Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

'Ông Cố' Giám Mục Cùi: Đức Cha Jean Cassaigne (2)

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

8. ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT.

ong-co-gm8.jpg

Với Cha Cassaigne, trường học cung cấp phương tiện tiếp xúc thường nhật với người dân tộc thiểu-số và là dịp tốt để nói với họ về Thiên Chúa. Nhưng chẳng phải dễ dàng gì. Các trẻ em Sré con của núi rừng, tự do như cơn gió, không chịu được sự gò bó và không biết trường học là cái gì. Chạy, nhảy, leo trèo cây cối hợp với chúng hơn là ngồi một chổ, chăm chú trước mặt thầy giáo. Không có phần thưởng nào ngoài việc phân phối thuốc hút. Bị cắt thuốc hút là một hình phạt rất nghiêm khắc và rất khó chịu.

Những cuốn sách giáo khoa đầu tiên đến từ Sàigòn. Dần dần, bọn trẻ đã đọc và học viết tiếng Kôhô và một chút tiếng Pháp. Các Bạn không thể tưởng tượng được sự ngạc nhiên và niềm vui của những đứa bé nầy, khi chúng bắt đầu đánh vần ; chúng đi từ khám phá nầy sang khám phá khác ; D và A viết là DA, theo tiếng Kohô là nước Ừ ; T và I đọc là TI, nghĩa là bàn tay ; S và O đọc là SO, con chó. Nhưng chỉ cần vắng mặt một thời gian ngắn, Vị thừa sai gặp lại các học trò của mình đang rất hài lòng với những điếu thuốc lá loại mới của chúng. Vị linh mục tái xanh mặt. Các trang sách bị xé để cuốn thuốc điếu. Đứa nhỏ nhất lớp đang loay hoay tiếp tục cuộn và liếm giấy in một cách vụng về. Vị thừa sai tìm ra được một giải pháp. Ngài cho đem từ Pháp sang 17 cái ống vố cho đám học trò, mỗi đứa một ống vố;điều nầy khiến chúng hết sức vui mừng và tránh cho sách vở bị phá họai. Không chỉ có những bài học tổng quát. Còn có cả những giờ thực hành.Một thùng xà-phòng Marseille tới nơi và người ta bận rộn khui nó.Vị linh mục cắt nghĩa cách sử dụng. Người ta tập tắm rửa, tắm cho các em bé và giặt đồ. Sự vệ sinh tiến bộ.

Người dân tộc thiểu-số thích thú tham dự bài học giáo lý được tổ chức dạy giữa trời. Đến để nghe vị linh mục nói là một thú giải trí : Ngài là một người kể truyện tuyệt vời. Những câu truyện rất đơn sơ của Ngài về cuộc đời Chúa Giêsu khiến họ thích thú. Họ hiểu các dụ ngôn của Phúc Aâm, như dụ ngôn hạt giống tốt nẩy mầm trên đất tốt. Ngài đề nghị với họ lấy Chúa Giêsu và những lời giảng dạy của Chúa làm mẫu gương cho cuộc sống đời thường.

Ngài đã hòan tất một tập sách giáo lý nhỏ và một cuốn kinh bằng tiếng Kôhô. Ngài chú thích : “Đức Trinh Nữ sẽ có được thú vui hòan tòan mới mẻ : nghe trẻ nhỏ người Sré cầu nguyện bằng tiếng Kôhô”

Cha Cassaigne dốc toàn tâm toàn lực cho công việc thừa sai. Sức khỏe của Ngài bị hao hụt đều đặn và Ngài thường bị kiệt sức. Bệnh sốt rét tái xuất hiện rất đều. Vị linh mục ngưng lại. Ngài đuối sức lắm rồi và thỉnh thoảng Ngài mê sảng. Khi sức khỏe hồi phục, Ngài lại lạm dụng nó không chừng mực cho tới… lần lên cơn sau. Năm 1932, thấy vị thừa sai suy kiệt, các bề trên của Ngài bắt Ngài trở về Pháp tịnh dưỡng. Cha Cassaigne rút ngắn tối đa sự vắng mặt của Ngài và khi đã trở lại, Ngài tự hứa “sẽ chẳng để lộ ra vẻ ốm đau bệnh hoạn nữa “.

Phải rất mau chóng đáp ứng những sự nhu cầu bức thiết của người cùi. Nhu cầu tiền bạc sẽ là một nỗi lo đè nặng trên Ngài đến cùng. Để nuôi sống, chăm sóc, lo cho ăn mặc, lo cho người nghèo ăn ở, suốt đời Ngài phải tìm kiếm các ân nhân vừa có lòng hảo tâm vừa tặng cho tiền bạc.

Trong giáo xứ Di-Linh, ngày càng có nhiều người Việt bên cạnh người Thượng, vì vùng nầy bắt đầu được các nhà trồng trọt người Pháp khai thác và họ đem nhân công từ Bắc-kỳ vào. Chung quanh thành phố, các đồn điền cà phê trù phú. Người ta dễ tin rằng có một lớp tuyết phủ nhẹ các cánh đồng, mỗi khi cà phê ra hoa trắng xóa và tinh khiết. Cha Cassaigne rất mau được biết đến và thán phục khắp cả Nam-Kỳ.

Năm 1938, ba nữ tu người Pháp, Dòng Nữ Tử Bác Á hay còn gọi là các Soeurs Dòng Phaolô, đến để chăm sóc các bệnh nhân cùi và giúp đỡ vị thừa sai đã vất vả 12 năm, không quản ngại sự mệt nhọc và những cơn sốt hành hạ định kỳ. Soeur Marie-Thérèse, Soeur Marie-Claire và Soeur Laurence sẽ trọn đời ở lại phục vụ các bệnh nhân phong cùi. Đối với các con cái thân yêu của Ngài bị bệnh, Đức Cha Cassaigne mong muốn “có những tâm hồn đồng cảm hơn là tâm hồn của một người đàn ông, hầu an ủi những khốn khó lớn lao nầy : những trái tim người mẹ, những trái tim của các nữ tu”.

