Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tại sao Thánh Đa Minh lại yêu mến việc lần hạt Mân Côi?

§ Anthony Lê

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhiều lần nói: "To pray the Rosary is to hand over our burdens to the merciful hearts of Christ and his Mother."

"Cầu nguyện kinh Mân Côi chính là trao lại tất cả những gánh nặng của chúng ta cho trái tim nhân hậu của Chúa Kitô và của Mẹ Ngài."

StDominicRosary.jpg

Thánh Đa Minh - Vị Thánh Yêu Mến Kinh Mân Côi

Chuyện kể rằng người phụ nữ có tên là Jane thành Aza, là một người phụ nữ quá thánh thiện đến nỗi Bà chiếu sáng lên như chính những ngôi sao trong một đêm tối trời đẹp đẽ. Được sinh ra vào năm 1140, Bà sống trong một lâu đài ở Tây Ban Nha với người chồng của Bà là Felix, một thành viên đáng kính của hội hiệp sĩ nơi vùng thôn dã. Bà là một người phụ nữ rất giàu lòng nhân hậu, đầy lòng trắc ẩn với những người kém may mắn, và Bà đã cho đi tất cả những đồ vật quý giá nhất của Bà cho những người nghèo.

Bà có hai người con trai tên là Mannes và Anthony - nhưng vẫn mong muốn có thêm nhiều con nữa. Một ngày kia, Bà đến viếng một tu viện Silos gần nhà để cầu nguyện cho việc có thêm một người con trai nữa. Bà khẩn cầu cùng với Thánh Đa Minh thành Silos và nhờ vị Thánh này chuyển cầu cho Bà. Trong lúc suy tư, vị Thánh nói với Bà: "Hỡi con gái của ta, những lời nguyện cầu của con đã được lắng nghe và Thiên Chúa sẽ gởi cho con một đứa con trai. Đứa con ấy sẽ là một đầy tớ tốt đẹp nhất của Thiên Chúa, chuyên làm những việc thiện cho Chúa Kitô và Giáo Hội."

Để tỏ lòng tri ân cảm tạ, Bà Jane đã đặt tên cho con trai của mình là Đa Minh. Thế nhưng, những lời tiên báo cho Bà Jane vẫn chưa chấm dứt tại đó. Trước khi đứa trẻ được sinh ra, Bà có một giấc mộng tiên tri, linh cảm báo cho Bà biết được việc rao giảng mà Đa Minh, dưới dạng một con chó trắng và đen, đang chạy với ngọn đuốc được thắp sáng trong hàm của mình, làm cho cả thế giới được thắp sáng. Không chỉ có mỗi mình Bà Jane được báo mộng như vậy về tương lai lẫy lừng của Đa Minh: khi Đa Minh được rửa tội trong giáo xứ, người mẹ đở đầu của Đa Minh đã nhìn thấy một ánh sáng chói lọi và rõ ràng, giống hệt như một ngôi sao vậy trên vầng tráng của Đa Minh. Khi đó Đa Minh được tiền định để trở thành một ánh sáng, người sẽ chiếu sáng cho tất cả những ai đang còn ngồi trong bóng tối.

Đa Minh được sinh ra với sự kỳ vọng rất cao, thế nhưng cậu đã không phụ lòng với những mong đợi vời cao đó. Cậu là một đứa trẻ hết sức vui vẽ và năng động, với chiều cao vừa phải, gương mặt điển trai, da dẻ hồng hào, giọng nói khỏe mạnh và đầy đặn giống như một cái chuông vậy. Được sự ảnh hưởng từ người mẹ, cậu bé dần dà tìm được sự sùng kính về Đức Mẹ, cậu học biết được giá trị của việc phối hợp cầu nguyện bằng cả việc phát âm và việc suy tưởng trong tâm linh, và lắng nghe những câu chuyện về đời sống của Chúa Giêsu mà cậu biết đến như là những mầu nhiệm, mà sau này cậu sẽ rao giảng.

