. Nhưng vì Jonathan hứa cho anh 60 đồng xu bằng vàng, nếu lấy cho anh ta một Mình Thánh Chúa. Vì tính tham tiền bạc nên lòng tham nổi lên, không còn sợ hãi gì nữa. Jean lập tức tìm cách khôn khéo để thực hiện ý định. Thế là một hôm Jean tìm cách đột nhập vào nhà thờ thánh Catarina, vì anh đã biết ông từ coi nhà thờ này thờ ơ không đề phòng kẻ gian xâm nhập nhà thờ. Jean biết nhà thờ này thường cất giữ Mình Thánh Chúa đặt trong Nhà Chầu.

Thế là đêm ngày 4 tháng 10 năm 1369, Jean dùng thang, đập cửa sổ rồi trèo vào. Jean mở cửa Nhà Chầu lấy một bình bằng vàng có 15 Mình Thánh Chúa nhỏ và 1 Mình Thánh Chúa lớn, rồi vội vã tẩu thoát ra khỏi nhà thờ. Jean hấp tấp đem tới nhà Jonathan, trao cho anh ta và lấy một túi đồng xu vàng.

Số phận của anh chàng ăn cắp thì không rõ, còn anh Jonathan thì bị mưu sát trong vườn chỉ sau 2 tuần lễ ăn cắp Mình Thánh Chúa. Đứa con út của anh đã chứng kiến việc chết chóc này nên rất đỗi kinh hoàng sợ hãi. Sau thời gian, vợ goá của anh đã dời nhà đến sinh sống ở Bruxells và đem theo bình thánh cùng Mình Thánh.

Ngày 4 tháng 4 năm 1370, thứ Sáu Tuần Thánh, các người Do Thái họp trong hội trường ở Bruxelles. Sau khi đặt Mình Thánh lên bàn, họ dùng các cử chỉ và lời nói nhạo báng Mình Thánh, rồi dùng dao đâm chặt Mình Thánh. Ngay lập tức máu từ các vết đâm chặt chảy ra truớc mắt ngỡ ngàng hoảng hốt của mọi người Do Thái đang có mặt tại hội trường. Các con dao bỗng nhiên rời khỏi tay họ. Run sợ vây phủ mọi người. Họ té xuống đất run sợ hãi hùng!…Qua cơn hoảng hốt run sợ, những người Do Thái nài ép cô Catarina là người Do Thái nhưng đã trở lại đạo Công Giáo đưa Mình Thánh Chúa đem về trao lại cho nhà thờ. Cô Catarina một phần vì bị họ ép buộc, một phần vì bị lương tâm cắn rứt và lo lắng không thể tả được. Cô Catarina quyết định tới trình bày câu chuyện lạ lùng này với cha sở nhà thờ Đức Bà ở Bruxells là cha Phêrô Van Den Eede, Đức Giám mục phụ tá Cambrai của Bruxelles là Đức Cha Jean d’Yssche, cùng toàn thể thành viên trong toà Giám mục. Mọi người được nghe cô Catarina kể lại với tất cả niềm xúc động kinh hoàng.

Sau khi nghe sự việc đã xẩy ra, Mình Thánh Chúa đã được đưa về nhà thờ Đức Bà. Một vài Mình Thánh được để lại, còn bao nhiêu khác được long trọng rước về nhà thờ chính toà thánh Micae vào ngày 5 tháng 12 năm 1370 do hàng giáo sĩ của giáo phận, các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô, ông bà Công Tước Brabant, các vị chức sắc đạo đời của thành phố Bruxelles và rất đông giáo hữu của thành phố và vùng phụ cận. Sau đó, liên tiếp đã được tổ chức các buổi chầu trọng thể có ý đền tội vì sự xúc phạm đến Mình Thánh Chúa.