9. GIÁM MỤC SÀIGÒN TRONG THỜI BIẾN LOẠN.

ong-co-gm9.jpg

Thế Chiến Thứ Hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939. Nam-Kỳ là một thuộc địa Pháp. Ban đầu, mọi sự vẫn yên tĩnh, vì xung đột khởi đầu ở tận bên Châu Aâu xa xôi. Nhưng cuộc sống của Cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20/2/1941, Ngài nhận được một bức điện tín khiến Ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy Ngài trong trạng thái nầy, đến nỗi người ta phải dò hỏi Ngài ! ề Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm giám mục Ừ, Ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức giám mục Sàigòn vừa qua đời năm trước và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn nầy, tìm một người “biết quy tụ hợp nhất”để kế vị và đã chọn người Cha của những bệnh nhân phong cùi. Vị thừa sai phải rời bỏ Di-Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía : anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ ; vị linh mục phải xa con cái Ngài. Dù vậy vị thừa sai không do dự vâng lời Tòa Thánh với đức tin và lòng can trường.”Tôi là kẻ từng mơ thành một thừa sai tầm thường ; tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hòang tử của Giáo-Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chổ ở của tôi, thì sẽ chẳng ai thay được con người chất phát nơi tôi”. Khẩu hiệu “Bác Ái và Yêu Thương” (Caritas et Amor) do Ngài chọn, đã nói lên điều đó rất nhiều.

Trong một tờ nhật báo ra tháng 2 năm 1941, một người Việt-Nam mô tả chân dung Ngài : “Cha Cassaigne là một vị thừa sai đích thực, một vị tông đồ đích thực của Chúa Kitô và là một người Pháp đích thực. Ngài đã đến để yêu thương người dân bản xứ, để sống cho họ và với họ, để đem lại cho họ nhiều điều tốt lành của đạo Công-giáo và của nền văn minh Pháp. Ngài làm tôi nhớ lại khẩu hiệu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, quan thầy các Nhà Truyền-giáo : YÊU THƯƠNG, PHỤC VỤ, MỈM CƯỜI. Bản thân tôi cũng bị nụ cười của Ngài chinh phục. Bởi vì Cha Cassaigne, chính là SỰ VUI VẺ, SỰ ĐƠN SƠ, LÒNG NHÂN HẬU, nghĩa là sự thánh thiện đích thực “.

Ngày 24/6/1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các nhà thờ Sàigòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày : có những bạn bè đến từ khắp nơi… và những anh em Thượng đi thành đòan đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An-Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy.

Nghi lễ phụng vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng. Họ liền rời chổ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi nhà thờ chính tòa và bị đám đông xô lấn khiến họ hỏang sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.

* * *

Tân giám mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa giám mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của Ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy Ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sàigòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.

Người Nhật nhảy vào cuộc chiến bên cạnh người Đức và đã xâm nhập Bắc Kỳ ngay từ tháng 7 năm 1940. Một năm sau, vào tháng 9/1941, họ chiếm đóng Đông-Dương về mặt quân sự. Ban đầu, sự hiện diện của họ cũng chịu đựng được không khó lắm, nhưng với thời gian, tình hình trở nên ngày càng gay cấn hơn. Từ năm 1943, Sàigòn chịu nhiều trận bom của máy bay Mỹ. Đức Cha Cassaigne, tay cầm một cái vên, là một trong những người đẩu tiên đi đào bới những người bị thương dưới các đống đổ nát, cũng tận tụy và can đảm như khi Ngài làm y tá trong thời Đệ Nhất Thế Chiến hoặc chăm sóc bệnh nhân phong cùi.

Nhưng rồi sự việc còn nghiêm trọng hơn nhiều. Ngày 9/3/1945, quân Nhật làm một cú đảo chánh vũ lực chống người Pháp : họ cai trị trực tiếp lãnh thổ và gây cho dân chúng đói khát. Đông Dương sống những giờ phút bi thảm. Những người Pháp ở Nam Kỳ nhận được lệnh quy tụ về Sàigòn. Đức Cha Cassaigne cầm đầu một “Uỷ Ban Cứu Trợ Pháp” để đón tiếp người tị nạn. Ngài làm việc tận tụy không bờ bến để tìm lương thự, lo cho những người không có thu nhập, giải quyết vô số vấn đề khó khăn cho nhiều ngàn người tìm đến. Hai lần Ngài bị cảnh sát Nhật bắt giữ vì bị tình nghi.