Đa Minh cống hiến đời sống của mình cho Thiên Chúa, qua việc trở thành một vị Linh Mục vào giữa những năm của tuổi 20 và phục vụ 9 năm tại Osma, là nơi mà cậu sống theo Quy Luật của Thánh Augustinô. Vì đặc biệt có lòng trắc ẩn đến những đau khổ của những người khác, Đa Minh cầu nguyện và khóc thay cho tất cả những người nghèo khổ, đớn đau cùng những người sa cơ bước lỡ. Một ánh sáng chói lọi nào đó về người thanh niên trẻ tuổi này đã thu hút được rất nhiều người yêu mến và tôn trọng cậu.

Vào năm 1203, khi Đa Minh được 33 tuổi, cậu rời Osma để đến một thị trấn được gọi là Fanjeaux ở vùng phía nam của nước Pháp, vùng Languedoc là nơi mà ngài rao giảng trong suốt gần 13 năm trời. Trong những cuộc hành trình, Đa Minh thường hay dừng lại để cầu nguyện tại địa điểm thích nhất của mình đó là Nhà Nguyện về Đức Maria ở Prouille, một thị trấn nhỏ trên khu đồng bằng nằm giữa Fanjeaux và Montreal, không xa mấy so với chân núi Pyrenees.

Công việc của Đa Minh không mấy dễ dàng cho lắm. Vào thời đó, Pháp Quốc đang bị đe dọa bởi dị giáo Albigensian, một thứ dị giáo có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước. Những người Albigensian, dựa trên một tín ngưỡng cho rằng: tất cả mọi người được phân chia thành hai loại "thiện" và "ác," và họ tin rằng tất cả cuộc sống trên trái đất này chính là công trình của Satan, và do đó là của ma quỷ. Tín ngưỡng này đã tạo ra một nền văn hóa sự chết rất kinh hoàng. Những người Albigensian từ bỏ tính thánh thiêng của hôn nhân, và việc sinh sản ra con cái [giống như tư tưởng của nền văn hóa trong thời đại của chúng ta ngày nay - ND]. Việc tự tử được xem là rất xứng đáng vì lẽ nó là điểm chấm dứt cho hiện trạng của sự "thiện" và "ác." Những người theo dị giáo Albigensian hoàn toàn từ bỏ những giảng dạy của Giáo Hội, kể cả việc Nhập Thể.

Lúc đó, mọi chuyện không mấy được xuôn sẽ cho lắm, nên Đa Minh liên tục cầu nguyện và khóc lóc trong Nhà Nguyện Nhỏ của Đức Mẹ vào năm 1208, than van cùng với Đức Mẹ về kết quả không mấy khả quan từ việc rao giảng của mình cho những người theo dị giáo Albigensian. Chính vào lúc đang giữa chừng than van khóc lóc, Đức Mẹ của Thiên Chúa đã hiện ra cùng với Đa Minh.

Đức Mẹ nói: "Đừng phân vân về hoa trái ít ỏi mà con nhận được cho đến lúc này vì sự lao động khó nhọc của con: con đã cực nhọc làm việc trên mãnh đất khô cằn, đá sõi, vẫn chưa được tưới bởi nước trường sinh. Khi Thiên Chúa tỏ ý canh tân bộ mặt trái đất, thì Ngài sẽ gởi xuống trên vùng đất đó với những cơn mưa phì nhiêu của Chúa Thánh Thần. Hãy rao giảng về Psalter, tức về Kinh Mân Côi, vốn được hình thành nên bởi 150 các Lời Chào của Thiên Sứ, và 15 Kinh Lạy Cha, và con sẽ nhận được một mùa gặt dồi dào."

Đa Minh không muốn mất thời gian. Lắng nghe theo những lệnh truyền từ Đức Mẹ, ngài bắt đầu rao giảng về Kinh Mân Côi ở khắp mọi nơi, bắt đầu từ Toulouse, một thị trấn không xa Prouille cho lắm. Theo các bản văn của Thánh Louis Montfort, một nhà truyền giáo người Pháp vào thế kỷ thứ 18, thì vị Thánh đã đến nhà thờ chánh tòa, là nơi mà các Thiên Thần đã rung chuông, để quy tụ mọi người đến. Khi Đa Minh rao giảng, thì chính Thiên Chúa gởi xuống cho ngài một sự hổ trợ hết sức đặc biệt như: trái đất rung chuyển, mặt trời bổng tối đi, sấm và chớp loé lên. Hầu hết tất cả những người ở Toulouse đều từ bỏ ngay các dị giáo và bắt đầu sống đời sống Kitô Giáo kể từ biến cố đó.