Theo những cuộc điều tra, có hai bản tường thuật khác nhau về số phận của những người đã xúc phạm đến Mình Thánh Chúa. Một bản của vua Wenceslas, cai trị Bruxelles vào thời đó, đã cho biết những phạm nhân này đã bị bắt và bị đem xét xử. Họ nhận tội và bị thiêu. Còn bản tường thuật thứ hai thì nói rằng cộng đoàn Do Thái đã trục xuất những tội phạm này ra khỏi thành phố và tổ chức của họ.

Trong những năm xáo trộn từ năm 1579 đến năm 1585, khi những người theo phe Calvin xâm phạm các nhà thờ, phá hủy các thánh tích và tượng ảnh, thì các Mình Thánh Chúa đã được di chuyển khỏi nhà thờ Đức Bà. Những Mình Thánh Chúa đặt trong cây Thánh Giá vàng lúc đầu được giấu trong Bệnh Viện Mười Hai Tông Đồ, sau lại giấu trong lỗ của xà nhà thờ thánh Micae. Người Calvin đến nhà thờ, họ đứng dưới nghỉ chân, nhưng họ đã không thấy Mình Thánh Chúa giấu trên đầu họ.

Một thời gian xáo động nữa là năm 1794 thời Cách Mạng Pháp, các bàn quì rước lễ bằng đồng, các đồ trang trí quí giá đều bị lấy mất. Các thảm tường và các hộp bạc vàng cũng bị lấy hay phá hủy, cả các bức tranh của Venius, Ru bens, Van Dyck v.v. cũng bị lấy đi May mắn là một loạt tranh diễn tả phép lạ vẫn được bảo trì và ngày nay vẫn còn thấy trong nhà thờ thánh Micae.

Để nhận và hiểu phép lạ, chúng ta nhìn ngắm biến cố phép lạ được mô tả trong các hình màu cửa sổ, các bức tranh, các phù điêu, các tấm khăn trong nhà thờ. Tất cả đều lôi cuốn các khách hành hương và du lịch đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Trước hết, chúng tôi cống hiến quí bạn đọc một vài chỉ dẫn về nhà thờ chính toà Micae. Ngay từ đầu, nhà thờ đã được đặt tên thánh Micae. Sang thế kỷ 12 thời cao điểm tôn kính thánh Gudule, tên nhà thờ được lấy tên vị thánh này. Các di tích của vị thánh còn đuợc tôn kính trong nhà thờ từ năm 1047. Tháng 2 năm 1962, tên nhà thờ trở lại với tên Micae như thuở ban đầu.

Tại nhà thờ chính toà Micae, còn lưu giữ những lưu niệm của các nhân vật vị vọng cả về tước vị cũng như công nghiệp lớn lao. Đây cũng là kiểu mẫu nghệ thuật kiến trúc gô-tích từ thế kỷ 13 đến 17. Nhà thờ lúc ban đầu khi thì bị tàn phá khi thì xây lại, mở mang rộng rãi hơn. Một vài địa điểm ban đầu vẫn còn được lưu giữ như giếng nước Rửa Tội thời thế kỷ thứ 9, tiền đình thời thế kỷ 12. Dĩ nhiên nhà thờ nổi tiếng vì thánh tích phép lạ Thánh Thể năm 1370, vì vậy mà nhà thờ lớn được xây dựng giữa năm 1534 và năm 1539.

Một trong những kính mầu cửa sổ trong nhà thờ đã vẽ lại cảnh bà goá phụ Jonathan trao Mình Thánh Chúa cho những người Do Thái. Một kính mầu khác phác họa lại cuộc rước từ nhà thờ Đức Bà đến nhà thờ thánh Micae. Còn kính nữa mô tả cảnh Mình Thánh Chúa được trao cho Đức Cha Hauchin, tổng Giám mục Mechlin, còn 3 kính mầu nữa cũng vẽ những hình ảnh phép lạ.