Ngày 15/8/1945, nước Nhật đầu hàng sau khi bị ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, nhưng tình hình chính trị ở Đông-Dương sục sôi cách mạng. Đầu của Đức Cha Cassaigne được ra giá. Một tấm biển gắn vào nhà thờ chính tòa còn cho biết giá được hứa thưởng. Phải mất nhiều tuần lễ để cho Tướng Leclerc, đến từ Pháp ngày 5/10, có thể bình định được Nam-Kỳ. Trong các tháng sau đó, những rối ren tiếp tục và chẳng bao lâu sau bắt đầu Chiến Tranh Việt-Nam lần thứ nhất. Về phía Việt-Nam, họ muốn có độc lập chính trị và sự ra đi của người Pháp. Cuộc chiến dai dẳng và khắc nghiệt, vì nó mang hình thức chiến tranh du kích

Đất nước bị dằng xé. Tình hình rối ren : người tốt trộn lẫn với kẻ xấu. Tất cả những khuynh hướng và định hướng chính trị hoặc ý thức hệ va chạm nhau. Một số người Việt, vì mong có được nền độc lập, đã liên kết với những người cộng-sản. Giữa những biến cố bi thảm nầy, Đức Cha Cassaigne thành công trong việc duy trì một sự hiệp nhất tinh thần nhất định và hành động cho hòa bình. Thái độ siêu nhiên của Ngài khiến mọi người, ngay cả các đối thủ của Ngài, phải cảm phục. Các linh mục Sàigòn dâng Ngài bức thư bày tỏ sự hậu thuẫn đối với Ngài. Ngày 16/10/ 1945, Ngài nhận một vinh dự bất ngờ từ một người Nhật. Khi đầu hàng, các sĩ quan Nhật phải giao thanh kiếm danh dự của họ ; đại tá Amano, quân phục tề chỉnh, lựa chọn việc giao thanh kiếm của ông ta, vốn thuộc về giòng họ của ông từ thế kỷ 16, cho Đức giám mục Sàigòn.

Dù thế, đời sống của Giáo Hội vẫn tiếp tục và người ta thông báo có 4 vị thừa sai người Pháp mới sẽ đến trên chuyến tàu sắp tới. Các nhà thờ quá nhỏ và quá ít so với số bổn đạo ngày càng đông. Phải xây dựng lại những nhà thờ bị bom làm sập nát hư hại. Đức Cha Cassaigne không quên một ai, nhất là các tín hữu sống trong những vùng nguy hiểm, không thể tiếp cận với các linh mục. Ngài tiêu hao sức chẳng quản ngại, không kể gì đến sức khỏe đang sa sút và những đợt sốt cách nhật. Mặc dầu có thể bị phục kích tấn công, tháng 12/1951 Ngài tổ chức một Đại Hội Thánh Thể. 100.000 người tham dự cuộc rước kiệu và cầu nguỵện cho Hòa bình.

10. VỊ GIÁM-MỤC CÙI VỀ LẠI DI-LINH.

ong-co-gm.jpg

Tình trạng chiến tranh kéo dài nhiều năm. Nhưng năm 1954, sự bại trận ở Điện Biên Phủ đã được những người cộng-sản khai-thác về mặt chính-trị. Họ đạt được thắng lợi to lớn trong Hiệp Định Genève tháng 7/1954 chấm dứt xung đột và đánh dấu chấm hết sự hiện diện của nước Pháp tại Việt-Nam.

Về phần các vị thừa sai, các Ngài ở lại. Ngay từ năm 1953, Đức Cha Cassaigne đã làm đơn từ chức gửi Tòa Thánh, để nhường chổ cho một giám mục Việt-Nam. Quả thật chuyện người Việt-Nam nắm trong tay việc điều khiển Giáo Hội của họ là điều hết sức bình thường. Nhưng Đức Thánh Cha Piô XII không muốn thay đổi giám mục Sàigòn trong một thời kỳ tế nhị như vậy. Phần sau của năm 1954 hết sức cực nhọc đối với Đức Cha Cassaigne. Ở Miền Bắc Việt -Nam một chính quyền cộng-sản được thiết lập. Đông đúc những người di cư rời miền Bắc và vào Sàigòn. Sau một thời gian ngắn ở trong thành phố, người ta phân tán họ về các tỉnh. Trong vòng 6 tháng, có 800.000 người đã được đưa vào Sàigòn, trong đó có 200.000 người Công-giáo, phải lo chổ ăn, chổ ở và ủy lạo. Đức Cha Cassaigne đã cống hiến hết mực. Ngài đã vắt kiệt sức lực của mình.

Quả thật, ngày 19/12/1954, vào ngày kỷ niệm thụ phong linh mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ tạ ơn. Nhưng trong khi cử hành thánh lễ, Ngài thấy trên da mình, chổ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi thánh lễ kết thúc, Ngài lấy một cái kim châm vào chổ ấy : hòan tòan không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. ề Linh mục dâng hiến tế thánh thể, cũng phải trở thành hy vật Ừ, sau nầy Ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.

Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin nầy, chỉ cho các bề trên của Ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5/3/1955, Ngài viết cho Cha Bề-trên Hội Thừa Sai Paris : ‘Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Cùi Di-Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ”.

Lời cầu xin của Ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một giám mục kế vị Ngài, Đức Cha [Simon Hòa Nguyễn-Văn] Hiền, được tấn phong trong nhà thờ chính tòa của Ngài, ngày 30/11/1955. Ngày 2/12/1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di-Linh. Ngài “hạnh phúc vì lại được trở thành duy nhất thừa sai mà thôi, như Ngài đã hằng mong muốn”, Ngài tự nhủ như vậy.

Đức Cha Cassaigne từ giã “nhà ngục” ở Sàigòn. Những con cái cùi hủi của Ngài đón chào sự trở về của Ngài giữa họ với tiếng reo hò mừng vui tở mở. Ngài ở trong Trại Cùi đã được di chuyển năm 1952 cách xa hơn so với chổ nguyên thủy. Chổ ở của Ngài là một ngôi nhà hết sức đơn sơ, giống hệt nhà của các bệnh nhân cùi khác. Trên các bức tường phòng, Ngài treo các kỷ vật của Thế Chiến 1914 và những tấm hình chụp. Một trong những tấm hình Ngài rất ưa thích là ề Giờ dạy giáo lý Ừ. Đức Cha Cassaigne sẽ sống ở chổ nầy cho đến ngày Ngài từ trần, 18 năm sau.