Nối tiếp sự thành công ở Toulouse, Đa Minh di chuyển từ thị trấn này đến thị trấn khác ở Pháp Quốc, Tây Ban Nha, và Ý Quốc để rao giảng. Trong suốt những cuộc di chuyển như vậy, ngài đã cho thấy được sự chịu đựng kiên trì vĩ đại về mặt thể lý, quá nhiều đến nổi các bạn đồng nghiệp của ngài đã mô tả ngài như là một "lực sĩ rất mạnh khỏe." Sự chịu đựng về mặt tâm linh của ngài cũng hết sức là phi thường. Bất cứ nơi nào ngài đến, ngài đều rao giảng về những sự thật của Phúc Âm vốn trọng tâm trong các sự vui, mừng, và sự sáng về đời sống của Chúa Kitô.

Bằng cách đề cập đến từng một mầu nhiệm một, và đưa ra một bài giảng về một giai đoạn trong cuộc đời của Chúa Kitô, ngài sau đó mời gọi tất cả những người lắng nghe hãy nhặt lấy các hạt và chuỗi - vốn thời đó được dùng để "đếm số kinh nguyện" - và đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, những yếu tố quan trọng chính yếu của đức tin tồn tại lại nơi những người Albigensian.

Bằng việc để ý tới những lời phán lệnh đầu tiên của Đức Mẹ dành cho ngài, và qua sự hiện ra của Chúa Giêsu - Đấng đã chỉ thị cho Đa Minh hãy nhén lên trong trái tim của con người một sự yêu mến về việc cầu nguyện trước khi rao giảng cho họ để tránh khỏi phạm tội, Đa Minh và những vị linh mục khác bắt đầu bằng việc đọc kinh Kính Mừng cùng với các tín hữu trước khi rao giảng để khẩn cầu ơn huệ của Thiên Chúa xuống cho họ. Bài giảng của ngài thật đơn giản, và việc giải nghĩa của ngài về kinh Kính Mừng bao gồm toàn bộ tất cả những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày.

Cách thức rao giảng này có hiệu quả. Tại hầu hết các thị trấn mà Thánh Đa Minh rao giảng, ngài điều thành lập ra Hội Ái Hữu về Kinh Mân Côi (Confraternity of the Rosary), và việc rao giảng của ngài, theo như các bản văn của Thánh Montford viết lại, đã tạo ra sự hối lỗi hết sức nhiệt thành đến nổi làm hoán chuyển ngay cả những người phạm tội chai cứng nhất.

Có một lần, Thánh Montford viết, một người bị quỷ ám kêu thét inh ỏi, bằng việc rao giảng của mình, Thánh Đa Minh đã đặt sự sợ hãi và nổi kinh hoàng của ma quỷ vào tận chốn sâu thẳm của địa ngục để giải thoát người đó. Việc lần chuỗi các Kinh Mân Côi đã dẫn đến chiến thắng vẽ vang cho Quân Đội Công Giáo, vốn được lãnh đạo bởi Count Simon de Montfort, trong cuộc chiến vào tháng 9/1213 tại Muret ở vùng phía nam nước Pháp, được chiến đấu bởi 800 quân chống lại vị vua của Aragon và 40,000 binh sĩ người Albigensian. Khi cuộc chiến đang diễn ra hết sức căng thẳng và kinh hoàng, vào lúc mà quân địch bắt đầu vượt qua bức tường thành của Nhà Thờ Thánh Giacôbê, lúc đó người ta thấy Thánh Đa Minh, với hai cánh tay giang rộng ra, đang cầu nguyện đến Kinh Mân Côi.