Hoàng đế Charles V dâng cúng cho nhà thờ nhiều kính mầu rực rỡ. Có một kính diễn tả sự thờ phượng Thiên Chúa của ông và vợ ông là bà Isabella của Bồ Đào Nha. Thiên Chúa Cha đã đưa cây Thánh Giá vàng đựng 3 Mình Thánh cho ông bà. Khải hoàn môn cũng là quà của hoàng đế để tôn vinh phép lạ. Một kính cửa sổ khác làm năm 1542, nhưng sau bị phá, vẽ hình hoàng đế, vợ ông và hai thánh bổn mạng. Thay vào chỗ này là hình một goá phụ bị hành quyết năm 1848 bày tỏ sự chiến thắng của phép lạ. Một mặt kính nữa tả vua, hoàng hậu, cùng các con Philip, Maria, Gioan và các vị thánh bổn mạng đang thờ kính Thánh Thể phép lạ.

Trên một trong những bàn thờ là những ảnh thánh Micae và thánh Gudule, cùng các thánh khác được nhà thờ tôn kính. Dưới bàn thờ là ba bức phù điêu mô tả phép lạ. Đáng chú ý là sau bàn thờ, dựa tường, một khúc gỗ có lỗ hổng mà Mình Thánh được giấu trong đó vào thời kỳ bất an của thế kỷ 16.

Bốn tấm trướng vẽ phép lạ, hàng năm vào tháng 7 và 8 được treo trên các cột. Việc trưng bày vào tháng 7 này chắc chắn đã bắt đầu rất sớm để ghi nhớ phép lạ, đó là thời lễ mừng phép lạ được cử hành với cuộc rước trọng thể hàng năm vào Chúa Nhật sau ngày 15 tháng 7. Việc này đã duy trì qua bao thế kỷ. Một tấm có từ năm 1770 diễn tả một phép lạ được khỏi bệnh trước Mình Thánh phép lạ.

Tất cả công trình nghệ thuật và các kỷ vật hấp dẫn đều được liệt kê trong tập hướng dẫn của nhà thờ in năm 1975. Trong tập sách có một ghi chú đáng lưu ý sau:

“Vào ngày 30 tháng 12 năm 1968, thẩm quyền tổng giáo phận Malines-Bruxelles tuyên bố rằng vụ ăn cắp và phạm đến Thánh Thể trong năm 1369-1870 nhằm chống lại cộng đồng Do Thái ở Bruxelles đều không được tìm thấy. Khách hành hương và tín hữu sẽ đặt các hình tượng trong nhà thờ theo nội dung chính đáng của phép lạ, chứ không diễn tả sai lạc việc tôn thờ phép Thánh Thể”.

Lý do của ghi chú này không được nói ra, song dường như một vài giải thích bảo đảm cho việc tôn kính đã lưu truyền từ năm 1370 và được tưởng nhớ qua bao thế kỷ bằng bao tập tục lễ lạy hằng năm. Hơn nữa không thể chối được là phép lạ đã và đang được hàng giáo phẩm cũng như biết bao nhiêu nhân vật chức sắc vị vọng tôn kính ngay từ đầu. Ngay cả sự tích của phép lạ cũng được ghi lại bởi bao tác giả, trong đó có cha Lucp OP, Navez, Estienne Ydens, Cafmeyer, Griffet.

Bỏ qua ghi chú này, nên các khách du lịch và giáo hữu Bruxelles vẫn còn tôn kính phép lạ, khi viếng thăm nhà nguyện nơi Thánh Thể phép lạ được lưu giữ. Nhà nguyện này được khởi đầu xây dựng năm 1534 và được cung hiến cho “phép lạ Thánh Thể”. Trong nhà nguyện cũng như trong gian thánh của nhà thờ chính toà, khách hành hương, du lịch và giáo hữu thưởng lãm 99 tác phẩm đã vẽ về phép lạ Thánh Thể.

Đọc nhiều nhất Bản in 24.04.2007. 10:50