Mỗi buổi sáng, Ngài đi từ lều nầy sang lều khác, lo cho sức khỏe và các nhu cầu. Cuối buổi sáng, Ngài dạy giáo lý cho trẻ nhỏ. Sau trưa, Ngài dừng lại trước các ngôi nhà và ghi lại những thứ cần mua ở tỉnh cho người cùi – và không khi nào quên mua thuốc điếu. Bất cứ trong trường hợp nào, Ngài cũng tỏ bày một lòng nhân ái không giới hạn. Ngài thường lặp đi lặp lại : “chỉ có những sự được chia sẽ mới là tốt”.

Đối với các bệnh nhân cùi, Ngài tổ chức các ngày lễ hội. Vốn là dân Gascon chính tông, Đức Cha Cassaigne luôn vui vẻ và cười tươi tít mắt, luôn nêu bật mặt tốt của các sự vật và thích làm cho kẻ khác cười.

Khách đến thăm Ngài rất đông. Ngài nói chuyện với họ một chút, rồi dẫn họ tới các ngôi nhà để giới thiệu với họ các bệnh nhân, như một người cha giới thiệu gia đình mình với khách mời. Hơn bao giờ hết, Ngài là “người cha với các con cái”. Người ta không thể là bạn hữu của Ngài, nếu không là bạn của những người cùi. Đức bác ái của người dễ lây truyền, đến nỗi không ai cưỡng lại được.

Năm tháng trôi qua. Rất nhiều sự đổi thay. Vùng đất phát triển. Có khoảng một chục nhà thừa sai làm việc trên Cao Nguyên, Các Vị đem nhiều làng trở lại đạo toàn bộ và xây trường lớp. Bên cạnh họ, các linh mục Việt-Nam bắt tay vào việc. Trại cùi mở rộng. Bệnh nhân cùi bây giờ lên đến hàng trăm và rất nhiều người là Kitô-hữu. “Họ sống gần như là các tu-sĩ. Hơn nữa, họ vui vẻ và rất hòa thuận với nhau. Quả là một thiên đàng hạ giới”, Cha Cassaigne đánh giá như vậy.

Chiến tranh tiếp diễn, nhưng làng những bệnh nhân cùi xa các cuộc giao tranh. Vào tháng 5/1966, Đức Cha Cassaigne mở radio và nghe giọng nói của Cha Boutary trình bày trong buổi phát tôn giáo đầu tiên bằng tiếng Kôhô. Những lời cầu nguyện trong Thánh lễ, được đóng khung bằng các bài hát tiếng Thượng, được đọc theo cung bình ca làm nền âm thanh. Vị giám mục cảm động lắng nghe sự lạ nầy : người ta nói về Thên Chúa trong đài phát thanh bằng tiếng Kôhô !

11. ĐAU ĐỚN VÀ NIỀM VUI CÁI CHẾT.

Suốt cả cuộc đời, Đức Cha Cassaigne là một bệnh nhân vĩ đại. Sự đau đớn phát xuất từ bệnh cùi của Ngài gần như hết chịu đựng nỗi, vì cho dù trong trường hợp của Ngài, bệnh ít lộ ra ngòai da, thì nó lại tấn công các trung tâm hệ thần kinh. Năm 1970, các bệnh cũ của Ngài trở nặng : sốt rét, cột sống bị gặm nhấm và dạ dày “không chịu nỗi được cả rượu lễ, thật đáng giận cho con trai của một nhà buôn rượu”, Ngài nói vậy. Cuối tháng 10/1971, xương đùi Ngài bị gãy và buộc Ngài không rời khỏi giừơng được nữa.

Mặc dầu nhiều khốn khó như vậy, nụ cười vẫn không rời môi Ngài và làm thành nhân cách của Ngài, ngay cả khi cơn đau bủa vây Ngài. Đức Cha Cassaigne luôn là người có niềm vui sâu xa, niềm vui đến từ một tâm hồn an bình với Chúa, với bản thân và với tha nhân. Làm sao có thể buồn bã, bởi vì sự đau đớn, nếu được dâng cho Chúa bằng cả tình yêu, sẽ đem lại ơn cứu chuộc cho con người và cứu thóat nhân lọai ? Vì vậy mà trong Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu đã hứa ban hạnh phúc cho những ai chịu đau khổ vì Danh Người. Một ngày nọ, một nữ tu lưu-ý với Đức Cha Cassaigne rằng nếu Ngài có thể được chữa trị tốt hơn ở tại Pháp. “Thưa Soeur, – Ngài trả lời – tôi là người Pháp, nhưng trái tim tôi ở Việt-nam. Tôi muốn SỐNG, CHỊU ĐAU KHỔ, TRỤ LẠI và CHẾT NƠI ĐÂY”.

Những ngày giờ cuối cùng của đời Ngài, không một thế nằm nào làm giảm nhẹ cơn đau được nữa. “Ôi cái khung cốt của tôi”, Ngài rên lên. Đó là cách mà Ngài nói về cột sống của Ngài. Năm 1972, cơn đau khiến Ngài không thể cử hành thánh lễ trong vòng 7 tháng. Đối với Ngài đó là cả một sự thiếu thốn to lớn. Thế rồi, nhờ thuốc làm giảm đau, Ngài lại tiếp tục dâng lễ. “Thật vui mừng thay ! “. Trong một lá thư, Ngài viết nguệch ngọac : “tôi hạnh phúc, một niềm hạnh phúc mà chỉ có ân sủng mới cắt nghĩa được”

Danh tiếng người của Thiên Chúa thật lớn. Ngay khi Ngài còn sống, người ta đã sưu tầm những chứng cớ về nhân đức của “vị thánh giám mục”.