Vào năm 1215, hai năm sau trận chiến Muret, Thánh Đa Minh đã thu hút được sáu người bạn đồng hành của mình vào sứ vụ tông đồ và vận cho những người này bộ áo dòng giống như bộ áo dòng mà ngài đang mặt trên mình. Từ đó dần dần hình thành ra một Dòng Tu với cách sống là cầu nguyện, sống một cuộc sống giản đơn, và chăm lo việc học, dưới sự giảng dạy của Alexander Stavensky - một tiến sĩ chuyên về Thần Học người Anh. Rao giảng, giảng dạy và làm việc để cứu rỗi lấy các linh hồn, thì đó chính là những lý tưởng mà Đa Minh đeo đuổi. Một người giáo dân giàu có tên là Peter Siela, người sau này trở thành một trong những môn đệ của Thánh Đa Minh đã cống hiến cho vị Thánh căn nhà rất đẹp của Ông gần Narbonne Gate ở Toulouse, để Thánh Đa Minh sử dụng đến trong khi còn làm việc tông đồ tại giáo phận này.

Trong cùng năm đó, tức năm 1215, Thánh Đa Minh quyết định đến Rôma và triều yết Đức Giáo Hoàng Innocent Đệ Tam và xin phép Đức Giáo Hoàng để thành lập ra Dòng Thuyết Giảng. Đức Giáo Hoàng đồng ý, và Thánh Đa Minh cùng các đồng sự lẫn các môn đệ đã nhất trí chọn Quy Luật của Thánh Augustinô (Rule of St. Augustine) là Quy Luật sống chính yếu của Dòng.

Vào ngày 22 tháng 12 năm 1216, Đức Giáo Hoàng Honorius III tuyên bố Thánh Đa Minh chính là một "ánh sáng thật sự của cả thế giới."

Trong suốt cuộc sống của mình, Thánh Đa Minh tiếp tục công việc chữa lành những người bệnh tật, và cầu nguyện cho những người quá cố. Rất nhiều phép lạ đã xảy ra nơi vị Thánh. Ngài khuyến khích tất cả mọi người trẻ hãy sống sao để được trẻ mãi trong tim, bằng cách chuyên lần hạt Mân Côi và sùng kính Đức Maria.

5 năm sau Dòng của ngài được thành lập vào ngày 6 tháng 8 năm 1221, vị Thánh đã tạ thế. Thậm chí trong những giây phút còn lại cuối đời, Thánh Đa Minh vẫn còn khuyên nhủ và ủi an tất cả mọi người cũng như liên tục thúc giục họ hãy năng lần hạt Mân Côi. Thế là ước mơ lâu đời của người mẹ của Thánh Đa Minh là Chân Phước Jane, cuối cùng đã trở thành hiện thực vì người con của Chân Phước đã thật sự làm cho thế giới này được khởi sáng bùng lên.

Hội Ái Hữu về Kinh Mân Côi (Confraternity of the Rosary) do Thánh Đa Minh thành lập vào thế kỷ thứ 13 hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nghĩa vụ chính yếu duy nhất là: lần 3 chuỗi Mân Côi mỗi tuần (bao gồm luôn cả việc suy niệm về 15 Mầu Nhiệm). Tất cả các thành viên cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện theo từng ý chỉ của các thành viên khác trong nhóm. Để trở thành một thành viên, xin hãy gởi tên và địa chỉ đến:

The Rosary Center
Dominican Fathers
P.O.Box 3617
Portland, OR 97208

Chuyện bên lề về từ "Rosary":

Vào thời của Thánh Đa Minh, chuỗi tràng hạt Mân Côi (Rosary) được biết đến như là "Psalter of Mary" (tức Thánh Ca về Đức Maria). Thế nhưng, 100 năm sau khi Thánh Đa Minh giới thiệu về việc đọc kinh dựa trên tràng chuỗi Mân Côi, thì tất cả mọi người bổng nhiên quên hẳn đi việc đạo đức này.

Chữ "Rosary" bắt đầu được dùng tới vào thế kỷ thứ 15, sau khi Chân Phước Alan de la Roche, O.P., một vị Linh Mục Dòng Đa Minh người Pháp, nhận được những lời phán dạy của Chúa Giêsu, Đức Maria, và của Thánh Đa Minh trong giấc mơ là hãy phục hồi lại việc đọc kinh dựa trên tràng chuỗi Mân Côi.

Anthony Lê

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 14.10.2007. 13:51