Tháng 10 / 1973 là thời điểm cận kề cái chết của Ngài. Đức Cha Cassaigne nói lớn : “Nếu cần phải làm lại từ đầu, thì tôi sẽ vẫn đi lại con đường nầy”. Trong bưu thiếp cuối đời đề ngày 12/10/1973. Ngài viết : “Tôi rất đau đớn. Chúa yêu thương tôi vô vàn “.

NGÀI TỪ TRẦN NGÀY 31/10/1973.

Người ta mặc cho Ngài áo lễ và đội cho Ngài mũ Giám-mục, như thể Ngài sắp cử hành thánh lễ cuối cùng. Một đoàn người đông đúc diễu hành trước quan tài. Trong 5 ngày 5 đêm, những bệnh nhân cùi còn khỏe mạnh mặc tang phục trắng – áo không có ống tay và bịt khăn tang – thay nhau canh thức thi hài của người cha của họ.

Ngày 5/11, lễ an táng hết sức long trọng. Một lễ đài được dựng lên ngoài trời. Những cổng chào dựng khắp con đường mới dẫn đến Trại Cùi được trải đá và nhựa đường cho dịp nầy. Người ta đến như khách hành hương đi viếng mộ một vị thánh. Hơn 3.000 người – cả người giàu lẫn kẻ nghèo, Công-giáo lẫn Phật-giáo – tham dự lễ an táng. Người ta đem “Ông Cố” về lòng đất ; nhưng những người cùi thì dẫn người cha của họ. Một người trong bọn họ, tên là K’Gil, đã làm chứng điều anh ta nói với người quá cố : “Cha đã chỉ cho chúng con con đường thật đi về Nước Trời. Cha đã dạy chúng con biết chịu đau khổ. Cha ơi, khi còn sống, Cha đã muốn nên giống hoàn toàn như chúng con, cha đã muốn bị phong cùi như chúng con : xin Cha hãy cầu nguyện cho chúng con”.

Người cha của các bệnh nhân cùi đã là một con người của an bình và hiệp nhất ; một con người yêu thương giữa hận thù ; một con người nghèo về của cải vật chất và giàu có về niềm vui Thần Khí ; một con người đã biến đau khổ thành sự hy sinh mừng rỡ để cứu rỗi thế gian.

Sau thánh lễ, chính anh em Thượng khiêng quan tài. Họ bước đi theo nhịp nhạc tang, đến ngôi mộ được xây lên cạnh tháp chuông, nơi mà Đức Cha Cassaigne ước ao được chôn cất.

Một cây thập giá trắng lớn được dựng lên, trên tấm đá lớn có khắc khẩu hiệu của Vị giám mục : “BÁC ÁI và YÊU THƯƠNG“.

Ở Di-Linh luôn có người cùi. Họ cầu nguyện trên mộ Đức Cha Cassaigne. Họ nói chuyện với Đức Cha. Họ âu yếm gọi Ngài là Bác trên trời của họ. Ngày nay, trên mộ Ngài bao giờ cũng đầy hoa tươi. Rất đông người đến cầu nguyện xin ơn. Họ thường xuyên được nhận lời. Một nhà thờ ở Sàigòn chứa những bảng tạ ơn Ngài đã cầu bầu cùng Chúa cho họ. Người ta còn nói về cả những phép lạ nhờ lời Ngài cầu nguyện mà được ban.

12. CON NGƯỜI CỦA CẦU-NGUYỆN.
MỘT SỐ BẠN THIẾT NGHĨA CỦA ĐỨC CHA CASSAIGNE.

Đức Cha Cassaigne là một người chuyên tâm cầu nguyện. Mỗi ngày, người ta thấy Ngài đi lại, tay cầm chuỗi hạt hoặc cầu nguyện trước Thánh Thể. Thánh lễ là trung tâm một ngày sống của Ngài. Ngài không bao giờ bỏ qua việc chuẩn bị dâng Thánh Lễ và tạ ơn sau Hiệp Lễ. Nơi Ngài, không hề có sự khoe khoang bề ngoài. Ngài không ngừng cầu nguyện : đó là một con người quen với sự hiện diện của Thiên Chúa và Ngài múc lấy từ Thiên Chúa sức mạnh tinh thần mà Ngài ban lại cho người khác, đặc biệt là cho anh em bệnh nhân phong cùi.

Chúng ta hãy kể tên một số bạn hữu thiết nghĩa của Đức Cha Cassaigne. Trước hết, đó là Đức Trinh Nữ Maria. Khi nói đến Mẹ Maria, Ngài không quên tính hài hước. Ngài đã kể lại như sau về một giai thọai xãy ra ngay khi Ngài mới tới Di-Linh. ề Vị thừa sai – hẳn là chính Cha Cassaigne – đã mất công vô ích để lôi kéo thanh niên Thượng bằng thuốc hút, nhưng điều ấy chẳng đủ để đem họ trở lại đạo. Vị linh mục cất ống vố và lôi chuổi hạt ra, nghĩ rằng chỉ có Đức Maria, cửa Thiên đàng, có thể mở lòng những con người đáng thương nầy giùm Ngài Ừ. Đức Trinh Nữ Maria đã nhận lời Ngài và được Chúa ban cho rất đông anh em Thượng trở lại đạo.

Đức Cha Cassaigne rất yêu mến Thánh Giuse, quan thầy của bố Ngài, nhưng cũng là quan thầy của Việt-Nam. Với vị thánh coi sóc Chúa Giêsu và Đức Mẹ trong cuộc sống hằng ngày nầy, Ngài đặc biệt hay kêu cầu mỗi khi có nhu cầu vật chất cần xin. Vì, như chúng ta đã nói, Cha Cassaigne luôn đi quyên xin tiền bạc để nuôi ăn, nuôi mặc và chăm sóc những con cái bị phong cùi của Ngài. Thánh Giuse rất quảng đại đối với Ngài. Người ta nhớ lại rằng lễ rửa tội đầu tiên cho người Thượng xãy ra đúng ngày lễ kính Thánh Cả Giuse, ngày 19/3/1930.

Cùng với Thánh Giuse, Thánh Phanxicô Atxidi cho Cha Jean Cassaigne mùi vị của sự đơn sơ và lòng yêu thương người nghèo khổ.

Cuối cùng, Đức Cha Cassaigne yêu mến trẻ nhỏ, vì chính Ngài cũng có một tâm hồn bé thơ. Ước gì những người trẻ tuổi không bao giờ quên gương sáng và lòng nhân hậu của Vị giám mục và vị thừa sai nầy.

13. TRONG GIA-ĐÌNH hay là NGÔI LÀNG CỦA NIỀM VUI

Một vài tài liệu cho biết về đời sống của Đức Cha Jean Cassaigne.

Chúng ta nhấn mạnh ở đây một vài nét. Chắc chắn là còn phải tìm ở trong các thư từ của vị giám-mục để thấy được những dấu vết xác thực về đời sống nội tâm sâu xa của Ngài.

Một vị thừa sai.

Khi nhìn vị trí mà Đức Cha dành cho việc săn sóc các bệnh nhân phong cùi trong đời Ngài, người ta có thể cho rằng trước hết Ngài là một nhân chứng của bác ái. Điều đó là đúng trong chừng mực lệnh truyền của Chúa Giêsu chủ yếu là thông điệp Tình Yêu. Nhưng Đức Cha Cassaigne tiên vàn là một Kitô-hữu, một linh mục và do vậy, là một vị thừa sai.

Như một vị thừa sai chân chính phải làm, Ngài đã trao ban tất cả : Ngài trao ban cho con người lòng bác ái yêu thương ;trao cho Thiên Chúa đức tin của Ngài, chỉ dành lại cho mình sự khó nghèo là tất cả niềm vui của Ngài.

Vị thừa sai của hiệp nhất nhờ lòng bác ái.

Cha Cassaigne đi đến một cách tự nhiên với những người nghèo khổ nhất, bởi vì điều đó nằm trong sự đòi buộc của ơn gọi thừa sai của Người. Từ chổ đó, dù không tìm kiếm điều ấy chút nào, Cha đã cho thấy trong một đất nước đa sắc tộc như nước Việt-Nam, nguyên tắc của sự hiệp nhất phải là gì. Chỉ có tình thương mới cho phép hiệp nhất một xã hội trong dự tôn trọng mỗi con người, bởi vì tình thương mở rộng tâm hồn với mọi người, ngay cả với những người ít được kính trọng nhất. Gương của Cha Cassaigne quan tâm lo cho những người Thượng trong cái mà họ khó lòng đón nhận nhất, NHỮNG NGỪƠI CÙI, đã động viên những người Việt quan tâm tới người Thượng bằng cách vượt qua sự dè dặt của họ.

Về mặt nầy, việc linh mục của những người phong cùi trở thành người lãnh đạo Giáo Hội Nam Kỳ là một điều nên gương sáng và điều đó còn đàng chú ý hơn khi vị ề hòang tử Giáo Hội Ừ về lại sống với người cùi.

Mọi sự cho mọi người.

Đức Cha Cassaigne không chỉ gần gụi với người cùi, Người còn chấp nhận sự rủi ro trở thành một trong số họ. SauThánh Phaolô, Người đã trở nên MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI ; thành người Việt-Nam với những người Việt ;thành người Thượng với những người Thượng ;thành người cùi với những người cùi.

Chúa Giêsu đã hứa :ề ai cho một trong những kẻ bé mọn nầy một ly nước lã vì là môn đệ, thì sẽ không mất phần thưởng Ừ. Đức Cha Cassaigne hẳn đã thích người ta áp dụng câu nầy cho những tặng phẩm cụ thể nhất của cuộc sống thường nhật làm cho những người nghèo vì họ là những môn đệ. Không ai nghi ngờ Người đã nhận phần thưởng của Người trên trời, Người là kẻ đích thân phân phát cho những người cùi phần thuốc hút của họ trong các ngày lễ.

Một tình thương rộng lớn được Thiên Chúa thôi thúc.

Thế nhưng điều làm nên sự cao cả nơi Đức Cha Cassaigne không phải là việc Ngài phụ trách những người cùi, cũng không phải là Ngài lui về hưu dưỡng ở chổ họ. Quả thật, một số người đã coi Ngài như một vị thánh, trước khi Ngài đến sống với những ề con cái yêu dấu Ừ của Ngài và trước cả khi Ngài làm Giám mục. Hơn thế, khi bắt đầu cuộc đời thừa sai của Ngài, những người cùi đã chiếm một chổ chưa phải là cao nhất trong đời Ngài : là linh mục trước hết, Ngài được sai đi để rao truyền Phúc Aâm. Cuối cùng, có nhiều người khác cũng hiến thân chăm sóc người cùi, mà người ta vẫn không coi họ là thánh. Không phải hể chăm sóc người cùi, là thành thánh. Phải có MỘT TÌNH YÊU LỚN LAO được Thiên Chúa thôi thúc. Rất đông nhân chứng đã cảm nhận được tình yêu nầy nơi Jean Cassaigne.

Người cha và những đứa con phong cùi của Ngài.

Nét độc đáo của trại phong Di-Linh nằm ở chổ những người phong cùi lập thành một gia đình của Người Cha và ngôi làng như một tài sản riêng của gia đình. Trại Phong không phải là một bệnh viện cho những bệnh nhân vô danh, nhưng là một ngôi làng được hình thành bởi những gia đình ở chung quanh người cha của họ, tất nhiên là với các bệnh nhân. Kinh nghiệm nầy có thể là độc nhất vô nhị trong lịch sử. Nó không phải là công trình của một thầy thuốc, hay của một từ tâm bác ái, mà là của một người cha. Sự vĩ đại trong cách làm của chân phước Damien ở tại việc Người đến sống giữa những người cùi. Còn Cha Cassaigne thì lại trở nên người cha của những người cùi. Do vậy điều tư nhiên là Ngài để con cái Ngài gần bên Ngài, trong nhà Ngài. Ngài là người cha và họ luôn là “con cái của Ngài “. Ngài không bao giờ gọi mình là “tông đồ”người cùi, mà là “cha” của họ, chắc hẳn là bởi vì mối dây liên kết Ngài với những người cùi là một thực tại có trước cả sứ mạng thừa sai, tóat ra từ lòng nhân bản chung, mà cội nguồn là Cha chúng ta ở trên trời. Sau một thời gian dài vắng mặt vì bệnh tình, Đức Cha Cassaigne đã hạnh phúc khi tìm thấy lại những người cùi của Ngài. Ngài viết câu nầy chứng tỏ họ trở thành lẽ sống của Ngài : “Một người cha sẽ ra sao nếu không có con cái ?”

Hơn nữa, Cha Cassaigne không quên rằng những người cùi cần đến các bà mẹ. Vì thế, theo như Ngài nói, Ngài tìm cho họ “những tâm hồng đồng cảm hơn là tâm hồn của một người đàn ông, để an ủi những cảnh lầm than nầy, những trái tim người mẹ, các nữ tu”.

Sự đau khổ

Bệnh phong cùi chiếm một vị trí lớn trong Phúc Aâm như là khuôn mặt của tội lỗi. Sự cứu rỗi do Chúa Giêsu đem đến chữa lành tâm hồn tội nhân, cũng một thể thức như các phép lạ chữa sạch bệnh phong khỏi thân thể. Đức Cha Cassaigne chấp nhận và chịu đựng bệnh nầy trong sự đợi chờ được gặp gỡ Chúa. Gánh lấy bệnh phong cùi là một cách sống ơn cứu chuộc trong sự chờ đợi thân xác sống lại để được hiển vinh. Đức Cha Cassaigne còn nghĩ rằng chịu đau khổ là một phần của cuộc đời một linh mục ngày ngày dâng hiến tế trong Thánh Lễ. “linh mục cảm nhận được mình là linh mục khi chịu đau khổ hơn cả khi hành động và thấy được Ngài phải là gì : hiến vật !”.

Kinh nghiệm của Cuộc Đại Chiến (thế giới lần II. ND)

Việc cận kề thường xuyêh với cái chết suốt trong Đại Chiến đã phàm nẩy nở trong Jean Cassaigne một sự can trường thể chất, dọn đường cho Ngài đương đầu với sô phận những người cùi và tình hình chiến tranh kéo dài ở Việt-Nam (Sàigòn bị dội bom ngay từ 1942). Hơn thế, nếu trong chiến tranh Ngài đã không làm nhiệm vụ của một y tá, thì Đức Cha Cassaigne đã không làm sao có được tầm nhìn đơn giản và rộng lớn của con người mà Ngài vẫn duy trì ngay cả khi phải đối mặt với sự lầm than tột cùng. Đức tin của Ngài đã làm cho lòng trắc ẩn của trái tim Ngài giản mở rộng đến những suy sụp đau đớn nhất. Giữa dự đau đớn thân xác và Thánh Thể (Chúa Giêsu chịu đau khổ nơi thân thề Người), sơi dây liên hệ chặt chễ dưới cái nhìn của tín hữu. Cũng như vậy giữa Thánh Thể (Chúa Giêsu hiến mình để cứu chuộc ta) và lòng trắc ẩn.

Chuyện vãn với Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.

Đức Cha Cassaigne là một con người của cầu nguyện và ở trung tâm lời cầu nguyện của Ngài, là Thánh Thể – không chỉ trong hiến vật của Thánh Lễ, mà cả trong đối thọai thân mật với Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Bầu không khí của Làng phong đạo đức sâu xa, vì tất cả mọi người tụ họp nhau quanh người Cha đang cầu nguyện trước Nhà Tạm. “Quên đi kinh nguyện trước Thánh lễ – Ngài đã viết như vậy cho một vị thừa sai buông lõng cầu nguyện – là Bạn đánh mất một trong những giây phú êm ái nhất của ban mai sau khi dâng Thánh Lễ, những giây phút mà bạn sẽ không thể nào chụp bắt lại được trong cả ngày”.

Khi vị linh mục trẻ Cassaigne được người cùi nài nỉ, van xin Ngài chăm sóc họ, Cha hứa sẽ suy nghĩ lại. Chính gần bên Nhà Tạm mà Ngài tìm cách để giúp đỡ họ. Những kẻ khốn cùng nầy, bị kết án phải sống trong rừng như muông thú, là những con người được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa và bằng sự chịu đau khổ của họ, họ là “hình ảnh của Đức Chúa Giêsu Kitô trên Thập giá”, Đấng hiện diện trong phép Thánh Thể.

Ống vố hay là Đức Bà ?

Những ai đến gần Chúa Giêsu, thì cũng đến gần Đức Bà. Đức Trinh Nữ Maria có một vai trò lớn lao trong cuộc đời của Cha Cassaigne. Người ta có thể thán phục cách kín đáo mà Ngài dùng để giải thích cho chúng ta rằng Ngài tin ở Đức Maria hơn là tin vào cái ống vố của Ngài. Đứng trước khó khăn Ngài cảm thấy khi lôi kéo người Thượng nghe dạy Giáo-lý nhờ thuốc lá, vị thừa sai trẻ nói về mình khi viết : “để che dấu sự cực lòng, ông Cha cho ống vố vào túi và lôi chỗi hạt ra, đinh ninh rằng chỉ có [Đức Mari]. Cửa Thiên Đàng mở cho Ngài tâm hồn của những kẻ đáng thương nầy”. Người viết tiểu sử của Ngài cũng ghi nhận một cách tinh tế rằng sự hiểu biết của Đức Cha Cassaigne về những tân khổ của Mẹ Maria đã nói lên đầy đủ sự thân tình của Ngài đối với Mẹ. Trong bài giảng ngày 15/8/1944, Ngài viết lại cuộc đời của Đức Nữ Trinh dưới dấu hiệu sự đau đớn con người, mà hơn ai hết Ngài hiểu đến tận ngọn nghành.

Một con người khiêm nhường và hết sức đơn sơ.

Sự chịu khổ đau có chổ của nó ở Di-Linh. Nhưng sẽ vô-ích nếu định làm cho sự buồn khổ của người khác thêm trầm trọng bằng cách khoe khoang sự khốn khó của mình. Cha Casaigne ưu tiên cho sự sống – chính Ngài là sự sống với tư cách là Cha. Ngài đề ra sự hiện hữu thường nhật trong gia đinh, được làm nên bằng việc làm như ở bất kỳ nơi nào khác, được biến thành đầy ắp nhưng niềm vui nho nhỏ và những trao đổi thân tình. Sư đơn sơ thẳng thắn của Ngài, không có những mắc-mứu trong tâm hồn, là sự đơn sơ của một con tim ngay thẳng và trong sạch, luôn vững vàng tin cậy phó thác nơi Chúa. Đó là sự đơn sơ của một vị thánh một cách nào đó đã ở trong phúc lành, hắc hẳn là vì Ngài đã sống Tám Mối Phúc Thật.

Sư khiêm nhường của Ngài khiến cho Ngài thỏai mái ở giữa các nhânvật tai to mặt lớn. Ngài thích những kẻ giống như Ngài hơn, những kẻ khiêm nhường và bé mọn, mà Ngài khám phá những khía cạnh chói ngời nơi họ. Người rậm lông ngày xưa ở Verdun, đã luôn là một con người của hòa bình.

Ngôi làng của niềm vui

Ta tìm lại được tinh thần của Thánh Phanxicô Atxidi trong con người của Jean Cassaigne. Là hiện thân của Người Nghèo Atxidi (người ta gọi Thánh Phanxicô Atxidi là ề Poverelllo Ừ, người nghèo khó hèn mọn), Ngài tỏa rạng niềm vui. Niềm hân hoan dễ lan truyền của người gốc Gascogne, khi trở thành niềm vui Kitô-hữu của Tám Mối Phúc Thật, đã tràn ngập Ngôi Làng của Niềm Vui và là một suối nguồn hy vọng giữa sự khổ đau : khi hy vọng còn đó, thì đau khổ sẽ mặc một khuôn mặt khác.

Niềm vui của con người có tâm, vốn đã mục kích mọi lầm than của kiếp người (ngay từ Thế Chiến thứ I) và đã hiểu hết mọi sự duới ánh sáng Phúc Âm, sự sống cũng như sự chết. Ngài đã mất những ảo tưởng về những vinh dự lòai người, ngay cả với tư cách là người yêu nước nồng nàn và giám mục mang trọng trách về mặt tinh thần đối với cộng đòan Công-giáo ở Sàigòn, Ngài vẫn không thờ ơ với chúng.

Đức Cha Cassaigne là mẫu gương của niềm vui Kitô-giáo ở mọi hòan cảnh và tận cả trong thử thách : “Chịu đau khổ không ngăn trở ta hạnh phúc”, Ngài nói. Nụ cười muôn thuở trên môi đã được chú ý từ trước cả khi Ngài là Giám quản tông-tòa Sàigòn. Đức giám mục Đàlạt đã gửi đến với Ngài, lúc Ngài đã bị cùi, các chủng sinh hơi bị sa sút tinh thần, để nhờ tiếp xúc với Ngài, họ tìm lại được vui sống và ý nghĩa của ơn thiên triệu.

Ngôi Làng của Niềm Vui “là một thiên đàng hạ giới thực thụ”. Ngài khởi đầu ở trần thế Thành Thánh trên trời, nơi đó sẽ không còn khóc than. Đức Cha Cassaigne, chúng ta hy vọng điềj ấy, nay ngự ở trong Thành nầy.

* * *

Ký ức về Ngài, ngày nay vẫn thế, là sự kính tôn ngưỡng mộ của những người rất khác biệt đa dạng và Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện. Mộ Ngài, luôn đầy hoa tươi, là nơi cầu nguyện được lui tới nhiều. Thỉnh thỏang có những ơn được chữa lành bệnh. Những câu chuyện truyền tụng về Ngài. Hãy cầu mong Giáo Hội tuyên phong Ngài là ề thánh Ừ, để ủi an những người đang chịu khổ đau nơi thân xác, để thức tỉnh những ơn gọi thừa sai và để những kẻ yêu mến Ngài được hân hoan.

(còn tiếp)

Giuse Nguyễn-Thế-Bài

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.10.2006. 21:33